Danh mục

Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá bống bớp (Bostrychus sinensis) giai đoạn giống

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.30 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn; xác định được độ mặn tối ưu để ương cá giống ở giai đoạn từ 1 đến 3 tháng tuổi. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết hơn nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá bống bớp (Bostrychus sinensis) giai đoạn giống Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; pISSN: 2588-1191; eISSN: 2615-9708 Tập 129, Số 3B, 2020, Tr. 31–42; DOI: 10.26459/hueuni-jard.v129i3B.5655 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ MẶN ĐẾN TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ HỆ SỐ CHUYỂN HÓA THỨC ĂN CỦA CÁ BỐNG BỚP (Bostrychus sinensis) GIAI ĐOẠN GIỐNG Nguyễn Văn Huy1*, Huỳnh Tấn Xinh1, Morihiro Maeda2 1 Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 102 Phùng Hưng, Huế, Việt Nam 2 Khoa Khoa học Môi trường và Đời sống, Đại Học Okayama, Nhật Bản Tóm tắt: Đối tượng của nghiên cứu này là con giống từ 1 đến 3 tháng tuổi. Thí nghiệm được tiến hành với 4 độ mặn khác nhau gồm 5, 10, 15 và 20‰, được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Cá thí nghiệm được cho ăn cá nục gai xay nhuyễn, cho cá ăn 2 lần/ngày với lượng cho ăn bằng 5% khối lượng thân. Độ mặn khác nhau có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá (p < 0,05), nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (p > 0,05) sau 50 ngày thí nghiệm. Tốc độ sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá tốt nhất khi ương trong môi trường có độ mặn 15‰, có sự khác biệt so với nghiệm thức 5‰ hoặc 20‰ nhưng không khác biệt giữa độ mặn 5, 10 và 20‰ và giữa độ mặn 10‰ và 15‰. Kết quả của thí nghiệm cho thấy có thể tiến hành ương cá bống bớp giai đoạn giống từ 1 đến 3 tháng tuổi ở độ mặn từ 10‰ đến 20‰ để đạt hiệu quả tốt nhất. Từ khóa: cá bống bớp, chuyển hóa thức ăn, độ mặn, sinh trưởng, tỷ lệ sống 1 Đặt vấn đề Sinh trưởng của cá xương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rất nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng và độ mặn [20]. Độ mặn là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của động vật thuỷ sản và nhiều tác giả cũng đã chứng minh ảnh hưởng của độ mặn môi trường đến khả năng sinh trưởng ở cá [7]. Chính vì vậy, việc xác định độ mặn thích hợp để nuôi các loài cá rộng muối là vấn đề cơ bản nhất để phát triển chương trình nuôi những loài cá này. Cá bống bớp (B. sinensis) còn gọi là loài cá bốn mắt, là đối tượng thương mại có giá trị kinh tế quan trọng ở Trung Quốc và một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhưng việc sản xuất giống vẫn không đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm [3]. Cá sống trong môi trường nước lợ [9]; thỉnh thoảng bắt gặp trong môi trường nước mặn [4, 11]; chúng cũng có thể tìm thấy trong môi trường nước ngọt [5, 8]; đặc biệt, chúng có thể hô hấp trong không khí cùng với sự giảm chức năng hoạt động của mang, bởi vì chức năng này thường thực hiện ở mang. Ở khu vực cửa sông, chúng cũng có thể bị stress do sự thay đổi độ mặn trong quá trình thay đổi của thuỷ triều. Tuy nhiên, khi bị sóng biển cuốn ra xa vào trong môi trường nước biển; chúng phải tự thích nghi như các loài cá * Liên hệ: huy.huaf@gmail.com Nhận bài: 12-2-2020; Hoàn thành phản biện: 17-3-2020; Ngày nhận đăng: 2-4-2020 Nguyễn Văn Huy và CS. Tập 129, Số 3B, 2020 khác. Peh và Chew [14] báo cáo rằng cá bống bớp có khả năng điều hoà áp suất thẩm thấu khi tăng độ mặn từ 5 cho đến 35‰. Ở Việt Nam, cá bống bớp chủ yếu phân bố ở khu vực ven biển phía Bắc, nhiều nhất ở tỉnh Nam Định. Đây là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng khi đã sản xuất giống thành công mà không còn phụ thuộc quá lớn vào con giống tự nhiên, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nghề nuôi trồng thuỷ sản ở miền Bắc Việt Nam trong thời gian gần đây [21], nuôi vỗ thành thục trong điều kiện nhân tạo [12]. Việc xác định được độ mặn thích hợp để ương cá có vai trò hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý của cá, làm giảm tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, phản ứng miễn dịch và khả năng chống chịu dịch bệnh của cá [17]. Ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng của cá bống bớp đã được một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu như Đỗ Mạnh Dũng và Ngô Anh Tuấn [1] và Zhang và Huang [22]. Tuy nhiên, các tác giả này chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến cá giống ở giai đoạn sau 3 tháng tuổi. Vì vậy, mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định được độ mặn tối ưu để ương cá giống ở giai đoạn từ 1 đến 3 tháng tuổi. 2 Vật liệu và phương pháp 2.1 Thiết lập thí nghiệm Thí nghiệm được thực hiện từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 12 tháng 7 năm 2019 tại Trung Tâm Nghiên cứu, Thực hành, Thực tập Phú Thuận, thuộc Viện Nghiên Cứu Phát triển, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế. 480 con cá giống bống bớp một tháng tuổi (chuyển sang giai đoạn sống đáy được 1 tuần) được sử dụng trong nghiên cứu này (nguồn cá giống được sinh sản tại chỗ). Khối lượng và chiều dài ban đầu của cá là 0,087 ± 0,02 g và 1,07 ± 0,07 cm. Trước thí nghiệm, cá con được nuôi giữ 3 ngày trong bể composite với thể tích 5 m3 trong điều kiện sục khí đầy đủ ở 28,5 ± 0,5 °C và độ mặn 15 ± 1,0‰. Thí nghiệm ảnh hưởng của độ mặn đến giai đoạn cá giống được tiến hành trong 12 bể composite với thể tích 0,5 m3; mỗi bể được trang bị 1 vòi sục khí 24/24 giờ (Hình 2B), trang bị các ống nhựa PVC với đường kính phi (Ø) 21 mm cắt ngắn thành từng đoạn với chiều dài 20 cm sử dụng làm nơi trú ẩn cho cá. Cá giống khỏe mạnh được chia thành bốn nhóm nghiệm thức có độ mặn khác nhau (5, 10, 15 và 20‰). Trước khi tiến hành thí nghiệm, cá con của mỗi nhóm được thuần hóa với độ mặn của thí nghiệm trong 7 ngày. Độ mặn khác nhau được thuần hóa bằng cách tăng hoặc giảm độ mặn đến khi đạt độ mặn mong muốn (tăng hoặc giảm 2‰ mỗi ngày). Mỗi nhóm (120 cá thể) (mật độ 30 con/m3) được nuôi thuần hóa trong bể nhựa composite loại 1 m3 trong thời gian khoảng một tuần, khi mà độ mặn trong bể đạt đến độ mặn thí nghiệm (thời gian thuần hóa khác nhau ở c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: