Danh mục

Áp dụng các quy tắc phiên chuyển và danh pháp iupac vào danh pháp hóa học Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 277.50 KB      Lượt xem: 33      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu các quy tắc phiên chuyển Thuật ngữ hóa học – Danh pháp hóa học sang tiếng Việt (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học – Nguyên tắc cơ bản). Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên sự cần thiết và khuyến nghị việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam 5529:2010 trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thời kỳ hội nhập. Tác giả hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp người đọc biết nhiều hơn về các quy tắc phiên chuyển và danh pháp IUPAC, ứng dụng trong học tập và làm việc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng các quy tắc phiên chuyển và danh pháp iupac vào danh pháp hóa học Việt Nam NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI ÁP DỤNG CÁC QUY TẮC PHIÊN CHUYỂN VÀ DANH PHÁP IUPAC VÀO DANH PHÁP HÓA HỌC VIỆT NAM APPLYING TRANSLATION RULES AND IUPAC NOMENCLATURE TO VIETNAMESE CHEMICAL NOMENCLATURE Phan Thị Thanh Hiền1 Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu các quy tắc phiên chuyển Thuật ngữ hóa học – Danh pháp hóa học sang tiếng Việt (Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5529:2010 Thuật ngữ hóa học – Nguyên tắc cơ bản). Bên cạnh đó, bài viết cũng nêu lên sự cần thiết và khuyến nghị việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam 5529:2010 trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thời kỳ hội nhập. Tác giả hi vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp người đọc biết nhiều hơn về các quy tắc phiên chuyển và danh pháp IUPAC, ứng dụng trong học tập và làm việc. Từ khóa: quy tắc phiên chuyển, danh pháp hóa học, thuật ngữ hóa học Abstract: The paper attempts to introduce the rules of translating Chemical terms - Nomenclature of chemical elements and compounds into Vietnamese (Vietnamese Standard 5529:2010 Chemical terms - Basic principles). In addition, the article also emphasizes the importance and recommends the application of Vietnamese Standard 5529:2010 in the process of learning, working and scientific research in the integration period. It is hoped that useful information will help you to know more about translation rules and IUPAC nomenclature, apply in your learning and working. Keywords: translation rules, chemical nomenclature, chemical terms 1. Đặt vấn đề Thuật ngữ và Danh pháp khoa học có vai trò rất quan trọng trong giáo dục, giao lưu giữa các lĩnh vực nghiên cứu, trao đổi thông tin, truyền bá kiến thức khoa học cũng như trong giao tiếp xã hội. Các hóa chất có mặt trong mọi hoạt động của đời sống con người. Số lượng các hợp chất hóa học thì ngày càng tăng, đến nay đã có hàng chục triệu hóa chất với các tên gọi khác nhau. Có thể nói, ngành hóa học là ngành sử dụng thuật ngữ khoa học chiếm tỷ lệ cao. Trước thế kỷ 19, tên các hợp chất hóa học là những tên thông thường hoặc tên có tính hệ thống rất thấp. Cùng với sự phát triển của hóa học, nhu cầu đặt tên cho các hóa chất ngày càng bức thiết. Năm 1892, Hội nghị Hóa học thế giới (tại Geneve) đã đưa ra những đề xuất đầu tiên về một hệ thống danh pháp có tính quốc tế. Từ đó, danh pháp Geneve (Geneve Nomenclature) được dần dần phổ biến rộng rãi trên thế giới. Qua nhiều giai đoạn, năm 1921, hệ thống danh pháp hóa học tiếp tục được hoàn chỉnh và bổ sung bởi Hiệp hội quốc tế Hóa học thuần túy và ứng dụng (International Union of Pure and Applied Chemistry – IUPAC). Hệ thống danh pháp IUPAC qua nhiều lần chỉnh lý, ngày càng có tính khoa học và nhất quán cao, đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực hóa học [6]. Ở Việt Nam, danh pháp IUPAC đã và đang được sử dụng (đặc biệt trong hóa học hữu cơ). Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất về cách phiên chuyển thuật ngữ (phần lớn là tên các chất hóa học) sang tiếng Việt nên việc sử dụng danh pháp IUPAC càng thiếu nhất quán, gây khó khăn, lúng túng cho người sử dụng. Trước và sau năm 1975, giới hóa học hai miền Nam - Bắc chưa có một hệ thống chung về danh pháp và thuật ngữ, chưa có những quy tắc chung để mọi người tuân theo khi viết tên các hóa chất. Tình trạng này dẫn đến việc phiên chuyển tùy tiện, tên một hóa chất có thể được viết dưới nhiều dạng khác nhau, tình trạng các tác giả khác nhau sử dụng các cách phiên chuyển không giống nhau là rất phổ biến. Thoâng tin KH - GD Tröôøng Ñaïi hoïc Xaây döïng Mieàn Taây 103 NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Các cách phiên chuyển khác nhau dẫn đến việc phiên chuyển tùy tiện, ít ai tuân thủ chặt chẽ một quy tắc nào khi trình bày một công trình khoa học. Hầu như rất ít luận văn, luận án nào không có nhận xét về việc sử dụng thuật ngữ một cách tùy tiện. Ví dụ có thể gặp các cách viết sau: axit/acid, metan/methane/mê-tan, metil/metyl/methyl, alkan/alcan/ankan, oxy/oxi/oxygen, phosphor/phosphorus/ phosphore/phốt-pho, hidro/hydro/hydrogen, chloride/clorid/clorua; tên riêng cũng được phiên chuyển: Het (Hess), Bôi (Boyle), Liuyt (Lewis), Van Hop (van’t Hoff),… Bất cập ở đây là tính thiếu nhất quán (đặc biệt có thể gây nhầm lẫn như trường hợp sulfua/sulfur/ sulfide/sulfit/sulfite/sun-fit), tính không khoa học (một hóa chất quen thuộc như NaCl được viết là natri clorua/natri clorid/natri chloride/sodium chloride). Có cần thiết biến đổi từ gốc, sau đó người đọc phải biến đổi ngược lại để có lại từ gốc? Việc biến đổi và lược bỏ một vài ký tự, ví dụ từ sodium chloride/ natrium chloride chuyển thành natri clorid, vậy gốc clorid được phát âm tiếng Việt như thế nào (và có gây nhầm lẫn với ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: