Thông tin tài liệu:
Bài viết cho thấy: Trong thời gian qua, việc Chính phủ công bố chỉ số lạm phát nhiều khả năng ở mức hai con số là một trong vấn đề được nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm. Sinh viên là những người chịu sự biến đổi nhanh chóng của bão giá, đặc biệt là những sinh viên ngoại tỉnh về học tập và sinh sống trên địa bàn thành phố bởi họ không còn được bố mẹ lo chu tất cho từ bữa ăn, giấc ngủ như trước nữa mà họ còn phải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của lạm phát đến sinh viên ẢNH HƢỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN SINH VIÊN Nguyễn Thị Minh Huyền, Nguyễn Thị Ái LyKhoa Kế toán - Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮTTrong thời gian qua, việc Chính phủ công bố chỉ số lạm phát nhiều khả năng ở mức hai con số là mộttrong vấn đề được nhiều tầng lớp trong xã hội quan tâm. Sinh viên là những người chịu sự biến đổinhanh chóng của bão giá, đặc biệt là những sinh viên ngoại tỉnh về học tập và sinh sống trên địa bànthành phố bởi họ không còn được bố mẹ lo chu tất cho từ bữa ăn, giấc ngủ như trước nữa mà họ cònphải đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách. Họ phải học cách sống, cách chi tiêu sao cho hợp lý với sốtiền ít ỏi mà gia đình chu cấp khi mà bão giá ngày càng leo thang.Từ khóa: Lạm phát, sinh viên.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẠM PHÁT1.1 Lạm phátLạm phát (infation) nói chung có thể được hiểu là việc giá cả các hàng hóa tăng lên so với mức giá thờiđiểm trước (vật giá leo thang). Cần phải hiểu việc tăng giá ở đây là gia tăng chung của hầu hết các hànghóa và dịch vụ, chứ không phải tăng giá một hàng hóa cá biệt. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tănglên, đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi. Khi đó, với cùng một lượng tiền nhưng người tiêu thụmua được ít hàng hóa hơn so với trước đó.Lạm phát còn là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia so với giá trị tiền tệ của các quốc gia khác.1.2 Các nguyên nhân gây ra lạm phátCó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chiphí đẩy được coi là hai thủ phạm chính. Cân đối thu chi là điều không thể tránh khỏi khi xảy ra lạm phát.Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu của thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên sẽ kéo theo sự tănglên về giá cả của mặt hàng đó. Khi tổng cầu tăng mà tổng cung không tăng hoặc tăng nhưng không bằngtổng cầu, thì trên thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, dẫn đến giá cả của các mặt hàng kháccũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường.Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đẩy của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầuvào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thìtổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽtăng lên nhằm bảo toàn lợi nhuận và thế là mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng sẽ tăng.Lạm phát do cơ cấu: Với ngành kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp tăng dần tiền công “danh nghĩa”cho người lao động. Nhưng cũng có những nhóm ngành kinh doanh không hiệu quả, doanh nghiệp cũngtheo xu thế đó buộc phải tăng tiền công cho người lao động. Nhưng vì những doanh nghiệp này kinhdoanh kém hiệu quả, nên khi phải tăng tiền công cho người lao động, các doanh nghiệp này buộc phảităng giá thành sản phẩm để đảm bảo mức lợi nhuận và làm phát sinh lạm phát.Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, trong khi lượngcầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tínhchất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm, như giá điện ở Việt Nam), thì mặt hàng mà276lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả làmức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát.Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung (thị trường tiêu thụlượng hàng nhiều hơn cung cấp), khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cungcho thị trường trong nước giảm (hút hàng trong nước) khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khitổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng (do thuế nhập khẩu tăng hoặc do giá cả trênthế giới tăng) thì giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩuđội lên sẽ hình thành lạm phát.Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ươngmua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay do ngân hàng trungương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên cũng lànguyên nhân gây ra lạm phát.1.3 Phân loạiLạm phát thể hiện những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chúng được phân thành ba cấp: Lạm phátvừa phải, Lạm phát phi mã và siêu lạm phát.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu là các bạn sinh viên bao gồm tất cả sinh viên năm nhất đến năm thứ tư của cáctrường CĐ, ĐH2.2 Phương pháp nghiên cứuVới mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên đề tài được thực hiện bằng phương pháp thunhập số liệu, phân tích tổng hợp, đưa ra kết quả từ những dữ liệu dẫn chứng.Dựa trên ý kiến cũng như hiểu biết của mỗi ...