Danh mục

Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 622.35 KB      Lượt xem: 23      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trên cơ sở những luận cứ khoa học và những bằng chứng nghiên cứu thực trạng về ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm đã gợi ý những chính sách và giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng này trên thị trường Việt Nam thời gian tới khi Việt Nam tiếp tục ký kết và triển khác có hiệu quả các FTA thế hệ mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam ẢNH HƢỞNG CỦA HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHẤT PHỤ GIA THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM Ths. NCS Mai Tiến Tú Trƣờng Đại học Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội Tóm lược: Chất ph gia thực phẩm là loại chất không có dinh dưỡng được bổ sung thêm vào thực phẩm để gia tăng giá trị thương phẩm và bảo quản thực phẩm và hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm hoạt động trao đổi mua, bán chất ph gia thực phẩm của các chủ thể kinh doanh nhằm m c đích sinh lời. Nhu cầu sử d ng chất ph gia thực phẩm ngày càng tăng nhưng thị trường sản phẩm này ở Việt Nam vẫn ph thuộc vào nhập khẩu. Chính vì vậy, khi Việt Nam ký kết các hiệp định FTA thế hệ mới sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức lớn đối với hoạt động động kinh doanh chất ph gia thực phẩm như những tác động đến hoạt động xuất, nhập khẩu chất ph gia thực phẩm, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, môi trường kinh doanh chất ph gia thực phẩm. Bài viết trên cơ sở những luận cứ khoa học và những bằng chứng nghiên cứu thực trạng về ảnh hưởng của các FTA thế hệ mới đến hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm đã gợi ý những chính sách và giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh mặt hàng này trên thị trường Việt Nam thời gian tới khi Việt Nam tiếp t c ký kết và triển khác có hiệu quả các FTA thế hệ mới. Từ khóa: Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm, thị trường chất ph gia thực phẩm, ảnh hưởng của các FTA. 1. Đặt vấn đề Ở nước ta, nhu cầu sử dụng các loại phụ gia thực phẩm trong chế biến, bảo quản… tăng mạnh và tập trung tại các công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm - đồ uống lớn như sữa Vinamilk, thực phẩm Masan, bánh kẹo Kinh đô, đường Quảng Ngãi, đồ uống Sabeco, cà phê Trung Nguyên… Theo báo cáo của Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Nam Kỹ nghệ súc sản - Vissan (2016), hàng năm Vissan đã chi khoảng 200 tỷ đồng để nhập khẩu các loại phụ gia thực phẩm nhằm phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sản xuất, kinh doanh chất phụ gia thực phẩm ở Việt Nam hầu như chưa phát triển, gần 100% các loại phụ gia thực phẩm của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài. Song song với sự khan hiếm nguồn hàng do phụ thuộc vào nhập khẩu thì trên thị trường lại xuất hiện tràn lan các chất phụ gia nằm ngoài danh mục cho phép hoặc không rõ nguồn gốc (chủ yếu kinh doanh tại các chợ như Đồng Xuân, Hà Nội; Kim Biên, Thành Phố Hồ Chí Minh; chợ Rồng, Nam Định…) làm cho người tiêu dùng hoài nghi và khó phân biệt với các chất phụ gia thực phẩm có trong danh mục và có nguồn gốc rõ ràng. Bên cạnh đó, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới, đã tham gia và đang đàm phán 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 10 612 hiệp định đã có hiệu lực và đang thực thi cam kết, 3 hiệp định đã k kết hoặc kết thúc đàm phán nhưng chưa có hiệu lực, 4 hiệp định đang đàm phán. Bài viết phân tích ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm tại Việt Nam và kiến nghị giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội mà các hiệp định này mang lại cũng như hạn chế tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập đối với hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) Theo quan điểm truyền thống, FTA là hiệp định hợp tác kinh tế được ký kết giữa ít nhất hai nước, nhằm cắt giảm các hàng rào thương mại, cụ thể là thuế quan, quota nhập khẩu (và các hàng rào phi thuế quan khác), đồng thời thúc đẩy thương mại hàng hóa và dịch vụ giữa các nước này với nhau. Một trong các đặc điểm quan trọng của FTA ―truyền thống‖ là các thành viên của FTA không có biểu thuế quan chung trong quan hệ thương mại với các nước bên ngoài FTA. Các FTA điển hình theo khái niệm này là: FTA ASEAN (AFTA); FTA Trung Âu (CEFTA)… Thuật ngữ ―thế hệ mới‖ hoàn toàn mang tính tương đối, được sử dụng để nói về các FTA có phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa, như: FTA Việt Nam-EU (EVFTA); Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (T-TIP); các hiệp định thành lập EU; FTA Bắc Mỹ (NAFTA); Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); các FTA ASEAN+1; FTA Australia-Hoa K (AUSFTA) [6]… 2.2. Hoạt động kinh doanh chất phụ gia thực phẩm Chất phụ gia thực phẩm là các chất không có dinh dư ng được bổ sung thêm vào thực phẩm. Tại Việt Nam, có nhiều tổ chức và cá nhân đã đưa ra khái niệm về chất phụ gia thực phẩm như tại Điều 2, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 thì chất phụ gia thực phẩm được xác định là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dư ng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm [1]. Theo tác giả Đàm Sao Mai (2012) thì phụ gia thực phẩm không phải là thực phẩm, mà nó được bổ sung một cách chủ ý, trực tiếp hoặc gián tiếp vào thực phẩm cải thiện cấu kết hoặc đặc tính của thực phẩm đó. Mặc dù, có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra khái niệm về chất phụ gia thực phẩm, nhưng chưa có một khái niệm nào được các sử dụng chung và thống nhất trên toàn thế giới [4]. Ở nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm chất phụ gia thực phẩm được quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010. Căn cứ vào định nghĩa kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp 2014, khái niệm kinh doanh theo lý thuyết quản trị kinh doanh; căn cứ vào đối tượng, phạm vi nghiên cứu, đề tài đưa ra khái niệm kinh doanh chất phụ gia thực phẩm như sau: “Hoạt động kinh doanh chất ph gia thực phẩm là hoạt động trao đổi mua, bán chất ph gia thực phẩm của các chủ thể kinh doanh nhằm m c đích sinh ời”. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: