Danh mục

Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylosanthes Guianensiss CIAT 184 trồng tại Thái Nguyên

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.03 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định ảnh hưởng của phân lân đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184) trồng tại Thái Nguyên. Bốn công thức thí nghiệm ứng với bốn mức phân lân: ĐC 0; CT1: 250; CT2 500 và CT3: 750kg/ha đã được áp dụng, phân bón nền như nhau cho cả 4 công thức: phân chuồng: 20 tấn; phân đạm ure 50kg; phân clorua kali 200kg cho 1 ha trong một năm. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm chiều cao cây và năng suất và phân tích thành phần hóa học của cỏ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phân lân đến năng suất và chất lượng của cỏ Stylosanthes Guianensiss CIAT 184 trồng tại Thái Nguyên Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 33 - 38 ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN LÂN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƢỢNG CỦA CỎ STYLOSANTHES GUIANENSIS CIAT 184 TRỒNG TẠI THÁI NGUYÊN Hồ Thị Bích Ngọc, Phan Đình Thắm*, Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Hƣng Quang Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đƣợc tiến hành nhằm xác định ảnh hƣởng của phân lân đến năng suất và chất lƣợng của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184) trồng tại Thái Nguyên. Bốn công thức thí nghiệm ứng với bốn mức phân lân: ĐC 0; CT1: 250; CT2 500 và CT3: 750kg/ha đã đƣợc áp dụng, phân bón nền nhƣ nhau cho cả 4 công thức: phân chuồng: 20 tấn; phân đạm ure 50kg; phân clorua kali 200kg cho 1 ha trong một năm. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm chiều cao cây và năng suất và phân tích thành phần hóa học của cỏ Kết quả cho thấy: Chiều cao thấp nhất là 73,85cm (ĐC) trong vòng 105 ngày, trong khi chiều cao cao nhất là 80,40 cm (CT2). Năng suất chất xanh đạt từ 49,16 – 63,70 tấn/ha/năm thứ nhất và 30,21 - 34,33 tấn/ha/năm thứ hai, ứng với công thức ĐC và CT2. Công thức bón lân (500 kg/ha/năm) là tốt nhất cho sự phát triển của cỏ Stylo CIAT 184. Thành phần hoá học của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 chịu ảnh hƣởng của mức phân lân khác nhau. Tăng mức phân lân không chỉ làm tăng năng suất chất xanh, mà còn làm giảm tỷ lệ chất xơ trong cỏ. Từ khóa: Stylo CIAT 184, phân lân, tốc độ tăng trưởng, năng suất, thành phần hóa học. ĐẶT VẤN ĐỀ* VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phospho có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ cây, đặc biệt thúc đẩy mạnh sự phát triển của hệ rễ bên và lông hút, là những bộ phận trực tiếp hấp thu dinh dƣỡng rất quan trọng của cây. Nó là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình cố định đạm. Phospho liên quan trực tiếp đến hình thành nốt sần và cố định đạm, do đó quyết định phần lớn đến năng suất sau này của cây (Pereira P và cs, 1989), (Leung và cs, 1987). Đối với cây họ đậu nhu cầu và khả năng hấp thu phospho cao hơn so với cỏ hòa thảo. Cây đậu rất mẫn cảm với sự thiếu phospho. Khi phospho ít thì diện tích lá và năng suất giảm (Rao và cs., 1995, 1996, 1997). Vật liệu và thời gian nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu này là xác định đƣợc ảnh hƣởng của phân lân đến năng suất và chất lƣợng của cỏ Stylosanthes guianensis CIAT 184 (Stylo CIAT 184) làm cơ sở cho việc nhân rộng trong những năm tiếp theo, không chỉ đảm bảo khẩu phần ăn cân đối cho động vật nhai lại, mà còn làm nguyên liệu chế biến bột cỏ làm thức ăn bổ sung cho lợn và gia cầm tại Thái Nguyên. * Tel: 0912 735671 Cỏ Stylo CIAT 184 đƣợc trồng và theo dõi khả năng sinh trƣởng tại Trung tâm thực hành thực nghiệm - Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Hạt cỏ đƣợc xử lý nứt nanh, gieo vào ngày 14/03/2010. Đất đƣợc làm kỹ, cày sâu 25cm, cày bừa ba lần đảm bảo đất nhỏ tơi xốp, sạch cỏ dại, rạch hàng cách hàng 50cm. Bố trí thí nghiệm Thí nghiệp với 4 công thức phân bón, cả 4 công thức đƣợc bón giống nhau phân bón nền, chúng chỉ khác nhau liều lƣợng phân lân/ha/năm. Cụ thể là: Phân bón nền (PBN): phân chuồng 20 tấn/ha/năm, đạm ure 50 kg/ha/năm, clorua kali 200 kg/ha/năm. Các công thức thí nghiệm: Đối chứng (ĐC): PBN + 0 kg super lân/ha/năm Thí nghiệm 1 (CT1): PBN + 250 kg super lân/ha/năm Thí nghiệm 2 (CT2): PBN + 500 kg super lân/ha/năm Thí nghiệm 3 (CT3): PBN + 750 kg super lân/ha/năm 33 Hồ Thị Bích Ngọc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Mỗi công thức thí nghiệm đƣợc bố trí trên diện tích mỗi ô 30m2 và lặp lại 3 lần; Theo dõi sinh trƣởng bằng cách đo chiều cao cây ở các ngày thứ 15, 30, 45, 60, 75, 90 và 105 tính từ khi cây mọc khỏi mặt đất. Mỗi luống đo, đếm tại 5 điểm khác nhau (4 điểm tại 4 góc và giao điểm của hai đƣờng chéo); mỗi điểm đo, đếm 4 cây; tính giá trị trung bình của ô. Thu hoạch : Cắt lứa 1 sau khi gieo 105 ngày, độ cao cắt là 20 – 25cm, khoảng cách cắt của lứa 2 là 60 ngày của lứa 3 là 75 ngày. Lấy mẫu cỏ và phân tích thành phần hóa học tại Viện Khoa học sự sống – Đại học Thái Nguyên và Viện dinh dƣỡng Quốc gia Xử lý số liệu Số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê sinh học bằng bằng phần mềm MINITAB version 14 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hƣởng của phân lân đến chiều cao cỏ Stylo CIAT 184 Chiều cao sinh trƣởng của cỏ Stylo CIAT 184 trong giai đoạn 1 - 30 ngày tuổi đều thấp ở hầu hết các công thức. Sau một tháng cây có chiều cao thấp nhất là 5,67cm ở ĐC, cao nhất là 6,23cm ở CT2. Mức phân lân 250kg/ha, 500kg/ha, 750kg/ha chênh lệch so với ĐC tƣơng ứng là 0,55cm; 0,44 và 0,52cm. Chênh lệch giữa các công thức bón phân không có sự sai khác thống kê (P>0,05). Sau 60 ngày, cây có chiều cao thấp nhất là 23,51cm, cao nhất là 25,59cm. Sau 105 ngày, cây có chiều cao thấp nhất là 73,85 cm; cao nhất là 80,40 cm, tƣơng ứng với mức bón phân ở công thức ĐC và CT2 (với P ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: