Danh mục

Anh hùng Phạm Tuân - Bắn rơi B52 và nhận 'tấm vé' bay vào vũ trụ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 183.94 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Anh hùng Phạm Tuân - Bắn rơi B52 và nhận “tấm vé” bay vào vũ trụMig - 21 bắn hạ pháo đài bay Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng Phạm Tuân vẫn nhớ cái ngày 27/12/1972 ấy như vừa mới xảy ra hôm qua: “Sau khi cất cánh trong đêm tối, tôi bay giữa các lớp mây, ở độ cao 500m. Những sĩ quan hướng dẫn đường bay có kinh nghiệm nhất như: đồng chí Tú, Chuyên, Hùng, các nhân viên theo dõi bản đồ đường bay, điều phối không lưu đã hướng dẫn đường bay cho tôi như...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Anh hùng Phạm Tuân - Bắn rơi B52 và nhận “tấm vé” bay vào vũ trụAnh hùng Phạm Tuân - Bắn rơi B52 và nhận “tấm vé” bay vào vũ trụ Mig - 21 bắn hạ pháo đài bay Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng Phạm Tuân vẫn nhớ cái ngày 27/12/1972 ấynhư vừa mới xảy ra hôm qua: “Sau khi cất cánh trong đêm tối, tôi bay giữa các lớpmây, ở độ cao 500m. Những sĩ quan h ướng dẫn đường bay có kinh nghiệm nhấtnhư: đồng chí Tú, Chuyên, Hùng, các nhân viên theo dõi bản đồ đường bay, điềuphối không lưu đã hướng dẫn đường bay cho tôi như thể cầm tay dẫn đường để tôibay vào nơi cần thiết, thuận lợi nhất cho tấn công. Họ biết cách dẫn đường cho tôi bay xuyên qua đội hình những “con ma” baycủa Mỹ trong các tốp khác nhau để bảo vệ pháo đ ài bay ném bom. Tôi đã bình tĩnhvà thực hiện chính xác mệnh lệnh, nhanh chóng lấy độ cao, quan sát nhanh mànhình của máy ngắm trên máy bay. Khoảng cách đến mục tiêu là 10km. Đúng lúc đó tôi nhận được lệnh tấn công.Song tôi đã thực hiện mệnh lệnh đó chậm hơn nhiều, vì tôi muốn tiếp cận mục tiêugần hơn nữa để ăn chắc. Sau khi phóng 2 quả tên lửa, tôi cho máy bay bổ nhào xuống. Tôi đưa máy bayxuống độ cao an toàn và hạ cánh. Mấy giờ sau có tin thông báo chính thức khôngquân Việt Nam đã bắn rơi B52 của Mỹ và tôi nhận được bức điện đặc biệt của Bộtrưởng Quốc phòng trực tiếp chúc mừng về chiến thắng đó. Hồi ấy tôi đã nói và cảgiờ đây tôi vẫn cho rằng “đó là chiến công chung của cả một tập thể anh hùng”. Chiến thắng của Phạm Tuân đã là một “cú hích” góp phần làm nên “Hà Nội -Điện Biên Phủ trên không”. Ngày 27/12/1972 trở thành ngày “Điện Biên Phủ trênkhông” của bộ đội không quân. Ngay đêm hôm sau phi công Vũ Xuân Thiều đã hạthêm một pháo đài bay B52 nữa. Chiếc máy bay MIG - 21 do phi công Phạm Tuân điều khiển giờ đây không cònnằm trong Bảo tàng Phòng không không quân nữa, mà đã được đưa sang Bảo tàngLịch sử quân sự. Đó là một ngoại lệ dành cho chiếc máy bay đã làm nên một điềutưởng như không thể vào thời điểm đó. Tôi đã nhìn rất lâu vào chiếc MIG -21 ở bảo tàng, nó nhỏ bé ngay cả khi ở giữakhoảng sân hẹp và sẽ càng nhỏ bé hơn khi bay trên trời, khi so sánh với pháo đàibay B52. MIG -21 không chiến với B52 có phải như ”châu chấu đá xe”? Vậy màMIG -21 nhỏ bé cùng với Phạm Tuân đã khiến cho niềm tự hào của không quânMỹ cháy ra tro. Khi Phạm Tuân đến nhà tù Hỏa Lò, thăm các phi công Mỹ đang bị giam giữ ởđây, những phi công ấy đã nói thật rằng cho đến giờ, khi đã nằm trong tù họ vẫnchưa hiểu vì sao B52 lại bị bắn rơi? Đầu năm 1973, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đã ký Sắc lệnh phong tặng PhạmTuân danh hiệu Anh hùng LLVT. Phạm Tuân tiếp tục phục vụ tại Trung đoàn“Sao đỏ”. Anh đã thực hiện hơn 200 lần xuất kích trong 5 năm tham gia chiến đấu. Từ đỗ vớt đến ứng cử viên số 1 Vậy là đã 16 năm trôi qua kể từ cái ngày Iuri Gagarin bay vào vũ trụ và nóinhững lời đầy hình tượng mang ý nghĩa thời đại “Chúng ta đi nào”. Cậu bé làngQuốc Tuấn ngày đó giờ đã trở thành phi công bắn rơi B52 và vẫn chăm chú theodõi mỗi lần phóng tàu vũ trụ của Liên Xô. Mỗi lần như thế, Phạm Tuân lại chợtnghĩ: biết đâu số phận một lần nữa sẽ ban tặng cho mình một “tấm vé may mắn”? Điều đó có vẻ như trở nên thực tế hơn khi vào năm 1977, Phạm Tuân rất vuimừng đón nhận thông báo mình sẽ được gửi sang Học viện Không quân nổi tiếngmang tên Iuri Gagarin ở Liên Xô để học tập.Hai năm học đầu tiên trôi qua, đến năm 1979, Liên Xô và Việt Nam đã ký thoảthuận “Intercosmos”. Bản thoả thuận đó quy định những điều kiện tuyển chọn bốnứng cử viên du hành vũ trụ trong hàng ngũ quân nhân Việt Nam, để sau đó chọnlấy hai và đào tạo họ tại thành phố Ngôi Sao nổi tiếng. Phạm Tuân cùng các bạn Nga tại đoàn không quân Sao Đỏ năm 1981 Trong suốt hai tháng làm việc tại Việt Nam, các bác sỹ Li ên Xô chỉ có thểtuyển lựa được ba ứng cử viên. Bộ Quốc phòng quyết định cần tuyển lựa ứng cửviên thứ tư trong số các học viên phi công đang theo học tại Matxcơva. Phạm Tuân lọt vào danh sách ứng cử viên, nhưng “tình hình về tim” không tốtđã khiến anh không vượt qua được rào cản y học nghiêm ngặt. Thật nặng nề khinhận ra điều đó. Tuy vậy tại Việt Nam vẫn chưa tuyển được ứng cử viên thứ tư.Thời gian thúc ép, thế là Phạm Tuân đỗ “vớt” trên quan điểm “đằng nào cũng loại,lấy vào cho đủ”. Ứng cử viên số một đương nhiên phải là viên phi công có nhiều kinh nghiệmnhất của Việt Nam từng bắn rơi 9 máy bay Mỹ. Đó là phi công Nguyễn Văn Cốc.Thế nhưng trong lần kiểm tra cuối cùng của Ủy ban giám định y khoa, anh đã bịloại. Một lần nữa, Phạm Tuân lại “lội ngược dòng”, từ vị trí dự bị anh trở thànhứng cử viên số một cho chuyến bay vào vũ trụ. Anh cảm thấy mình như đang ở trong mơ khi biết sẽ được tập luyện trong độibay chính, cùng với nhân vật từng thực hiện hai chuyến bay xuất sắc vào vũ trụ,đó là phó chỉ huy thứ nhất Phòng quản lý đào tạo các phi công vũ trụ, hai lần Anhhùng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: