Ảnh hưởng của người nước ngoài trong vai trò người quản lý cấp cao tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Số trang: 13
Loại file: pdf
Dung lượng: 973.53 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự có mặt của cổ đông người nước ngoài trong hội đồng quản trị (HĐQT) làm cho giá trị ROA của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng không có cổ đông người nước ngoài. Bên cạnh đó, gia tăng tỷ lệ cổ đông nước ngoài trong HĐQT có tác động tích cực tới hệ số ROA của ngân hàng. Nói cách khác, sự xuất hiện của người nước ngoài trong HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các NHTM được chứng minh thông qua hệ số ROA.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của người nước ngoài trong vai trò người quản lý cấp cao tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG VAI TRÒ NGƯỜI QUẢN LÝ CẤP CAO TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS. Trần Trọng Phong1 Trần Phúc Hùng2 Phạm Thị Thu Hà3 Tạ Hải Đăng4 Trần Văn Bằng5 Tóm tắt Đối với tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) thì hiệu quả hoạt động là một vấn đề quan trọng. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động giúp các ngân hàng có cái nhìn đúng đắn về khả năng, thế mạnh cũng như những hạn chế của người quản lý nước ngoài trong quá trình hoạt động. Mặt khác, việc nghiên cứu tác động của người nước ngoài trong bộ máy quản lý đến hiệu quả hoạt động cũng là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự có mặt của cổ đông người nước ngoài trong hội đồng quản trị (HĐQT) làm cho giá trị ROA của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng không có cổ đông người nước ngoài. Bên cạnh đó, gia tăng tỷ lệ cổ đông nước ngoài trong HĐQT có tác động tích cực tới hệ số ROA của ngân hàng. Nói cách khác, sự xuất hiện của người nước ngoài trong HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các NHTM được chứng minh thông qua hệ số ROA. Từ khoá: hiệu quả hoạt động, ngân hàng, người nước ngoài, quản lý cấp cao 1. Giới thiệu Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực của đời sống là tất yếu. Thế giới phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lao động luân chuyển qua lại giữa các quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo tổng hợp số liệu báo cáo của Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Bích Thúy (2015) số lượng người nước ngoài tại Việt Nam là 56.292 người, đến năm 2011 tăng đột biến đạt 78.440 người (tức là tăng 32,52%). Lao động nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh tạo nên nhiều cơ hội cho nền kinh tế. Trước hết là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền 1, 2, 3, 4, 5 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: trantrongphong@gmail.com 553 kinh tế tăng trưởng nhanh. Hai là, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ba là, tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài. Bốn là, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ theo tương tác thẩm thấu. Trong đó, có tới 20,6% lao động nước ngoài làm ở vị trị quản lý, giám đốc điều hành, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, thương mại. Không chỉ các tổ chức nước ngoài mà một số NHTM Việt Nam cũng sử dụng lao động nước ngoài ở vị trí quản lý quan trọng như Techcombank, Anbinhbank, ACB, Maritimebank… Nghiên cứu này sẽ làm rõ tác động của người nước ngoài trong quản lý (với vai trò là thành viên HĐQT và thành viên Ban điều hành) tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Qua đó đưa ra đề xuất và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như cải thiện tỷ lệ người nước ngoài trong quản lý ở các NHTM Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu 2.1. Đề xuất các biến trong mô hình Trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự có mặt của người nước ngoài trong vai trò nhà quản lý cấp cao và hiệu quả hoạt động của NHTM trước đây, đề tài sử dụng các biến như sau: 2.1.1. Biến phụ thuộc Theo nghiên cứu của Daft (2008), ông cho rằng: Hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu của Topak (2011) đánh giá có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động như sử dụng chỉ số ROA, ROE (với ROA được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản công ty và ROE được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu). Các chỉ số này được sử dụng hầu như thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính. Trong quy mô bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả tài chính để đánh giá chung cho hiệu quả hoạt động của công ty. Chi tiêu tài chính được chọn là: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). ROA là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất, và có thể lấy một cách chính xác, minh bạch từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng. Hệ số ROA báo hiệu ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của người nước ngoài trong vai trò người quản lý cấp cao tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ẢNH HƯỞNG CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRONG VAI TRÒ NGƯỜI QUẢN LÝ CẤP CAO TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ThS. Trần Trọng Phong1 Trần Phúc Hùng2 Phạm Thị Thu Hà3 Tạ Hải Đăng4 Trần Văn Bằng5 Tóm tắt Đối với tất cả các ngân hàng thương mại (NHTM) thì hiệu quả hoạt động là một vấn đề quan trọng. