Danh mục

Đề tài: Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến kết quả thụ tinh nhân tạo cho dê bằng tinh đông lạnh cọng rạ

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 368.28 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để hiểu hơn về sự ảnh hưởng của hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh đến tỷ lệ thụ thai, ảnh hưởng của phương pháp giải đông đến hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh, ảnh hưởng thời điểm phối giống thích hợp đến tỷ lệ thụ thai với dê cái, ảnh hưởng của các phương pháp phối giống đến tỷ lệ thụ thai; mời các bạn cùng tham khảo " Đề tài: Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến kết quả thụ tinh nhân tạo cho dê bằng tinh đông lạnh cọng rạ" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đề tài: Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến kết quả thụ tinh nhân tạo cho dê bằng tinh đông lạnh cọng rạ ĐINH VĂN BÌNH – Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến kết quả thụ tinh nhân tạo... ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT ĐẾN KẾT QUẢ THỤ TINH NHÂN TẠO CHO DÊ BẰNG TINH ĐÔNG LẠNH CỌNG RẠ Đinh Văn Bình1*, Chu Đức Tụy1, Đỗ Văn Thu2 và Lê Thành Đô2 1 Trung tâm Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây- Thị Xã Sơn Tây - Hà Tây 2 Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Tác giả liên hệ : Đinh Văn Bình Tel: (0343) 838 889 / 0902 431.157; Fax: (0343) 881 404; Email: binhbavi@gmail.com ABSTRACT Effect of some technical factors on improving the conception rate of Goat inseminated by straw semen A study was conducted from January to December, 2006 in Goat & Rabbit research Center to evaluate, the effect of some technical factors on improving the conception rate of goat inseminated by frozen semen. The results showed that, the activities of sperm after thrawing ≥ 35% could get conception rate ≥ 50%. Best temperature of thrawing was 37oC and time of thrawing was 60 seconds. Insemination twice with interval of 8 hours got highest conception rate (66.6%) Keywords: Artificial Insemination technology; straw semen; goat crossed breeds. ĐẶT VẤN ĐỀ Trên thế giới từ đầu thế kỷ XX, việc ứng dụng thụ tinh nhân tạo (TTNT) vào chăn nuôi dê phát triển mạnh, nhất là ở các nước Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Đan Mạch và Hà Lan. Cho đến nay nhờ sự tài giúp đỡ của chính phủ Pháp, trên 90% đàn dê của Việt Nam được phối giống với phương pháp Thụ tinh nhân tạo bằng tinh đông lạnh cọng rạ. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu TTNT cho dê đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, kỹ thuật TTNT cho dê bằng tinh đông lạnh cọng rạ là nhu cầu cần thiết trong công tác lai tạo giống dê. Công nghệ đông lạnh lưu giữ tinh trùng lâu dài trong nitơ lỏng (-196oC) đã góp phần khai thác triệt để tiềm năng sinh sản của dê đực giống, nhất là đực giống cao sản, mở rộng phạm vi thụ tinh, góp phần lưu giữ quỹ gen và tính đa dạng sinh học các giống dê Việt Nam. TTNT giúp cho việc xuất nhập khẩu và thương mại giống một cách dễ dàng, tránh cận huyết và dịch bệnh, tránh sự chênh lệch về khối lương cơ thể, điều đó đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chăn nuôi. Tuy vậy, vấn đề TTNT dê chưa đươc đầu tư nghiên cứu ứng dụng nhiều ở nước ta. Kết quả ứng dụng kỹ thuật TTNT cho dê bằng tinh đông lạnh mới chỉ đạt 30-35%. Vì vậy. nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nâng cao kết quả TTNT cho dê bằng tinh đông lạnh cọng rạ là nhu cầu bức thiết của sản xuất, đặc biệt trong công tác lưu giữ nguồn gen để lai tạo giống dê ở nước ta. Với lý do. trên chúng tôi thực hiện “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật đến kết quả TTNT cho dê bằng tinh đông lạnh cọng rạ' VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu, thời gian và địa điểm 1 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 14-Tháng 10-2008 Vật liệu Sử dụng tinh dê đông lạnh cọng rạ thuộc các giống dê: Boer, Alpine, Saanen, Barbary, Beetal, Jumnabari, Bách Thảo. Tinh đông lạnh cọng rạ được nghiên cứu sản xuất bởi sự kết hợp giữa Trung tâm nghiên cứu Dê và thỏ Sơn Tây, Viện Khoa học Việt Nam, Trung tâm tinh đông lạnh Moncada các năm 2004 - 2005 - 2006 với 5000 liều được bảo quản trong Nitơ lỏng - 196 oC. Hoạt lực tiến thẳng của tinh trùng sau đông lạnh 30 - 55%, số lượng tinh trùng trong một cọng rạ khoảng 62,74 - 85,98 triệu con. Địa điểm nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây. Thời gian nghiên cứu Đế tài triển khai: Từ ngày 1/1/2006 - 31/12/2006 Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh đến tỷ lệ thụ thai Ảnh hưởng của phương pháp giải đông đến hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh Ảnh hưởng thời điểm phối giống thích hợp đến tỷ lệ thụ thai với dê cái Ảnh hưởng của các phương pháp phối giống đến tỷ lệ thụ thai Phương pháp nghiên cứu Ảnh hưởng của hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh đến tỷ lệ chửa Chọn những cọng tinh của cùng một con đực, sản xuất cùng một ngày, dùng kéo cắt bỏ hai đầu, lấy một giọt tinh dịch đặt lên phiến kính sạch, và tinh dịch được giải đông ở nhiệt độ (30 - 35 oC). Kiểm tra hoạt lực trên kính hiển vi Olympus với độ phóng đại 200 - 300 lần. Dùng một lá kính khô, sạch đậy lên giọt tinh dịch, sao cho giọt tinh dịch được dàn đều ra 4 cạnh của lá kính. Sau đó, đặt tiêu bản lên kính hiển vi và xem hoạt lực. Trong quá trình kiểm tra hoạt lực tinh trùng, tiêu bản luôn phải được sưởi ấm ở nhiệt độ 38 - 40 oC Chọn những cọng tinh của cùng một đực giống, sản xuất trong cùng một năm, do hoạt lực tinh trùng khi đông lạnh được khai thác sẽ khác nhau ở các mùa vụ khác nhau, dẫn đến hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh cũng khác nhau. Sau khi kiểm tra hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh bằng kính hiển vi, tiến hành phối cho dê cái động dục tự nhiên, thí nghiệm chia thành 3 lô, mỗi lô 6 con. Lô 1chọn những cọng tinh có hoạt lực sau đông lạnh ≤ 30%; Lô 2 chọn những cọng tinh có hoạt lực sau đông lạnh bằng 35%; Lô 3 chọn cọng tinh có hoạt lực sau đông lạnh ≥ 40%. Ảnh hưởng của các phương pháp giải đông tinh đông lạnh đến tỷ lệ thụ thai Dựa vào phương pháp giải đông của Visser (1974); Olar (1977). Tinh đông lạnh sau khi được giải đông ở nhiệt độ: 20oC; 37 oC; 42 oC, với các khoảng thời gian: 30; 60; 90; 120 giây. Xác định hoạt lực tinh trùng sau đông lạnh, theo dõi hoạt lực tinh trùng trong thời gian ủ ở 37oC. Chọn những cọng tinh của cùng một con đực, sản xuất cùng một ngày. Tiến hành giải đông ở các mức nhiệt độ khác nhau, chúng tôi tiến hành giải đông 15 lần. Sau đ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: