Ảnh hưởng của đầu tư nâng cao vốn con người đến năng suất lao động ở doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 703.51 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Ảnh hưởng của đầu tư nâng cao vốn con người đến năng suất lao động ở doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0" nhằm mục đích xem xét tác động của đầu tư vào vốn con người (VCN) nhằm nâng cao năng suất lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của đầu tư nâng cao vốn con người đến năng suất lao động ở doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ NÂNG CAO VỐN CON NGƯỜI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Đàm Đình Mạnh1, ThS. Phạm Thị Thanh Cầm2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Hiện nay, ở Việt Nam, năng suất lao động (NSLĐ) là một chủ đề nóng được quan tâm không chỉ bởi các nhà nghiên cứu mà còn của các cấp quản lý. Trong rất nhiều nghiên cứu , năng suất của người lao động ở cả cấp độ doanh nghiệp và toàn xã hội là một chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Bài viết này nhằm mục đích xem xét tác động của đầu tư vào vốn con người (VCN) nhằm nâng cao năng suất lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để định lượng mối quan hệ giữa VCN và NSLĐ, tác giả sử dụng bộ số liệu điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ SME 2011 và 2013 để khai thác mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy việc đầu tư cho đào tạo người lao động thực sự ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp và càng đầu tư thì năng suất càng cao. Từ khoá: năng suất lao động, vốn con người, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hồi quy dữ liệu bảng 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ năng suất được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học Adam Smith trong bài viết nói về ảnh hưởng của lao động và khả năng sản xuất của lao động tới hiệu quả sản xuất. Từ đó có rất nhiều các công trình khoa học tìm cách làm rõ khái niệm, đưa vào các khái niệm mang tính chiều sâu hơn vào năng suất như: năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất vốn … hoặc xem xét các yếu tố tác động đến năng suất hoặc xem xét vai trò của nó đối với doanh nghiệp ở cấp độ vi mô, đối với các địa phương, quốc gia ở cấp độ vĩ mô. Với Việt Nam, trong những năm qua, chúng ta đã có những tiến bộ trong việc cải thiện NSLĐ tuy nhiên, giữa chúng ta so với các nước trong khu vực, chưa kể đến các quốc gia phát triển, vẫn là một khoảng cách khá xa về năng suất. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nước ta so với thế giới gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Trong thời gian tới, nếu chúng ta không có những giải pháp để nâng cao thực sự NSLĐ, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy NSLĐ thực sự là gì và có những yếu tố nào tác động tới nó? Hiểu theo nghĩa thông thường, đó là chỉ tiêu về hiệu quả hữu ích của hoạt động có mục đích của con người trong quá trình sản xuất. Nó được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đây là một biến số kinh tế - xã hội được tiếp cận dưới rất nhiều góc nhìn khác nhau, từ kinh tế học, quản trị học cho tới xã hội học. Có nhiều yếu tố tác động tới năng suất tuy nhiên có thể tóm tắt một vài điểm đáng chú ý như sau: - Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất bao gồm : Khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng .. - Yếu tố gắn liền với bản thân người lao động như: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tay nghề, tình trạng sức khoẻ, thái độ lao động, kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó với doanh nghiệp, sự hài lòng của họ đối với môi trường làm việc, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động … , 315 - Các yếu tố gắn với tổ chức lao động bao gồm: phân công lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi xã hội, thái độ của người lãnh đạo, bầu không khí của tập thể … - Các yếu tố gắn với môi trường làm việc như môi trường tự nhiên khí hậu thời tiết hoặc điều kiện ở nơi hoạt động sản xuất kinh doanh … Có thể thấy, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và chi tiết thì rất nhiều yếu tố có thể khai thác nhằm cải thiện đáng kể NSLĐ. Mỗi một nghiên cứu trong từng lĩnh vực kinh tế xã hội lại hướng đến một yếu tố khác nhau, đánh giá vai trò, ảnh hưởng của nó đến năng suất và vốn con người (VCN) cũng nằm trong số đó. Nghiên cứu về VCN và vai trò của giáo dục cũng đã được nhà kinh tế học Adam Smith đưa đầu tiên với phát biểu cho rằng để chống lại sự phân công lao động liên tục thì một trong những cách thức tốt là giáo dục con người. Người coi giáo dục là vốn đầu tư quốc gia và ủng hộ nó nhằm cải tiến kỹ thuật là Alfred Marshall. Tuy vậy, lý thuyết VCN được đưa ra đầu tiên là bởi Schhult (1961). Ông chính là người khởi xướng cho nghiên cứu mối quan hệ giữa VCN và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế chỉ có khi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của đầu tư nâng cao vốn con người đến năng suất lao động ở doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ NÂNG CAO VỐN CON NGƯỜI ĐẾN NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 ThS. Đàm Đình Mạnh1, ThS. Phạm Thị Thanh Cầm2 (1),(2) Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Hiện nay, ở Việt Nam, năng suất lao động (NSLĐ) là một chủ đề nóng được quan tâm không chỉ bởi các nhà nghiên cứu mà còn của các cấp quản lý. Trong rất nhiều nghiên cứu , năng suất của người lao động ở cả cấp độ doanh nghiệp và toàn xã hội là một chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất. Bài viết này nhằm mục đích xem xét tác động của đầu tư vào vốn con người (VCN) nhằm nâng cao năng suất lao động ở các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn thế giới đang tiến vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Để định lượng mối quan hệ giữa VCN và NSLĐ, tác giả sử dụng bộ số liệu điều tra doanh nghiệp vừa và nhỏ SME 2011 và 2013 để khai thác mô hình hồi quy dữ liệu bảng. Kết quả cho thấy việc đầu tư cho đào tạo người lao động thực sự ảnh hưởng tới năng suất lao động của doanh nghiệp và càng đầu tư thì năng suất càng cao. Từ khoá: năng suất lao động, vốn con người, doanh nghiệp vừa và nhỏ, hồi quy dữ liệu bảng 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ năng suất được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà kinh tế học Adam Smith trong bài viết nói về ảnh hưởng của lao động và khả năng sản xuất của lao động tới hiệu quả sản xuất. Từ đó có rất nhiều các công trình khoa học tìm cách làm rõ khái niệm, đưa vào các khái niệm mang tính chiều sâu hơn vào năng suất như: năng suất nhân tố tổng hợp, năng suất vốn … hoặc xem xét các yếu tố tác động đến năng suất hoặc xem xét vai trò của nó đối với doanh nghiệp ở cấp độ vi mô, đối với các địa phương, quốc gia ở cấp độ vĩ mô. Với Việt Nam, trong những năm qua, chúng ta đã có những tiến bộ trong việc cải thiện NSLĐ tuy nhiên, giữa chúng ta so với các nước trong khu vực, chưa kể đến các quốc gia phát triển, vẫn là một khoảng cách khá xa về năng suất. Điều này làm cho khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và cả nền kinh tế nước ta so với thế giới gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Trong thời gian tới, nếu chúng ta không có những giải pháp để nâng cao thực sự NSLĐ, sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vậy NSLĐ thực sự là gì và có những yếu tố nào tác động tới nó? Hiểu theo nghĩa thông thường, đó là chỉ tiêu về hiệu quả hữu ích của hoạt động có mục đích của con người trong quá trình sản xuất. Nó được xác định bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Đây là một biến số kinh tế - xã hội được tiếp cận dưới rất nhiều góc nhìn khác nhau, từ kinh tế học, quản trị học cho tới xã hội học. Có nhiều yếu tố tác động tới năng suất tuy nhiên có thể tóm tắt một vài điểm đáng chú ý như sau: - Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất bao gồm : Khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng .. - Yếu tố gắn liền với bản thân người lao động như: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, tay nghề, tình trạng sức khoẻ, thái độ lao động, kỷ luật lao động, tinh thần trách nhiệm, sự gắn bó với doanh nghiệp, sự hài lòng của họ đối với môi trường làm việc, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động … , 315 - Các yếu tố gắn với tổ chức lao động bao gồm: phân công lao động, tiền lương, tiền thưởng, chế độ phúc lợi xã hội, thái độ của người lãnh đạo, bầu không khí của tập thể … - Các yếu tố gắn với môi trường làm việc như môi trường tự nhiên khí hậu thời tiết hoặc điều kiện ở nơi hoạt động sản xuất kinh doanh … Có thể thấy, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và chi tiết thì rất nhiều yếu tố có thể khai thác nhằm cải thiện đáng kể NSLĐ. Mỗi một nghiên cứu trong từng lĩnh vực kinh tế xã hội lại hướng đến một yếu tố khác nhau, đánh giá vai trò, ảnh hưởng của nó đến năng suất và vốn con người (VCN) cũng nằm trong số đó. Nghiên cứu về VCN và vai trò của giáo dục cũng đã được nhà kinh tế học Adam Smith đưa đầu tiên với phát biểu cho rằng để chống lại sự phân công lao động liên tục thì một trong những cách thức tốt là giáo dục con người. Người coi giáo dục là vốn đầu tư quốc gia và ủng hộ nó nhằm cải tiến kỹ thuật là Alfred Marshall. Tuy vậy, lý thuyết VCN được đưa ra đầu tiên là bởi Schhult (1961). Ông chính là người khởi xướng cho nghiên cứu mối quan hệ giữa VCN và tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của ông chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế chỉ có khi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đầu tư nâng cao vốn con người Năng suất lao động Doanh nghiệp Việt Nam Vốn con người Đánh giá hiệu quả kinh tế Mô hình hồi quy dữ liệu bảngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 317 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội
12 trang 213 1 0 -
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiêp: Vấn đề đặt ra từ thực tế ở Việt Nam
6 trang 184 0 0 -
97 trang 161 0 0
-
Xu hướng chuyển đổi báo cáo tài chính Việt Nam theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế
5 trang 137 0 0 -
17 trang 133 0 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 118 0 0 -
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 trang 113 0 0 -
Làm gì để tăng năng suất lao động của Việt Nam hiện nay?
6 trang 111 0 0 -
95 trang 100 0 0