Danh mục

Ảnh hưởng của 2,4D và kiểu cắt lớp mỏng tế bào đến sự hình thành và phát triển mô sẹo ở cây gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 814.18 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của 2,4D và kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào (TCL) đến sự hình thành mô sẹo của cây gấc trong nuôi cấy in vitro. Kết quả cho thấy sau 21 ngày nuôi cấy, tất cả các kiểu cắt lớp mỏng đều hình thành mô sẹo. Tuy nhiên ở kiểu cắt ngang kết hợp với nồng độ 2,4D ở mức 1,5 mg/l có khả năng hình thành, phát triển và cho chất lượng mô sẹo tốt nhất. Kết quả thu được sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho công tác nhân giống và cải tiến giống gấc đạt hiệu quả tốt trong tương lai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của 2,4D và kiểu cắt lớp mỏng tế bào đến sự hình thành và phát triển mô sẹo ở cây gấc (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng)Khoa học Tự nhiênẢnh hưởng của 2,4D và kiểu cắt lớp mỏng tế bàođến sự hình thành và phát triển mô sẹo ở cây gấc(Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng)Trần Nguyên Chất, Bùi Minh Trí, Phạm Đức Toàn*Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trườngTrường Đại học Nông Lâm Tp Hồ Chí MinhNgày nhận bài 12/1/2017; ngày chuyển phản biện 16/1/2017; ngày nhận phản biện 15/2/2017; ngày chấp nhận đăng 24/2/2017Tóm tắt:Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng., (2n=28), thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae),có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Gấc được dùng như thực phẩm và dược liệu ở Việt Nam cũngnhư các nước Đông Nam Á. Trong dầu gấc có chứa nhiều chất như β-carotene, tiền vitamin A, lycopene và cácacid béo không bão hoà. Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát sự ảnh hưởng của 2,4D và kỹ thuật nuôicấy lớp mỏng tế bào (TCL) đến sự hình thành mô sẹo của cây gấc trong nuôi cấy in vitro. Kết quả cho thấy sau21 ngày nuôi cấy, tất cả các kiểu cắt lớp mỏng đều hình thành mô sẹo. Tuy nhiên ở kiểu cắt ngang kết hợp vớinồng độ 2,4D ở mức 1,5 mg/l có khả năng hình thành, phát triển và cho chất lượng mô sẹo tốt nhất. Kết quả thuđược sẽ là những thông tin hữu ích giúp cho công tác nhân giống và cải tiến giống gấc đạt hiệu quả tốt trongtương lai.Từ khoá: Gấc, in vitro, momordica, mô sẹo, lớp mỏng tế bào (TCL).Chỉ số phân loại: 1.6Đặt vấn đềGấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis(Lour.) Spreng., (2n=28), thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae),có nguồn gốc ở các nước Đông Nam Á và Ấn Độ. Gấcđược dùng như thực phẩm và dược liệu ở Việt Nam cũngnhư các nước Đông Nam Á. Gấc là cây có hàm lượngdầu và các acid béo rất tốt cho sức khoẻ [1]. Hàm lượngβ-carotene, lycopene trong quả gấc rất cao và có hoạtchất sinh học vượt trội so với nhiều loại thực phẩm khácnhờ sự hiện diện của một số acid béo chỉ có trong thànhphần của quả gấc [2]. Tuy nhiên, gấc là loại cây đơn tính,có cây đực và cây cái riêng, trồng bằng hạt sau một thờigian mới xác định được cây đực hay cây cái, cây đựcthì không cho quả nên sẽ làm tốn thời gian và chi phínếu tạo giống bằng con đường hữu tính [3]. Chính vì vậynghiên cứu nhân giống bằng con đường vô tính có mộttiềm năng rất lớn. Các kỹ thuật nuôi cấy trong nuôi cấymô tế bào thực vật luôn được phát triển nhằm mang lạihiệu quả tối ưu trong nghiên cứu và sản xuất. Lớp mỏngtế bào có được các ưu điểm là phản ứng nhanh với môitrường, biệt hóa nhanh và tái sinh cây đồng nhất. Nhiềunghiên cứu sử dụng lớp mỏng tế bào đã được thực hiệntrên nhiều loài thực vật khác nhau, đặc biệt là giống câytrồng khó tái sinh khi nuôi cấy in vitro như các loài cây*ngũ cốc, cây thân gỗ [4]. Mục đích của nghiên cứu này làkhảo sát ảnh hưởng của sự kết hợp kiểu cắt lớp mỏng tếbào và nồng độ 2,4D trong quá trình hình thành mô sẹo.Qua đó, xác định kiểu lớp mỏng tế bào và nồng độ 2,4Dphù hợp cho sự hình thành mô sẹo có kích thước và chấtlượng tốt nhất cho công tác nhân giống cũng như sản xuấtsinh khối từ mô sẹo của cây gấc phục vụ cho công tác cảitiến và nhân giống.Vật liệu và phương pháp nghiên cứuNguồn mẫu và cách thức cắt lớp mỏngĐoạn thân cây gấc in vitro được cắt thành các lát mỏngkiểu cắt ngang và cắt dọc. Các mẫu cắt ngang có đườngkính khoảng 3-5 mm và dày khoảng 0,5-1 mm, các mẫucắt dọc có chiều dài khoảng 3-5 mm và dày 0,5-1 mm.Môi trường và điều kiện nuôi cấyMôi trường dùng trong các thí nghiệm tạo mô sẹo làmôi trường MS [5] được bổ sung 30 g/l đường sucrose và8 g/l agar, 2,4D với các nồng độ lần lượt là 0,5; 1,0; 1,5;2,0 mg/l. Môi trường được điều chỉnh về pH 5,8 rồi hấpkhử trùng trong 20 phút ở nhiệt độ 121°C, áp suất 1 atmvà bảo quản để ở nhiệt độ phòng 3 ngày trước khi cấy.Mẫu cấy tạo sẹo được đặt trong đĩa petri có chứa 20 mlTác giả liên hệ: Email: phamductoan@hcmuaf.edu.vn16(5) 5.201722Khoa học Tự nhiênInfluence of 2.4D and thin cell layer typeson callus induction ofMomordica cochinchinensis (Lour.) SprengNguyen Chat Tran, Minh Tri Bui, Duc Toan Pham*Research Institute for Biotechnology and EnvironmentNong Lam University Ho Chi Minh CityReceived 12 January 2017; accepted 24 February 2017Abstract:Gac (Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.,(2n=28), belongs to the Cucurbitaceae. It originatesfrom India and Southeast Asia. Gac has been used forfood and pharmaceutical purposes in Vietnam as wellas other countries in Southeast Asia. Gac oil containshigh amounts of β-carotene, vitamin A, lycopene, andunsaturated fatty acid. The purpose of this study wasto observe the influence of 2.4D and thin cell layertypes on callus formation in the Gac in vitro culture.The results showed that all of the samples had formedcalluses after 21 days of culture. However, the resultsindicated that the best callus formation, development,and structure obtain ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: