Danh mục

Ảnh hưởng của mật độ ương và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus Guttatus, Bloch 1787)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 440.29 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hai thí nghiệm được bố trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa (chiều dài trung bình 19 mm/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm (60 L/bể) với 5 mật độ khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn NRD 3/5, khẩu phần 14% khối lượng thân.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của mật độ ương và độ mặn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus Guttatus, Bloch 1787) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ƯƠNG VÀ ĐỘ MẶN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA GIỐNG (Siganus guttatus, Bloch 1787) EFFECTS OF STOCKING DENSITY AND SALINITY ON GROWTH AND SURVIVAL OF JUVENILE GOLDEN RABBIT FISH (Siganus guttatus, Bloch 1787) Phan Văn Út1, Hoàng Thị Thanh2, Trương Quang Tuấn3 Ngày nhận bài: 15/9/2014; Ngày phản biện thông qua: 13/02/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015 TÓM TẮT Hai thí nghiệm được bố trí nhằm đánh giá ảnh hưởng của mật độ và độ mặn đến sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa (chiều dài trung bình 19 mm/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể thí nghiệm (60 L/bể) với 5 mật độ khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Mỗi mật độ được lặp lại 3 lần. Cá được cho ăn thức ăn NRD 3/5, khẩu phần 14% khối lượng thân. Kết quả cho thấy cá dìa đạt sinh trưởng tốt nhất khi nuôi với mật độ từ 2 – 4 con/L. Hệ số thức ăn (FCR) tăng khi mật độ nuôi tăng trên 6 con/L. Trong thí nghiệm 2, cá dìa giống (chiều dài trung bình 19,82 mm/con) được nuôi ở 5 độ mặn khác nhau (10; 15; 20; 25 và 30‰) với mật độ 4 con/L. Kết quả cho thấy cá dìa sinh trưởng tốt trong khoảng độ mặn 15 – 25‰. Cá giảm tăng trưởng khi độ mặn tăng trên 25‰ hoặc dưới 15‰. Không có ảnh hưởng của độ mặn đến hệ số phân đàn của cá dìa giống. Thay đổi độ mặn từ 10 – 25‰ không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá, tuy nhiên tỷ lệ sống giảm khi độ mặn tăng trên 25‰. Do đó ương mật độ 4 con/L ở độ mặn từ 15 – 25‰ là thích hợp cho sinh trưởng của cá dìa giống. Từ khóa: Cá dìa, mật độ, độ mặn, siganus guttatus ABSTRACT Two trials were carried out to examine the effects of stocking density and salinity on growth, survival and feed conversion ratio of juvenile golden rabbit fish. In the first experiment, fish (average length 19 mm/fish) were randomly distributed to experimental tanks (60 L/tank) at five different stocking densities (2; 4; 6; 8 and 10 fish/L) with triplicate per each treatment. Fish was fed NRD 3/5 diets with feed rations of 14% body weight. Results showed that the optimum stocking density for growth of fish ranged from 2 to 4 fish/L. FCR increased as the stocking density excessed 6 fish/L. In the second trial, fish (average length 19,82mm/fish) were cultured at 5 different levels of salinity (10; 15; 20; 25 and 30‰) with stocking density 4 fish/L. Results indicated that the golden rabbit fish showed good growth in range of salinity of 15 - 25‰. The SGR significantly decreased as salinity increased above 25‰ or reduced lower 15‰. No significant difference was found on coefficient of variation of fish cultured at different levels of salinity. Increasing of salinity from 10 to 25‰ did not significantly affected on survival of fish, however the survival reduced as level of salinity was higher than 25‰. Thus, the available stocking density and salinity for juvenile golden rabbit fish were 2 - 4 fish/L and 15 – 25‰, respectively. Keywords: Rabbit fish; Salinity; Density; siganus guttatus I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá dìa (Siganus guttatus) là đối tượng cá biển có giá trị kinh tế, phân bố nhiều ở vùng Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương [12]. Đây là loài có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản nhờ khả năng sinh sản tốt trong điều kiện 1 3 nuôi nhốt, nằm ở mức thấp trong chuỗi thức ăn và dễ dàng được thị trường chấp nhận [14]. Cá dìa đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Trung Quốc, tuy nhiên những thông tin sâu hơn về ương giống và nuôi thương phẩm vẫn còn nhiều hạn chế [14]. ThS. Phan Văn Út, 2 ThS. Hoàng Thị Thanh: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang Trương Quang Tuấn: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha Trang 78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Nhiều nghiên cứu đã cho thấy độ mặn có ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá ngay cả ở những loài cá rộng muối [2]. Một số thông tin về ảnh hưởng của độ muối đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa cho thấy tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ sống của ấu trùng noãn hoàng đạt 50% trong khoảng độ mặn 14 - 37‰ [13]. Trong khi đó, cá dìa loài Siganus rivulatus có thể sống 3 tuần trong độ mặn 10 - 50‰ và không có sự sai khác ý nghĩa về tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá ương ở độ mặn 25 - 40‰ [9]. Ngoài ra độ mặn cũng có thể ảnh hưởng đên hiệu quả chuyển hóa thức ăn của cá. Mức độ stress và đáp ứng sinh lý của cá ở các độ mặn khác nhau có thể được kiểm soát thông qua khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu. Khả năng này thay đổi theo từng loài và phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, kích thước cũng như điều kiện dinh dưỡng của chúng [6]. Trong nuôi trồng thủy sản, mật độ nuôi có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến phương pháp cho ăn, quản lý môi trường, tỷ lệ sống và sản lượng của cá nuôi. Việc tăng mật độ có thể tăng sản lượng nhưng cũng làm tăng stress cho cá nuôi [5], đồng thời làm tăng nhu cầu năng lượng, giảm hiệu quả sử dụng thức ăn [3]. Việc xác định mật độ nuôi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cá là cần thiết để giúp tối ưu sản lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn [8]. Trên cơ sở đó, những thí nghiệm ở đây được tiến hành nhằm xác định được độ mặn và mật độ thích hợp trong ương cá dìa giai đoạn giống. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cá dìa (Siganus guttatus) giai đoạn giống (chiều dài trung bình 19 mm/con). Cá giống được thu từ kết quả sản xuất giống nhân tạo và được nuôi thuần trong bể composite 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm. 2. Bố trí thí nghiệm Trong thí nghiệm 1, cá dìa có kích thước đồng đều được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể composite (60 L/bể). Cá được ương ở 5 mật độ khác nhau (2; 4; 6; 8 và 10 con/L). Các nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Dựa trên kết quả của thí nghiệm 1, mật độ tối ưu 4 con/L được sử dụng cho thí nghiệm 2. Số 2/2015 Trong thí nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: