Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775)
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 657.93 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) đã được nghiên cứu qua ba thí nghiệm riêng biệt về tỷ lệ pha loãng (1:50, 1:100, 1:200 (tinh dịch: biển nhân tạo ASW), về pH (6,0; 7,0; 8,0; 9,0) và về nồng độ thẩm thấu (200, 300, 400 và 500 mOsm/kg). Ở các thí nghiệm này, tỉ lệ tinh trùng hoạt lực và thời gian hoạt lực đã được quan sát. Kết quả cho thấy, các thông số hoạt lực tốt nhất của tinh trùng quan sát được khi pha loãng tinh dịch ở tỷ lệ 1:100, pH (8,0) và nồng độ thẩm thấu là 500 mOsm/kg. Các kết quả này có thể đóng góp hữu ích trong việc hoàn thiện các phương pháp bảo quản tinh trùng ở không chỉ cá Hồng bạc mà còn ở các loài cá xương biển khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHA LOÃNG, pH VÀ NỒNG ĐỘ THẨM THẤU LÊN HOẠT LỰC TINH TRÙNG CÁ HỒNG BẠC (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) EFFECTS OF DILUTION, pH AND OSMOLALITY ON SPERMATOZOA MOTILITY IN SILVER RED SNAPPER (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) Lê Minh Hoàng1, Nguyễn Địch Thanh2 Ngày nhận bài: 30/7/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/3/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) đã được nghiên cứu qua ba thí nghiệm riêng biệt về tỷ lệ pha loãng (1:50, 1:100, 1:200 (tinh dịch: biển nhân tạo ASW), về pH (6,0; 7,0; 8,0; 9,0) và về nồng độ thẩm thấu (200, 300, 400 và 500 mOsm/kg). Ở các thí nghiệm này, tỉ lệ tinh trùng hoạt lực và thời gian hoạt lực đã được quan sát. Kết quả cho thấy, các thông số hoạt lực tốt nhất của tinh trùng quan sát được khi pha loãng tinh dịch ở tỷ lệ 1:100, pH (8,0) và nồng độ thẩm thấu là 500 mOsm/kg. Các kết quả này có thể đóng góp hữu ích trong việc hoàn thiện các phương pháp bảo quản tinh trùng ở không chỉ cá Hồng bạc mà còn ở các loài cá xương biển khác. Từ khóa: tỷ lệ pha loãng, nồng độ thẩm thấu, hoạt lực tinh trùng, Lutjanus argentimaculatus ABSTRACT Effects of environmental factors on the performance of sperm motility in Lutjanus argentimaculatus (Forsskal,1775) had been estimated by conducting three separate experiments in which treatments differed in, dilution (1:50; 1:100; 1:200 (semem: artificial seawater), pH value (6.0; 7.0; 8.0 and 9.0) and osmolality (200; 300; 400 and 500 mOsm.kg-)1. In these experiments, the maximum percentage of motile sperms and total duration motility of all sperms were observed. Based on the results, the best performances of sperm were shown in treatments with 1:100 dilution, pH 8.0 and osmolality of 500 mOsm.kg-1. To be concluded, these results can be usefully contributed in improvement of the sperm preservation methods in not only this species but also in other marine teleost. Keywords: dilution ratio, osmolality, sperm motility, Lutjanus argentimaculatus I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forsskal, 1775) là loài rộng muối, phân bố ở nhiều khu vực trên thế giới, từ vùng Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương (Indo-West Pacific) từ Samoa và đảo Line đến Đông Phi, và từ phía Bắc Australia đến đảo Ryukyu; và rải rác ở vùng Đông Địa Trung Hải qua kênh đào Suez [10]. Ở Việt Nam, cá Hồng bạc phân bố rải rác dọc theo bờ biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng biển Tây Nam bộ, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển Nam Trung bộ [4]. Cá Hồng bạc có 1 tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, giá bán hiện nay đạt từ 100.000đ/ kg -170.000đ/kg [5]. Ở Việt Nam, cá hồng bạc có thị trường xuất khẩu rộng và khá hấp hẫn như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, EU [6]. Tương tự các đối tượng cá biển khác như cá chẽm (Laters calcarifer), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis), cá mú (Epinephelus spp.), cá giò (Rachycentron canadum) và cá măng (Chanos chanos), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) là loài cá có giá trị kinh tế cao và đang được nuôi thương phẩm ở nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh TS. Lê Minh Hoàng, 2 TS. Nguyễn Địch Thanh: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Nam Trung bộ [6]. Tuy nhiên, cho đến nay, quá trình sinh sản nhân tạo và ương giống cá Hồng bạc đang gặp nhiều khó khăn, do nguồn giống và cá bố mẹ phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên [6]. Năm 2012, Nguyễn Địch Thanh [5] đã nghiên cứu sản suất giống nhân tạo cá hồng bạc thành công tuy nhiên nguồn cá bố mẹ cho nghiên cứu vẫn phải đánh bắt từ tự nhiên. Do đó, hiện nay, các quy trình bảo quản tinh lâu dài có thể là giải pháp phù hợp để giảm bớt sự cần thiết phải đánh bắt cá đực cùng thời điểm với cá cái bố mẹ. Ngoài ra, các phương pháp bảo quản này cũng nâng cao sự hiệu quả và mức kiểm soát trong quản lý di truyền đàn cá, nhờ vậy không chỉ hữu hiệu trong nuôi trồng thủy sản mà còn giúp bảo vệ nguồn lợi tự nhiên (tổng quan bởi [16]). Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào công bố về việc bảo quản thành công tinh trùng của loài cá này. Để phát triển các phương pháp bảo quản, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh của tinh dịch thông qua biểu hiện vận động của tinh trùng là rất quan trọng. Các yếu tố môi trường bao gồm tỷ lệ pha loãng, áp suất thẩm thấu, pH, nhiệt độ, nồng độ các ion (ví dụ, Ca2+, Mg2+, K+, Na+) đã được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể lên hoạt lực của tinh trùng [7, 15] và vì vậy sẽ ảnh hưởng lên chất lượng tinh và khả năng thụ tinh [15]. Các nghiên cứu loại này đã được thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ, cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) [7], cá đù vàng (Larimichthys polyactis) [15], cá bơn Đại Tây Dương (Hippoglossus hippoglossus) [14], cá chẽm mõn nhọn (Psammoperca waigiensis) [3]; tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về cá hồng bạc. Vì thế, nghiên cứu này của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin đầu tiên về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường (tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu) lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc mà nhờ đó sẽ góp phần cải thiện các điều kiện trong bảo quản ngắn hạn và dài hạn của tinh trùng loài cá này trong tương lai. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thu mẫu Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forskal, 1775) đực thu thập từ tự nhiên, được nuôi vỗ một thời gian trong các lồng nuôi tại Vũng Ngán Nha Trang - Khánh Hòa. Cá này được cho ăn bằng cá tạp (khẩu phần ăn: 5% khối lượng cơ thể) kết hợp bổ sung vitamin và các khoáng chất đồng thời được chăm sóc tốt để cá thành ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2015 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHA LOÃNG, pH VÀ NỒNG ĐỘ THẨM THẤU LÊN HOẠT LỰC TINH TRÙNG CÁ HỒNG BẠC (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) EFFECTS OF DILUTION, pH AND OSMOLALITY ON SPERMATOZOA MOTILITY IN SILVER RED SNAPPER (Lutjanus argentimaculatus Forskal, 1775) Lê Minh Hoàng1, Nguyễn Địch Thanh2 Ngày nhận bài: 30/7/2014; Ngày phản biện thông qua: 19/3/2015; Ngày duyệt đăng: 15/9/2015 TÓM TẮT Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forsskal, 1775) đã được nghiên cứu qua ba thí nghiệm riêng biệt về tỷ lệ pha loãng (1:50, 1:100, 1:200 (tinh dịch: biển nhân tạo ASW), về pH (6,0; 7,0; 8,0; 9,0) và về nồng độ thẩm thấu (200, 300, 400 và 500 mOsm/kg). Ở các thí nghiệm này, tỉ lệ tinh trùng hoạt lực và thời gian hoạt lực đã được quan sát. Kết quả cho thấy, các thông số hoạt lực tốt nhất của tinh trùng quan sát được khi pha loãng tinh dịch ở tỷ lệ 1:100, pH (8,0) và nồng độ thẩm thấu là 500 mOsm/kg. Các kết quả này có thể đóng góp hữu ích trong việc hoàn thiện các phương pháp bảo quản tinh trùng ở không chỉ cá Hồng bạc mà còn ở các loài cá xương biển khác. Từ khóa: tỷ lệ pha loãng, nồng độ thẩm thấu, hoạt lực tinh trùng, Lutjanus argentimaculatus ABSTRACT Effects of environmental factors on the performance of sperm motility in Lutjanus argentimaculatus (Forsskal,1775) had been estimated by conducting three separate experiments in which treatments differed in, dilution (1:50; 1:100; 1:200 (semem: artificial seawater), pH value (6.0; 7.0; 8.0 and 9.0) and osmolality (200; 300; 400 and 500 mOsm.kg-)1. In these experiments, the maximum percentage of motile sperms and total duration motility of all sperms were observed. Based on the results, the best performances of sperm were shown in treatments with 1:100 dilution, pH 8.0 and osmolality of 500 mOsm.kg-1. To be concluded, these results can be usefully contributed in improvement of the sperm preservation methods in not only this species but also in other marine teleost. Keywords: dilution ratio, osmolality, sperm motility, Lutjanus argentimaculatus I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus Forsskal, 1775) là loài rộng muối, phân bố ở nhiều khu vực trên thế giới, từ vùng Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương (Indo-West Pacific) từ Samoa và đảo Line đến Đông Phi, và từ phía Bắc Australia đến đảo Ryukyu; và rải rác ở vùng Đông Địa Trung Hải qua kênh đào Suez [10]. Ở Việt Nam, cá Hồng bạc phân bố rải rác dọc theo bờ biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng biển Tây Nam bộ, nhưng tập trung nhiều nhất ở vùng biển Nam Trung bộ [4]. Cá Hồng bạc có 1 tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao, giá bán hiện nay đạt từ 100.000đ/ kg -170.000đ/kg [5]. Ở Việt Nam, cá hồng bạc có thị trường xuất khẩu rộng và khá hấp hẫn như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Mỹ, EU [6]. Tương tự các đối tượng cá biển khác như cá chẽm (Laters calcarifer), cá chẽm mõm nhọn (Psammoperca waigiensis), cá mú (Epinephelus spp.), cá giò (Rachycentron canadum) và cá măng (Chanos chanos), cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) là loài cá có giá trị kinh tế cao và đang được nuôi thương phẩm ở nước ta, nhiều nhất ở các tỉnh TS. Lê Minh Hoàng, 2 TS. Nguyễn Địch Thanh: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Nam Trung bộ [6]. Tuy nhiên, cho đến nay, quá trình sinh sản nhân tạo và ương giống cá Hồng bạc đang gặp nhiều khó khăn, do nguồn giống và cá bố mẹ phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên [6]. Năm 2012, Nguyễn Địch Thanh [5] đã nghiên cứu sản suất giống nhân tạo cá hồng bạc thành công tuy nhiên nguồn cá bố mẹ cho nghiên cứu vẫn phải đánh bắt từ tự nhiên. Do đó, hiện nay, các quy trình bảo quản tinh lâu dài có thể là giải pháp phù hợp để giảm bớt sự cần thiết phải đánh bắt cá đực cùng thời điểm với cá cái bố mẹ. Ngoài ra, các phương pháp bảo quản này cũng nâng cao sự hiệu quả và mức kiểm soát trong quản lý di truyền đàn cá, nhờ vậy không chỉ hữu hiệu trong nuôi trồng thủy sản mà còn giúp bảo vệ nguồn lợi tự nhiên (tổng quan bởi [16]). Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào công bố về việc bảo quản thành công tinh trùng của loài cá này. Để phát triển các phương pháp bảo quản, việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng và khả năng thụ tinh của tinh dịch thông qua biểu hiện vận động của tinh trùng là rất quan trọng. Các yếu tố môi trường bao gồm tỷ lệ pha loãng, áp suất thẩm thấu, pH, nhiệt độ, nồng độ các ion (ví dụ, Ca2+, Mg2+, K+, Na+) đã được chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể lên hoạt lực của tinh trùng [7, 15] và vì vậy sẽ ảnh hưởng lên chất lượng tinh và khả năng thụ tinh [15]. Các nghiên cứu loại này đã được thực hiện trên nhiều đối tượng khác nhau, ví dụ, cá tầm Ba Tư (Acipenser persicus) [7], cá đù vàng (Larimichthys polyactis) [15], cá bơn Đại Tây Dương (Hippoglossus hippoglossus) [14], cá chẽm mõn nhọn (Psammoperca waigiensis) [3]; tuy nhiên, chưa có báo cáo nào về cá hồng bạc. Vì thế, nghiên cứu này của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin đầu tiên về ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường (tỷ lệ pha loãng, pH và nồng độ thẩm thấu) lên hoạt lực tinh trùng cá hồng bạc mà nhờ đó sẽ góp phần cải thiện các điều kiện trong bảo quản ngắn hạn và dài hạn của tinh trùng loài cá này trong tương lai. II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thu mẫu Cá hồng bạc Lutjanus argentimaculatus (Forskal, 1775) đực thu thập từ tự nhiên, được nuôi vỗ một thời gian trong các lồng nuôi tại Vũng Ngán Nha Trang - Khánh Hòa. Cá này được cho ăn bằng cá tạp (khẩu phần ăn: 5% khối lượng cơ thể) kết hợp bổ sung vitamin và các khoáng chất đồng thời được chăm sóc tốt để cá thành ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ảnh hưởng tỷ lệ pha loãng Ảnh hưởng nồng độ pH Nồng độ thẩm thấu Hoạt lực tinh trùng Cá hồng bạcTài liệu liên quan:
-
6 trang 22 0 0
-
5 trang 15 0 0
-
Ảnh hưởng của phương pháp hạ nhiệt đến chất lượng tinh dịch lợn bảo quản ở nhiệt độ thấp
8 trang 13 0 0 -
8 trang 13 0 0
-
Đặc tính lý hóa học của tinh trùng cá dìa
6 trang 13 0 0 -
5 trang 12 0 0
-
7 trang 12 0 0
-
6 trang 11 0 0
-
8 trang 11 0 0
-
Cá hồng bạc - Mangrove red snapper
3 trang 10 0 0