Danh mục

Ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione S-transferase của cá Chép (Cyprinus carpio) và cá Rô Phi (Oreochromis niloticus) trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 333.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài đánh giá sự tích tụ KLN (Cu, Pb, Zn và Cd) trong mang, gan, thận của cá chép và cá rô phi theo mùa và theo mặt cắt trong khu vực nghiên cứu. Phân tích sự biến động của nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích kim loại nặng. Bước đầu xác định tương quan giữa nồng độ kim loại nặng tích tụ với nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione S-transferase của cá Chép (Cyprinus carpio) và cá Rô Phi (Oreochromis niloticus) trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy Ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động năng lượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione S-transferase của cá Chép (Cyprinus carpio) và cá Rô Phi (Oreochromis niloticus) trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy Vũ Thị Huyền Trang Trường Đại học Khoa học Tư nhiên Luận văn ThS. Chuyên ngành: Sinh thái học; Mã số: 60 42 20 Người hướng dẫn: TS. Ngô Thị Thúy Hường; PGS.TS. Lê Thu Hà Năm bảo vệ: 2013Abstract: Đánh giá sự tích tụ KLN (Cu, Pb, Zn và Cd) trong mang, gan, thận của cá chép và cárô phi theo mùa và theo mặt cắt trong khu vực nghiên cứu. Phân tích sự biến động của nồng độprotein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích kim loại nặng. Bước đầu xác định tươngquan giữa nồng độ kim loại nặng tích tụ với nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cáphân tíchKeywords: Sinh thái học; Ô nhiễm kim loại nặng; Hoạt tính enzyme glutathione S-transferase;Cá Chép; Cá rô phi; Sông Nhuệ; Sông ĐáyContent MỞ ĐẦUKim loại nặng (KLN) là thành phần đặc trưng của các chất thải công nghiệp. Hiện nay, cácngành công nghiệp của Việt Nam đều đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và chưa có đủ cácphương tiện cần thiết để giảm và loại trừ ảnh hưởng xấu của chất thải công nghiệp đến môitrường. Mặt khác, các chế tài về xử phạt môi trường còn chưa nghiêm. Do vậy, sự ô nhiễm kimloại nặng trong các thuỷ vực ngày càng trở nên trầm trọng. Các kim loại này khi được thải vàonước làm cho nước bị nhiễm bẩn, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và các loài sinh vậtsống trong nước. Các kim loại nặng khi đã được phóng thích vào môi trường thì sẽ tồn tại lâudài, tích tụ vào các mô sống của sinh vật qua chuỗi thức ăn mà ở đó con người là mắt xích cuốicùng. Các kim loại Cd, Pb, Cu, Zn đều là các kim loại có độc tính cao đối với sinh vật và conngười nếu vượt quá ngưỡng cho phép. Mặc dù nồng độ các chất độc tích tụ trong cơ thể sinh vậtchưa cao nhưng khi tồn tại và tích tụ lâu dài, chúng có thể làm tổn thương sinh vật ở các mức độkhác nhau hoặc thậm chí có thể gây chết.Với số dân lên tới hơn 10 triệu người từ 6 tỉnh, thành phố, đặc biệt có thủ đô Hà Nội sống tronglưu vực sông (LVS) Nhuệ - Đáy, nên hoạt động kinh tế xã hội nói chung, nông nghiệp và thuỷsản nói riêng, gắn liền với LVS là rất lớn, thêm vào đó là sự tăng nhanh về nhu cầu nuôi trồng,đánh bắt cũng như sử dụng thuỷ sản làm nguồn thực phẩm. Sự ô nhiễm KLN trong nước sông vàbùn đáy có nguồn gốc từ sự rửa trôi trong nông nghiệp, chất thải sinh hoạt, làng nghề và đặc biệtlà từ các nhà máy và các khu công nghiệp. Hiện trạng này có thể dẫn tới sự tích tụ sinh học trongcác loài cá tự nhiên và các loài cá nuôi lấy nguồn nước từ sông. Tùy theo mức độ tích tụ, nó cóthể có tác động xấu tới sức khoẻ sinh lý của cá (ức chế và gây rối loạn miễn dịch, mất cân bằngnội tiết hoặc bị stress về mặt sinh lý), làm thay đổi các thông số sinh hoá trong các mô và máu(Basa và Rani, 2003) hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản và sự phát triển bền vững của quầnđàn cá tự nhiên cũng như nghề nuôi trồng thuỷ sản (NTTS). Hơn nữa, vấn đề về vệ sinh an toànthực phẩm và sức khoẻ người tiêu dùng không được đảm bảo khi tiêu thụ các sản phẩm nhiễmđộc KLN này.Trước tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng trong LVS, Chính phủ và một số cơ quan hữu quanđã tiến hành nghiên cứu và đánh giá hiện trạng môi trường trên hệ thống sông Nhuệ - Đáy cũngnhư hiện trạng môi trường nước phục vụ NTTS. Tuy nhiên, những nghiên cứu đó chủ yếu chútrọng vào việc đánh giá mức độ ô nhiễm do tác động của các nhà máy, làng nghề, nước thải sinhhoạt, dựa vào tiêu chuẩn nước sinh hoạt, nước dùng cho NTTS và nước thải. Trong khi đó,những nghiên cứu về ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sức khoẻ sinh lý của một số loàicá nước ngọt có giá trị kinh tế trong lưu vực sông Nhuệ-Đáy hầu như chưa được tiến hành.Chính vì vậy, việc nghiên cứu“Ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng lên sự biến động nănglượng dự trữ và hoạt tính enzyme glutathione S-transferase của cá chép (Cyprinus carpio) và cárô phi (Oreochromis niloticus) trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy” là việc làm cần thiết, nhằm gópphần thúc đẩy và phát triển nghề NTTS bền vững, và phục vụ cho việc nâng cao nhận thức về antoàn vệ sinh thực phẩm của người dân. Nghiên cứu được thực hiện nhằm các mục tiêu sau:- Đánh giá sự tích tụ KLN (Cu, Pb, Zn và Cd) trong mang, gan, thận của cá chép và cá rô phi theo mùa và theo mặt cắt trong khu vực nghiên cứu.- Phân tích sự biến động của nồng độ protein và hoạt tính GST trong cùng mẫu cá phân tích kim loại nặng.- Bước đầu xác định tương quan giữa nồng độ kim loại nặng tích tụ với nồng độ p ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: