Danh mục

Ảnh hưởng của tính độc lập của kiểm toán nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 416.75 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của nghiên cứu "Ảnh hưởng của tính độc lập của kiểm toán nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam" là tìm hiểu mối quan hệ giữa tính độc lập và sự hữu hiệu của KTNB thông qua phân tích dữ liệu thu thập từ các kiểm toán viên nội bộ và các nhà quản lý trong các ngân hàng, công ty lớn có KTNB tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và hồi quy trong SPSS 26. Các phát hiện chỉ ra rằng tính độc lập của KTNB có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến sự hữu hiệu của KTNB. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tính độc lập của kiểm toán nội bộ đến sự hữu hiệu của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ Ở VIỆT NAM INFLUENCE OF INTERNAL AUDIT INDEPENDENCE ON INTERNAL AUDIT EFFECTIVENESS IN VIETNAM TS. Nguyễn Thị Hồng Lam Trường Đại học Thương MạiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Kiểm toán nội bộ (KTNB) là một công cụ quản lý cần thiết để đạt được sự kiểm soát hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. KTNB cũng là một phương tiện quan trọng để thúc đẩy quản trị, gia tăng giá trị cho đơn vị và thúc đẩy các dịch vụ công. Do đó, việc xem xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của KTNB trong đó có tính độc lập của KTNB là rất quan trọng đối với việc thiết lập và vận hành KTNB nhằm đạt được các mục tiêu của nó. Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu mối quan hệ giữa tính độc lập và sự hữu hiệu của KTNB thông qua phân tích dữ liệu thu thập từ các kiểm toán viên nội bộ và các nhà quản lý trong các ngân hàng, công ty lớn có KTNB tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả và hồi quy trong SPSS 26. Các phát hiện chỉ ra rằng tính độc lập của KTNB có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến sự hữu hiệu của KTNB. Đây cũng là cơ sở để đề xuất một số kiến nghị đối với bộ phận KTNB, đơn vị có KTNB và các cơ quan hoạch định chính sách. Từ khóa: KTNB, hiệu lực, tính độc lập ABSTRACT Internal Audit (IA) is an essential management tool to achieve effective control in business. IA is also an important means to promote governance, improve operational efficiency, add value to the unit and promote public services. Therefore, reviewing and evaluating the factors affecting the IA effectiveness including the internal audit independence are important to the establishment and operation of IA to achieve the internal audit objectives. The objective of this study is to explore the relationship between internal audit independence and internal audit effectiveness through analysis of data collected from internal auditors and managers in banks, large companies with IA in Vietnam. The study used descriptive and regression analysis in SPSS 26. The findings indicated that internal audit independence had positive and significant effect on internal audit effectiveness. This is also the basis for proposing some recommendations for the IA department, the unit with IA and policy-making agencies. Key words: Internal audit (IA), effectiveness, independence1. Giới thiệu KTNB được định nghĩa “là một hoạt động đảm bảo và tư vấn khách quan, độc lập, đượcthiết kế để gia tăng giá trị và cải thiện hoạt động của một tổ chức. KTNB giúp tổ chức hoàn thànhcác mục tiêu của mình bằng cách đưa ra một cách tiếp cận có hệ thống, nguyên tắc để đánh giávà nâng cao hiệu quả của các quy trình quản lý rủi ro, hoạt động kiểm soát và quản trị” (Viện 1384 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021KTNB- IIA, 2018). KTNB cung cấp sự đảm bảo về các thủ tục chiến lược, quản lý và kiểm soátrủi ro của tổ chức, và giúp tổ chức đạt được các mục tiêu. Các hoạt động KTNB được thực hiệntrong các môi trường văn hóa và pháp lý khác nhau, trong các tổ chức có mục tiêu, quy mô, sựphức tạp và cấu trúc tổ chức khác nhau và bởi các bên nội bộ hoặc bên ngoài khác nhau. Trướcđây, vai trò của KTNB chỉ tập trung vào ước tính tài chính và giám sát kiểm soát. Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây, tầm quan trọng của KTNB đã được nâng lên đáng kể bởi các công ty buộcphải sử dụng KTNB (Burnaby và Hass, 2011). Điều này là do sự thay đổi về công nghệ, chính trị,chính sách và kinh tế diễn ra trong những thập kỷ qua đã ảnh hưởng đáng kể đến các chức năngvà hoạt động thiết yếu của các công ty, đồng thời gia tăng rủi ro kinh doanh, bất ổn kinh tế và cácvụ bê bối gian lận tài chính (Bekiaris và cộng sự, 2013; Vinary và Skaerbaek, 2014; Tsipouridouvà Spathis, 2014; Gbadago, 2015). KTNB bắt đầu hình thành và phát triển trên thế giới cả về lý thuyết và thực tiễn vào nhữngnăm 1940 của thế kỷ trước. Tại Việt Nam, ngày 28-10-1997, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết địnhsố 832-TC/QĐ/CĐKT về quy chế KTNB áp dụng cho các doanh nghiệp, đây được coi là văn bảnpháp lý đầu tiên của Việt Nam về KTNB. Tuy nhiên, do nhận thức chưa đầy đủ và quan điểm chưathống nhất nên tại thời điểm đó, văn bản này thực sự phát huy được hiệu quả. Sau gần 20 năm,trước những bất cập trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính nhà nước, tài chínhdoanh nghiệp và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế thị trường, KTNB đã chính thức đượcđưa vào các quy định của Luật Kế toán sửa đổi năm 2015, sau đó là một số điều khoản trong LuậtKiểm toán độc lập và các quy định có liên quan khác. Ngày 22/01/2019, Chính phủ đã ban hànhNghị định số 05/2019/NĐ-CP quy định về KTNB, trong đó có một số quy định về KTNB tại doanhnghiệp và đến ngày 10/7/2020, Bộ Tài chính đã có hướng dẫn chi tiết hơn tại Thông tư 66/2020/TT-BTC về Ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho doanh nghiệp và Thông tư67/2020/TT-BTC về Ban hành Quy chế mẫu về kiểm toán nội bộ áp dụng cho cơ quan nhà nước,đơn vị sự nghiệp công lập. Năm 2021, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư số 8/2021/TT-BTC hướng dẫn chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam và các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệpkiểm toán nội bộ vào ngày 25/01/2021. Tất cả điều này đã tạo ra hành lang pháp lý hỗ trợ chodoanh nghiệp và các đơn vị trong việc xây dựng, vận hành KTNB. Thực tế triển khai cho thấy mộtsố doanh nghiệp, hầu hết là các doanh nghiệp lớn hoặc ngân hàng đã bắt đầu sử dụng có hiệu quảKTNB như Tập đoàn Bảo Việt, Vinamilk, Công ty Cổ phần Mía đường Thành Công Tây Ninh,C ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: