Danh mục

Ảnh hưởng của đánh giá quá trình lên động cơ học tập của sinh viên trong dạy học kết hợp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.05 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích ảnh hưởng của đánh giá quá trình lên động cơ học tập của SV trong dạy học kết hợp nhằm đánh giá tác động của đánh giá quá trình. Đánh giá quá trình là hoạt động diễn ra liên tục và xuyên suốt quá trình dạy học, giúp người dạy theo dõi quá trình học tập của người học, nắm bắt những khó khăn của người học trong học tập để kịp thời cung cấp thông tin phản hồi, giúp người học tự điều chỉnh quá trình học tập nhằm hướng đến mục tiêu học tập mong muốn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của đánh giá quá trình lên động cơ học tập của sinh viên trong dạy học kết hợp VJE Tạp chí Giáo dục, Số 490 (Kì 2 - 11/2020), tr 14-18 ISSN: 2354-0753 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LÊN ĐỘNG CƠ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRONG DẠY HỌC KẾT HỢP Lê Thái Hưng1, Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội; 2Trường Đại học Đồng Tháp 1 Hà Vũ Hoàng2,+ + Tác giả liên hệ ● Email: vuhoang@dthu.edu.vn Article History ABSTRACT Received: 28/9/2020 Blended learning is one of the most popular approaches in higher education. Accepted: 15/10/2020 To implement Blended Learning more effective, teachers need to make Published: 20/11/2020 innovations in teaching and assessing strategies. The paper analyzes the Keywords influence of formative assessment on students learning motivation in blended effect, formative assessment, learning by combining studying document with surveying 215 students. The learning motivation, blended results have shown that formative assessment strategies have a significant learning. effect on learners motivation. 1. Mở đầu Dạy học kết hợp đang trở thành xu hướng giáo dục phổ biến trong giáo dục đại học thế kỉ XXI. Mô hình này cung cấp cho người học môi trường học tập linh hoạt, với sự hỗ trợ tối đa của công nghệ thông tin. Pardo-Gonzalez (2013) cho rằng, ưu thế của dạy học kết hợp là: tạo cho người học sự linh hoạt trong môi trường học tập; cơ hội có được các nhận xét phản hồi mang tính cá thể hóa cao từ người dạy; giúp người học thấy được giá trị của sự tương tác trong hoạt động học tập. Như vậy, thách thức đặt ra cho người dạy khi tổ chức dạy học kết hợp là làm sao thu hút được người học tham gia vào các hoạt động học tập hay đánh giá người học một cách hiệu quả và khách quan. Đánh giá quá trình (ĐGQT) là hoạt động diễn ra liên tục và xuyên suốt quá trình dạy học, giúp người dạy theo dõi quá trình học tập của người học, nắm bắt những khó khăn của người học trong học tập để kịp thời cung cấp thông tin phản hồi, giúp người học tự điều chỉnh quá trình học tập nhằm hướng đến mục tiêu học tập mong muốn. Việc học tập dựa trên tương tác kèm với ĐGQT cải thiện đáng kể thành tích và động cơ học tập của sinh viên (SV), trong khi giảm tải áp lực kiến thức cho SV (Chu và cộng sự, 2019; Cauley và McMillan, 2010). Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, cần có thêm những nghiên cứu về tác động của ĐGQT đối với người học, đặc biệt là trong những mô hình dạy học mới. Bài báo phân tích ảnh hưởng của ĐGQT lên động cơ học tập của SV trong dạy học kết hợp nhằm đánh giá tác động của ĐGQT. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thiết kế và triển khai nghiên cứu Nghiên cứu này dựa trên khung lí thuyết về ĐGQT của Leahy và cộng sự (2005). Các tác giả cho rằng, ĐGQT trong quá trình dạy học nhằm đi tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi (Người học cần đi đến đâu? Người học đang ở đâu? Cần làm gì để đi đến đích?), với 3 tác nhân trong lớp học (người dạy, bạn học, người học). Người dạy có thể áp dụng 5 chiến lược này trong lớp học trong các giai đoạn khác nhau của quá trình dạy và học (bảng 1). Bảng 1. 5 chiến lược ĐGQT (Leahy và cộng sự, 2005) Người học cần đi Người học đang ở đâu? Cần làm gì để đi đến đích? đến đâu? 2. Kĩ thuật thảo luận, nhiệm vụ và 3. Cung cấp thông tin phản Người dạy hoạt động hiệu quả gợi ra bằng 1. Làm rõ, chia sẻ hồi giúp học tập tiến lên chứng về quá trình học tập và hiểu mục tiêu Người học học tập và tiêu chí 4. Tạo cơ hội để người học học hỏi lẫn nhau (bạn cùng lớp) để thành công Người học 5. Tạo cơ hội để người học làm chủ quá trình học tập của mình (bản thân người học) Dạy học kết hợp tạo môi trường học tập linh hoạt: học ở trường, ở nhà, các địa điểm công cộng có thiết bị kết nối Internet. Ở đó, người học trở nên tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động học tập thông qua việc tương tác: SV - SV để học hỏi lẫn nhau, SV - giảng viên qua việc hướng dẫn của giảng viên ở cả trên lớp và qua mạng (Đàm Quang Vinh và Nguyễn Thị Hải Yến, 2017); các hoạt động học tập diễn ra sinh động, tính tương tác g ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: