Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô khác nhau trong khẩu phần đến số lượng, chất lượng tinh dịch bò đực giống Brahman nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 539.90 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của thí nghiệm là xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) trong khẩu phần đến số lượng và chất lượng tinh của bò đực giống Brahman. Mười sáu bò đực giống Brahman (4-5 tuổi) được chia thành 4 lô thí nghiệm theo khối lượng cơ thể, số lượng và chất lượng tinh dịch, được nuôi với khẩu phần ăn ở 4 mức ME và CP khác nhau: 100% NRC 1996 (KP I), 105% NRC 1996 (KP II), 110% NRC 1996 (KP III) và đối chứng (khẩu phần đang sử dụng ở Trạm Moncada).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô khác nhau trong khẩu phần đến số lượng, chất lượng tinh dịch bò đực giống Brahman nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi – Số 104. Tháng 10/2019 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ PROTEIN THÔ KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH MONCADA Phùng Thế Hải, Đào Văn Lập, Lê Bá Quế, Lương Anh Dũng, Phạm Vũ Tuân, Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Thu Hòa, Phan Văn Hải, Phạm Văn Tuân và Phạm Kim Cương Viện Chăn nuôi Tác giả liên hệ: Phùng Thế Hải - Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương; Email: phungthehai@gmail.com TÓM TẮT Mục tiêu của thí nghiệm là xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) trong khẩu phần đến số lượng và chất lượng tinh của bò đực giống Brahman. Mười sáu bò đực giống Brahman (4-5 tuổi) được chia thành 4 lô thí nghiệm theo khối lượng cơ thể, số lượng và chất lượng tinh dịch, được nuôi với khẩu phần ăn ở 4 mức ME và CP khác nhau: 100% NRC 1996 (KP I), 105% NRC 1996 (KP II), 110% NRC 1996 (KP III) và đối chứng (khẩu phần đang sử dụng ở Trạm Moncada). Các chỉ tiêu đánh giá: Thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống ở mỗi lần khai thác. Kết quả cho thấy mức ME và CP ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch bò Brahman. Số lượng và chất lượng tinh của bò đực giống cho ăn ở mức II và mức III cao hơn so với mức I và đối chứng, sai khác có ý nghĩa thống kê (P0,05). Từ khóa: năng lượng trao đổi, proetein thô, chất lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng, Brahman ĐẶT VẤN ĐỀ Bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh là đối tượng đặc biệt vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bò đực giống phải đảm bảo theo từng giai đoạn phát triển, mùa vụ,… Không thể nuôi dưỡng các bò đực giống ở các độ tuổi khác nhau cùng chế độ dinh dưỡng vì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng so với nhu cầu. Chế độ dinh dưỡng của từng cá thể bò đực giống cũng khác nhau vì phụ thuộc vào điều kiện môi trường, chế độ nuôi dưỡng, chế độ khai thác… Dinh dưỡng đã được kết luận là có ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn, khả năng sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh dịch, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới, nơi mà mùa vụ có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thức ăn (Entwistle, 1983). Mục tiêu của nuôi dưỡng bò đực giống là đạt được tốc độ sinh trưởng tối ưu nhất và đạt tuổi thành thục sớm. Tuổi thành thục có mối liên hệ chặt với khối lượng cơ thể hơn so với tuổi của con vật. Thực tế cho thấy, ở một số giống gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh và đôi khi chúng đạt đến khối lượng trưởng thành sớm hơn trong khi cơ quan sinh dục ngoài và các tuyến hormone vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, nuôi dưỡng bò đực giống phải đạt được mục tiêu làm sao để bò đạt khối lượng thành thục khi các cơ quan sinh sản cũng hoàn thiện và sản xuất được tinh trùng đạt tiêu chuẩn để phối giống (Raza, 2012). Trên thế giới, phần lớn các nước đang phát triển trong đó có nước ta chưa xây dựng được một hệ thống đánh giá thức ăn và tiêu chuẩn ăn riêng cho bò của nước mình mà phần nhiều sử dụng hệ thống của NRC của Mỹ làm nền tảng, sau đó thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp (Đinh Văn Cải, 2015). Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Trạm 49 PHÙNG THẾ HẢI. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô khác nhau … Moncada) hiện đang nuôi dưỡng đàn bò đực giống Brahman sản xuất tinh phục vụ công tác cải tạo đàn bò Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng đàn bò đực giống để khai thác tinh cũng chưa được quan tâm tương xứng, do vậy tiềm năng về khả năng sản xuất chưa được phát huy tối đa. Mặt khác, khẩu phần nuôi dưỡng bò đực giống tại Trạm Moncada là khẩu phần tự phối hợp do đó giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không ổn định do hàm lượng dinh dưỡng của các nguyên liệu trong khẩu phần biến động. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học nào được tiến hành nhằm xác định mức năng lượng và protein thô cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh. Vì vậy, dựa theo tiêu chuẩn nhu cầu dinh dưỡng cho bò thịt của National Research Council (NRC, 1996) chúng tôi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi và protein thô đến năng suất và chất lượng tinh dịch bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm Moncada. Thí nghiệm này được triển khai nhằm xác định được ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trong khẩu phẩn nuôi bò đực giống Brahman sản xuất tinh đến số lượng, chất lượng tinh để đưa ra được mức khuyến cáo năng lượng trao đổi và protein thích hợp cho bò đực giống Brahman. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu 16 bò đực giống Brahman (khối lượng trung bình 869,08±25,60 kg, 4 – 5 tuổi) Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ 01/11/2016 – 28/02/2017 Địa điểm nghiên cứu: Trạm Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung Ương, Viện Chăn nuôi - Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của khẩu phần theo mức năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) khác nhau đến chất lượng tinh bò đực giống Brahman. Phương pháp thí nghiệm Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 16 bò đực Brahman từ 4 – 5 tuổi đồng đều về khối lượng (trung bình 869,06±25,60 kg) và số lượng, chất lượng tinh được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức, 4 khối, 4 bò/nghiệm thức và 4 bò/khối. Nhân tố nghiên cứu là mức năng lượng và protein, với 4 mức: Đối chứng (ĐC), Khẩu phần I: 100%NRC, Khẩu phần II (KP II): 105%NRC và Khẩu phần III ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô khác nhau trong khẩu phần đến số lượng, chất lượng tinh dịch bò đực giống Brahman nuôi tại trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh moncada VIỆN CHĂN NUÔI – Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi – Số 104. Tháng 10/2019 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC NĂNG LƯỢNG TRAO ĐỔI VÀ PROTEIN THÔ KHÁC NHAU TRONG KHẨU PHẦN ĐẾN SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG TINH DỊCH BÒ ĐỰC GIỐNG BRAHMAN NUÔI TẠI TRẠM NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH MONCADA Phùng Thế Hải, Đào Văn Lập, Lê Bá Quế, Lương Anh Dũng, Phạm Vũ Tuân, Lê Thị Loan, Nguyễn Thị Thu Hòa, Phan Văn Hải, Phạm Văn Tuân và Phạm Kim Cương Viện Chăn nuôi Tác giả liên hệ: Phùng Thế Hải - Trung tâm giống gia súc lớn Trung ương; Email: phungthehai@gmail.com TÓM TẮT Mục tiêu của thí nghiệm là xác định ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) trong khẩu phần đến số lượng và chất lượng tinh của bò đực giống Brahman. Mười sáu bò đực giống Brahman (4-5 tuổi) được chia thành 4 lô thí nghiệm theo khối lượng cơ thể, số lượng và chất lượng tinh dịch, được nuôi với khẩu phần ăn ở 4 mức ME và CP khác nhau: 100% NRC 1996 (KP I), 105% NRC 1996 (KP II), 110% NRC 1996 (KP III) và đối chứng (khẩu phần đang sử dụng ở Trạm Moncada). Các chỉ tiêu đánh giá: Thể tích tinh dịch, hoạt lực tinh trùng, nồng độ tinh trùng, tỷ lệ tinh trùng sống ở mỗi lần khai thác. Kết quả cho thấy mức ME và CP ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch bò Brahman. Số lượng và chất lượng tinh của bò đực giống cho ăn ở mức II và mức III cao hơn so với mức I và đối chứng, sai khác có ý nghĩa thống kê (P0,05). Từ khóa: năng lượng trao đổi, proetein thô, chất lượng tinh dịch, số lượng tinh trùng, Brahman ĐẶT VẤN ĐỀ Bò đực giống sản xuất tinh đông lạnh là đối tượng đặc biệt vì vậy chế độ dinh dưỡng cho bò đực giống phải đảm bảo theo từng giai đoạn phát triển, mùa vụ,… Không thể nuôi dưỡng các bò đực giống ở các độ tuổi khác nhau cùng chế độ dinh dưỡng vì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng so với nhu cầu. Chế độ dinh dưỡng của từng cá thể bò đực giống cũng khác nhau vì phụ thuộc vào điều kiện môi trường, chế độ nuôi dưỡng, chế độ khai thác… Dinh dưỡng đã được kết luận là có ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn, khả năng sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh dịch, đặc biệt là ở các khu vực nhiệt đới, nơi mà mùa vụ có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng thức ăn (Entwistle, 1983). Mục tiêu của nuôi dưỡng bò đực giống là đạt được tốc độ sinh trưởng tối ưu nhất và đạt tuổi thành thục sớm. Tuổi thành thục có mối liên hệ chặt với khối lượng cơ thể hơn so với tuổi của con vật. Thực tế cho thấy, ở một số giống gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh và đôi khi chúng đạt đến khối lượng trưởng thành sớm hơn trong khi cơ quan sinh dục ngoài và các tuyến hormone vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, nuôi dưỡng bò đực giống phải đạt được mục tiêu làm sao để bò đạt khối lượng thành thục khi các cơ quan sinh sản cũng hoàn thiện và sản xuất được tinh trùng đạt tiêu chuẩn để phối giống (Raza, 2012). Trên thế giới, phần lớn các nước đang phát triển trong đó có nước ta chưa xây dựng được một hệ thống đánh giá thức ăn và tiêu chuẩn ăn riêng cho bò của nước mình mà phần nhiều sử dụng hệ thống của NRC của Mỹ làm nền tảng, sau đó thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp (Đinh Văn Cải, 2015). Trạm nghiên cứu và sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Trạm 49 PHÙNG THẾ HẢI. Ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô khác nhau … Moncada) hiện đang nuôi dưỡng đàn bò đực giống Brahman sản xuất tinh phục vụ công tác cải tạo đàn bò Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề dinh dưỡng đàn bò đực giống để khai thác tinh cũng chưa được quan tâm tương xứng, do vậy tiềm năng về khả năng sản xuất chưa được phát huy tối đa. Mặt khác, khẩu phần nuôi dưỡng bò đực giống tại Trạm Moncada là khẩu phần tự phối hợp do đó giá trị dinh dưỡng của khẩu phần không ổn định do hàm lượng dinh dưỡng của các nguyên liệu trong khẩu phần biến động. Cho đến nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu khoa học nào được tiến hành nhằm xác định mức năng lượng và protein thô cho bò đực giống Brahman sản xuất tinh. Vì vậy, dựa theo tiêu chuẩn nhu cầu dinh dưỡng cho bò thịt của National Research Council (NRC, 1996) chúng tôi tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của mức năng lượng trao đổi và protein thô đến năng suất và chất lượng tinh dịch bò đực giống Brahman nuôi tại Trạm Moncada. Thí nghiệm này được triển khai nhằm xác định được ảnh hưởng của các mức năng lượng trao đổi và protein thô trong khẩu phẩn nuôi bò đực giống Brahman sản xuất tinh đến số lượng, chất lượng tinh để đưa ra được mức khuyến cáo năng lượng trao đổi và protein thích hợp cho bò đực giống Brahman. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu 16 bò đực giống Brahman (khối lượng trung bình 869,08±25,60 kg, 4 – 5 tuổi) Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: Từ 01/11/2016 – 28/02/2017 Địa điểm nghiên cứu: Trạm Nghiên cứu sản xuất tinh đông lạnh Moncada thuộc Trung tâm Giống gia súc lớn Trung Ương, Viện Chăn nuôi - Tản Lĩnh, Ba Vì, Hà Nội Nội dung nghiên cứu Ảnh hưởng của khẩu phần theo mức năng lượng trao đổi (ME) và protein thô (CP) khác nhau đến chất lượng tinh bò đực giống Brahman. Phương pháp thí nghiệm Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được tiến hành trên 16 bò đực Brahman từ 4 – 5 tuổi đồng đều về khối lượng (trung bình 869,06±25,60 kg) và số lượng, chất lượng tinh được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức, 4 khối, 4 bò/nghiệm thức và 4 bò/khối. Nhân tố nghiên cứu là mức năng lượng và protein, với 4 mức: Đối chứng (ĐC), Khẩu phần I: 100%NRC, Khẩu phần II (KP II): 105%NRC và Khẩu phần III ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Năng lượng trao đổi Chất lượng tinh dịch Số lượng tinh trùng Chất lượng tinh dịch bò Brahman Hoạt lực tinh trùng Nồng độ tinh trùng bò BrahmanGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 22 0 0
-
138 trang 20 0 0
-
5 trang 19 0 0
-
Ảnh hưởng của phương pháp hạ nhiệt đến chất lượng tinh dịch lợn bảo quản ở nhiệt độ thấp
8 trang 13 0 0 -
Cân bằng ME/CP, LYSINE/ME và AA/CP khẩu phần để nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt
10 trang 13 0 0 -
Bài giảng Sinh sản vật nuôi: Thụ tinh nhân tạo cho gia súc - Phan Vũ Hải
16 trang 13 0 0 -
8 trang 13 0 0
-
6 trang 12 0 0
-
7 trang 12 0 0
-
7 trang 11 0 0
-
6 trang 11 0 0
-
Khả năng sinh trưởng, số lượng và chất lượng tinh dịch của lợn đực Landrace, Yorkshire
5 trang 11 0 0 -
8 trang 11 0 0
-
6 trang 10 0 0
-
144 trang 10 0 0
-
92 trang 9 0 0
-
5 trang 9 0 0
-
Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng sản xuất tinh đông lạnh của trâu Thanh Chương nuôi tại Thái Nguyên
11 trang 9 0 0 -
Nghiên cứu so sánh 3 loại môi trường đông lạnh tinh dịch bò phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay
5 trang 8 0 0 -
5 trang 8 0 0