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động giúp các ngân hàng có cái nhìn đúng đắn về khả năng, thế mạnh cũng như những hạn chế của người quản lý nước ngoài trong quá trình hoạt động. Mặt khác, việc nghiên cứu tác động của người nước ngoài trong bộ máy quản lý đến hiệu quả hoạt động cũng là một vấn đề quan trọng và cần thiết trong bối cảnh kinh tế, xã hội Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự có mặt của cổ đông người nước ngoài trong hội đồng quản trị (HĐQT) làm cho giá trị ROA của ngân hàng cao hơn so với các ngân hàng không có cổ đông người nước ngoài. Bên cạnh đó, gia tăng tỷ lệ cổ đông nước ngoài trong HĐQT có tác động tích cực tới hệ số ROA của ngân hàng. Nói cách khác, sự xuất hiện của người nước ngoài trong HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các NHTM được chứng minh thông qua hệ số ROA. Từ khoá: hiệu quả hoạt động, ngân hàng, người nước ngoài, quản lý cấp cao 1. Giới thiệu Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, việc hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực của đời sống là tất yếu. Thế giới phẳng tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lao động luân chuyển qua lại giữa các quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Theo tổng hợp số liệu báo cáo của Nguyễn Thị Thu Hương và Nguyễn Thị Bích Thúy (2015) số lượng người nước ngoài tại Việt Nam là 56.292 người, đến năm 2011 tăng đột biến đạt 78.440 người (tức là tăng 32,52%). Lao động nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh tạo nên nhiều cơ hội cho nền kinh tế. Trước hết là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy nền 1, 2, 3, 4, 5 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Email của tác giả chính: trantrongphong@gmail.com 553 kinh tế tăng trưởng nhanh. Hai là, tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ba là, tạo môi trường cạnh tranh giữa lao động Việt Nam với lao động nước ngoài. Bốn là, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ theo tương tác thẩm thấu. Trong đó, có tới 20,6% lao động nước ngoài làm ở vị trị quản lý, giám đốc điều hành, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế, thương mại. Không chỉ các tổ chức nước ngoài mà một số NHTM Việt Nam cũng sử dụng lao động nước ngoài ở vị trí quản lý quan trọng như Techcombank, Anbinhbank, ACB, Maritimebank… Nghiên cứu này sẽ làm rõ tác động của người nước ngoài trong quản lý (với vai trò là thành viên HĐQT và thành viên Ban điều hành) tới hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Qua đó đưa ra đề xuất và khuyến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như cải thiện tỷ lệ người nước ngoài trong quản lý ở các NHTM Việt Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu 2.1. Đề xuất các biến trong mô hình Trên cơ sở lý thuyết và các bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự có mặt của người nước ngoài trong vai trò nhà quản lý cấp cao và hiệu quả hoạt động của NHTM trước đây, đề tài sử dụng các biến như sau: 2.1.1. Biến phụ thuộc Theo nghiên cứu của Daft (2008), ông cho rằng: Hiệu quả hoạt động được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào có tính chất khan hiếm thành khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí so với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu của Topak (2011) đánh giá có nhiều cách đo lường hiệu quả hoạt động như sử dụng chỉ số ROA, ROE (với ROA được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên tổng tài sản công ty và ROE được đo lường bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu). Các chỉ số này được sử dụng hầu như thường xuyên trong các nghiên cứu học thuật để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính. Trong quy mô bài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu lựa chọn các chỉ tiêu đại diện cho hiệu quả tài chính để đánh giá chung cho hiệu quả hoạt động của công ty. Chi tiêu tài chính được chọn là: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). ROA là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi nhất, và có thể lấy một cách chính xác, minh bạch từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng. Hệ số ROA báo hiệu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò người quản lý cấp cao Giá trị ROA Ngân hàng thương mại Quản lý cấp cao Rủi ro tài chínhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính (Tái bản lần thứ ba): Phần 2
194 trang 292 1 0 -
7 trang 241 3 0
-
19 trang 184 0 0
-
Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng Mobile banking: Một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam
20 trang 184 0 0 -
Bài giảng học Lý thuyết tài chính- tiền tệ
54 trang 177 0 0 -
Các bước cơ bản trình bày báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán quốc tế
6 trang 174 0 0 -
Hoàn thiện pháp luật về ngân hàng thương mại ở Việt Nam: Phần 1
190 trang 173 0 0 -
Giáo trình: Mô phỏng sàn giao dịch chứng khoán: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
28 trang 159 0 0 -
Bài giảng Lý thuyết tiền tệ: Bài 4 - Các ngân hàng trung gian
20 trang 155 0 0 -
CÁC QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT VỀ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
29 trang 142 0 0