![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus Guttatus, Bloch 1787)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 454.97 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hai thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa có khối lượng trung bình 0,22g/con được bố trí ngẫu nhiên vào 15 bể (30 L/bể), mật độ 4 con/L. Cá được cho ăn 5 loại thức ăn (Lansy + BS; NRD 3/5; Flake đỏ; Tảo khô và Lansy). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus Guttatus, Bloch 1787) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN CHO ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA GIỐNG (Siganus guttatus, Bloch 1787) EFFECTS OF DIFFERENT DIETS AND FEEDING RATES ON GROWTH AND SURVIVAL OF JUVENILE GOLDEN RABBIT FISH (Siganus guttatus, Bloch 1787) Phan Văn Út1, Nguyễn Đắc Kiên2, Trần Vỹ Hích3 TÓM TẮT Hai thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa có khối lượng trung bình 0,22g/con được bố trí ngẫu nhiên vào 15 bể (30 L/bể), mật độ 4 con/L. Cá được cho ăn 5 loại thức ăn (Lansy + BS; NRD 3/5; Flake đỏ; Tảo khô và Lansy). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy cá dìa đạt khối lượng và chiều dài cao nhất tại nghiệm thức sử dụng thức ăn NRD 3/5 và có sai khác ý nghĩa với sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Không có sai khác về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống giữa cá dìa khi cho ăn thức ăn Lansy và Lansy + BS. Trong thí nghiệm 2, cá dìa được cho ăn thức ăn NRD 3/5 với 5 khẩu phần ăn khác nhau (6, 8, 10, 12 và 14% khối lượng thân). Kết quả cho thấy cá dìa đạt sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thức cho ăn khẩu phần 14% khối lượng thân. Không có sự sai khác ý nghĩa về khối lượng cuối của cá dìa cho ăn khẩu phần 6, 8, 10 và 12% khối lượng thân. Do đó sử dụng thức ăn NRD 3/5 với khẩu phần 14 % khối lượng thân là thích hợp cho sinh trưởng của cá dìa giai đoạn giống. Từ khóa: Cá dìa, khẩu phần thức ăn, Siganus guttatus ABSTRACT Two experiments were conducted to evaluate the effects of different diets and feeding rates on growth of juvenile golden rabbit fish. In the first experiment, the fish (0,22 g/individual) was randomly distributed to fifteen tanks (30 L/tank) with stocking rate was 4 fish per tank. Fish were fed 5 different diets including Lansy + BS; NRD 3/5; Red Flake; Dried algae and Lansy with triplicates per each treatment. Results pointed out that the golden rabbit fish fed NRD 3/5 diet showed the highest weight and length and had significant differences with that of fish fed other diets (P < 0,05). No significant differences on final weight and length of fish fed Lansy diet and Lansy + BS. In the second one, fish was fed NRD 3/5 diet with five feeding rates (6, 8, 10, 12 and 14% wet body weight). Results indicated that the golden rabbit fish fed 14% of feeding rate showed the highest growth rate and had significant difference with other fish fed lower feeding rates (P < 0,05). The increasing of feeding rate from 6 to 12% did not significantly effect on the final weight of juvenile fish (P > 0,05). Thus, the using of NRD 3/5 diet with feeding rate at 14 % wet body weight are suitable for the growth of juvenile golden rabbit fish. Keywords: Golden rabbit fish, feeding rates, siganus guttatus I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá dìa (Siganus guttatus) là đối tượng cá biển, phân bố nhiều ở vùng Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương (Woodland, 1990). Đây là loài có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản nhờ khả năng sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt, nằm ở mức thấp trong chuỗi thức ăn và dễ dàng được thị trường chấp nhận (Zhao và ctv, 2013). Cá dìa đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Trung Quốc, tuy nhiên những thông tin sâu hơn về ương giống và nuôi thương phẩm vẫn còn nhiều hạn chế (Zhao và ctv, 2013). ThS. Phan Văn Út: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang ThS. Nguyễn Đắc Kiên: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Trần Vỹ Hích: Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống và Dịch bệnh thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 1 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 Trong sản xuất giống cá biển, việc xác định loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi có ý nghĩa quan trọng vì đây là giai đoạn cá dần hoàn thiện hệ thống tiêu hóa. Trong tự nhiên, cá dìa là đối tượng ăn thực vật và thường trú ngụ ven bờ trong các vịnh hay đầm phá (Woodland, 1997). Trong giai đoạn ấu trùng thì cá dìa ăn động vật phù du, trong khi giai đoạn giống, thức ăn chủ yếu là các thực vật biển, ngay cả tảo cũng không tìm thấy trong đường ruột của chúng (Suyehiro, 1942; Gundermann và ctv, 1983). Giai đoạn trưởng thành tính ăn của chúng vẫn không khác giai đoạn giống, nhưng có xu hướng ăn những loại thức ăn có kích cỡ lớn hơn như các loài rong biển, cỏ biển. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng còn có thể sử dụng được các loài thức ăn công nghiệp và chế biến nhưng hiệu quả kém hơn hẳn những loại thức ăn có nguồn gốc từ các loại thực vật biển. Ismael (1976), chỉ ra rằng Siganus virgatus sẽ tăng trưởng tốt hơn khi ăn Sargassum sp thay vì các loại thức ăn bột viên. Tuy nhiên những thông tin về loại thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn nuôi của cá dìa để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo thì vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc xác định khẩu phần cho ăn thích hợp để đạt tăng trưởng tối ưu và hạn chế thấp nhất thức ăn thừa và ô nhiễm môi trường nuôi là yếu tố quan trọng trong sản xuất giống cá biển (Sun và ctv., 2006). Theo Sun và ctv (2006), tăng khẩu phần ăn từ 3 lên 9 % khối lượng cơ thể trên ngày có thể giúp cải thiện tăng trưởng, tuy nhiên cũng làm tăng mức năng lượng trong trong thức ăn thải ra ngoài môi trường nuôi. Mục đích của thí nghiệm này nhằm xác định được loại thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho cá dìa giai đoạn 2 - 5cm trên cơ sở thử nghiệm các loại thức ăn thường được sử dụng trong ương các loài cá biển khác. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cá dìa (Siganus guttatus) giai đoạn giống (2cm). Cá giống được thu từ kết quả sản xuất giống nhân tạo và được nuôi trong bể composite 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm. Sau đó cá dìa có khối lượng trung bình 0,22 g/con được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể comp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá dìa giống (Siganus Guttatus, Bloch 1787) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ KHẨU PHẦN CHO ĂN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ DÌA GIỐNG (Siganus guttatus, Bloch 1787) EFFECTS OF DIFFERENT DIETS AND FEEDING RATES ON GROWTH AND SURVIVAL OF JUVENILE GOLDEN RABBIT FISH (Siganus guttatus, Bloch 1787) Phan Văn Út1, Nguyễn Đắc Kiên2, Trần Vỹ Hích3 TÓM TẮT Hai thí nghiệm được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của thức ăn và khẩu phần cho ăn đến sinh trưởng của cá dìa giống. Trong thí nghiệm 1, cá dìa có khối lượng trung bình 0,22g/con được bố trí ngẫu nhiên vào 15 bể (30 L/bể), mật độ 4 con/L. Cá được cho ăn 5 loại thức ăn (Lansy + BS; NRD 3/5; Flake đỏ; Tảo khô và Lansy). Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả cho thấy cá dìa đạt khối lượng và chiều dài cao nhất tại nghiệm thức sử dụng thức ăn NRD 3/5 và có sai khác ý nghĩa với sinh trưởng của cá ở các nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Không có sai khác về khối lượng, chiều dài và tỷ lệ sống giữa cá dìa khi cho ăn thức ăn Lansy và Lansy + BS. Trong thí nghiệm 2, cá dìa được cho ăn thức ăn NRD 3/5 với 5 khẩu phần ăn khác nhau (6, 8, 10, 12 và 14% khối lượng thân). Kết quả cho thấy cá dìa đạt sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thức cho ăn khẩu phần 14% khối lượng thân. Không có sự sai khác ý nghĩa về khối lượng cuối của cá dìa cho ăn khẩu phần 6, 8, 10 và 12% khối lượng thân. Do đó sử dụng thức ăn NRD 3/5 với khẩu phần 14 % khối lượng thân là thích hợp cho sinh trưởng của cá dìa giai đoạn giống. Từ khóa: Cá dìa, khẩu phần thức ăn, Siganus guttatus ABSTRACT Two experiments were conducted to evaluate the effects of different diets and feeding rates on growth of juvenile golden rabbit fish. In the first experiment, the fish (0,22 g/individual) was randomly distributed to fifteen tanks (30 L/tank) with stocking rate was 4 fish per tank. Fish were fed 5 different diets including Lansy + BS; NRD 3/5; Red Flake; Dried algae and Lansy with triplicates per each treatment. Results pointed out that the golden rabbit fish fed NRD 3/5 diet showed the highest weight and length and had significant differences with that of fish fed other diets (P < 0,05). No significant differences on final weight and length of fish fed Lansy diet and Lansy + BS. In the second one, fish was fed NRD 3/5 diet with five feeding rates (6, 8, 10, 12 and 14% wet body weight). Results indicated that the golden rabbit fish fed 14% of feeding rate showed the highest growth rate and had significant difference with other fish fed lower feeding rates (P < 0,05). The increasing of feeding rate from 6 to 12% did not significantly effect on the final weight of juvenile fish (P > 0,05). Thus, the using of NRD 3/5 diet with feeding rate at 14 % wet body weight are suitable for the growth of juvenile golden rabbit fish. Keywords: Golden rabbit fish, feeding rates, siganus guttatus I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá dìa (Siganus guttatus) là đối tượng cá biển, phân bố nhiều ở vùng Đông Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương (Woodland, 1990). Đây là loài có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản nhờ khả năng sinh sản tốt trong điều kiện nuôi nhốt, nằm ở mức thấp trong chuỗi thức ăn và dễ dàng được thị trường chấp nhận (Zhao và ctv, 2013). Cá dìa đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Trung Quốc, tuy nhiên những thông tin sâu hơn về ương giống và nuôi thương phẩm vẫn còn nhiều hạn chế (Zhao và ctv, 2013). ThS. Phan Văn Út: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang ThS. Nguyễn Đắc Kiên: Viện Công nghệ sinh học và Môi trường - Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Trần Vỹ Hích: Trung tâm Nghiên cứu sản xuất giống và Dịch bệnh thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 1 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 4/2014 Trong sản xuất giống cá biển, việc xác định loại thức ăn phù hợp với từng giai đoạn nuôi có ý nghĩa quan trọng vì đây là giai đoạn cá dần hoàn thiện hệ thống tiêu hóa. Trong tự nhiên, cá dìa là đối tượng ăn thực vật và thường trú ngụ ven bờ trong các vịnh hay đầm phá (Woodland, 1997). Trong giai đoạn ấu trùng thì cá dìa ăn động vật phù du, trong khi giai đoạn giống, thức ăn chủ yếu là các thực vật biển, ngay cả tảo cũng không tìm thấy trong đường ruột của chúng (Suyehiro, 1942; Gundermann và ctv, 1983). Giai đoạn trưởng thành tính ăn của chúng vẫn không khác giai đoạn giống, nhưng có xu hướng ăn những loại thức ăn có kích cỡ lớn hơn như các loài rong biển, cỏ biển. Trong điều kiện nuôi nhốt, chúng còn có thể sử dụng được các loài thức ăn công nghiệp và chế biến nhưng hiệu quả kém hơn hẳn những loại thức ăn có nguồn gốc từ các loại thực vật biển. Ismael (1976), chỉ ra rằng Siganus virgatus sẽ tăng trưởng tốt hơn khi ăn Sargassum sp thay vì các loại thức ăn bột viên. Tuy nhiên những thông tin về loại thức ăn phù hợp cho từng giai đoạn nuôi của cá dìa để từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất giống nhân tạo thì vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó việc xác định khẩu phần cho ăn thích hợp để đạt tăng trưởng tối ưu và hạn chế thấp nhất thức ăn thừa và ô nhiễm môi trường nuôi là yếu tố quan trọng trong sản xuất giống cá biển (Sun và ctv., 2006). Theo Sun và ctv (2006), tăng khẩu phần ăn từ 3 lên 9 % khối lượng cơ thể trên ngày có thể giúp cải thiện tăng trưởng, tuy nhiên cũng làm tăng mức năng lượng trong trong thức ăn thải ra ngoài môi trường nuôi. Mục đích của thí nghiệm này nhằm xác định được loại thức ăn và khẩu phần ăn phù hợp cho cá dìa giai đoạn 2 - 5cm trên cơ sở thử nghiệm các loại thức ăn thường được sử dụng trong ương các loài cá biển khác. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cá dìa (Siganus guttatus) giai đoạn giống (2cm). Cá giống được thu từ kết quả sản xuất giống nhân tạo và được nuôi trong bể composite 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm. Sau đó cá dìa có khối lượng trung bình 0,22 g/con được bố trí ngẫu nhiên vào trong các bể comp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ảnh hưởng của thức ăn Khẩu phần ăn Sinh trưởng dìa giống Cá dìa giốngTài liệu liên quan:
-
Khẩu phần ăn của học sinh trường THCS Nguyễn Chí Thanh tại Gia Nghĩa, Đăk Nông
7 trang 37 1 0 -
6 trang 35 1 0
-
7 trang 25 0 0
-
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 8
58 trang 20 0 0 -
Thức ăn và dinh dưỡng cho thủy sản
142 trang 19 0 0 -
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 4
28 trang 18 0 0 -
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 6
38 trang 18 0 0 -
6 trang 17 0 0
-
Chương 1: Bài toán quy hoạch tuyến tính - bài 3
0 trang 17 0 0 -
Bộ đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Sinh lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án
12 trang 16 0 0