Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,006.87 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh" nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ kết quả ảnh hưởng từ các yếu tố, tác giả đóng góp thêm những hàm ý quản trị nhằm giúp doanh nghiệp hiểu hơn về người tiêu dùng của mình và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí MinhÁP DỤNG MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM) VÀ LỐI SỐNG ĐIỆN TỬ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA CĂN HỘ THÔNG MINH CỦA KHÁCH HÀNG TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Duy Phương* Khoa Marketing - Kinh Doanh Quốc Tế, Trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: phuongnd23nqt@hutech.edu.vn TÓM TẮT Thời đại phát triển của công nghệ và Internet đã kéo theo hàng loạt thay đổi mới trong xu hướng tiêu dùng của kháchhàng hiện nay. Trong số đó là xu hướng sử dụng căn hộ thông minh tại các đô thị trên thế giới nói chung và tại Việt Namnói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khai thác các yếu tố từ mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ(Technology Acceptance Model-TAM) và lối sống điện tử có ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ thông minh tại Thànhphố Hồ Chí Minh với dữ liệu thu thập từ 192 khảo sát của khách hàng trẻ. Kết quả cho thấy yếu tố “Cảm nhận tính hữuích” có mức ảnh hưởng cao nhất. Nghiên cứu không chỉ đóng góp vào nguồn tham khảo học thuật mà còn giúp doanhnghiệp có thêm định hướng mới phát triển kinh doanh. Từ khoá: Căn hộ thông minh, lối sống điện tử, mô hình chấp nhận công nghệ, ý định mua hàng.1. TỔNG QUAN Sự phát triển của nền Công nghiệp 4.0 và Internet vạn vật (Internet of Things-IoT) đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt đốivới thị trường nhà thông minh tại Việt Nam. Tốc độ phát triển đô thị và đổi mới công nghệ ngày càng tăng nhanh, đặcbiệt là ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam - Hà Nội và Hồ Chí Minh đã khiến cho thị trường nhà thông minh ở đây cótiềm năng lớn (B & Company World Intelligence, 2023). Theo báo cáo của Statista, doanh thu từ thị trường nhà thôngminh Việt Nam đã đạt khoảng 179 triệu USD vào tháng 8/2020 và dự kiến sẽ đạt 524 triệu USD vào năm 2025 với mứctăng trưởng hàng năm (CAGR) là 23,9%. Nguồn động lực chính cho sự phát triển của thị trường nhà thông minh ở Việt Nam bao gồm quá trình đô thị hóanhanh chóng, sự gia tăng của người sử dụng điện thoại thông minh (Insider Intelligence - Doanh Chính tổng hợp, 2023)và sự tăng cường tỷ lệ của thế hệ Millennials trong dân số. Mặc dù một số người dùng đã thấy thuận lợi khi sử dụng nhàthông minh, nhưng có cả quan ngại về sự phức tạp và ảnh hưởng đối với người già trong gia đình. Các phân khúc chínhnhư điều khiển và kết nối, an ninh, thiết bị thông minh, quản lý năng lượng, tiện nghi và ánh sáng chiếm hơn 70% tổnggiá trị doanh thu, trong đó hạn mục điều khiển và kết nối được dự báo là phân khúc có sự tăng trưởng nhanh nhất trong5 năm tới. Tạp chí Vietnaminsider đã đề cập, Việt Nam dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng lưu lượng điện thoại thôngminh cũng như sự gia tăng của thế hệ trẻ và mức độ hiểu biết về công nghệ ngày càng tăng của họ sẽ thúc đẩy sự ưa thíchcủa người dùng đối với công nghệ. Bài viết của Vnexpress (2020) cũng cho rằng một số người dùng đã làm quen rất tốtvới ngôi nhà thông minh mới của mình. Họ cho rằng, hệ thống này có ưu điểm là tiện lợi, an toàn và tiết kiệm năng lượngkhi vận hành. Tuy nhiên, số lượng nhà thông minh tại Việt Nam vẫn khá nhỏ so với tổng số hộ gia đình, đặc biệt là do chiphí lắp đặt công nghệ thông minh có thể làm tăng giá bất động sản, hạn chế thị trường ở phân khúc cao cấp. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hành vi, ý định sử dụng và mua nhà thông minh với nhiều yếu tố ảnhhưởng khác nhau được chứng minh. Cụ thể trong nghiên cứu của tác giả Pliatsikas và cộng sự (2022) đã dựa vào lýthuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và nhân khẩu học để làm rõ sự ảnh hưởng của nó đến ý định sử dụng côngnghệ nhà thông minh của khách hàng tại Hy Lạp từ các yếu tố: nhận thức giá trị tương thích, nhận thức về tính hữu dụng,nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về chi phí, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về sự thích thú và niềm tin. Zap vàKamaruddin (2023) cũng khai thác lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) vào bài nghiên cứu của mình để đánhgiá tính hữu dụng và tính dễ sử dụng trong ý định sử dụng nhà thông minh thông qua Internet vạn vật (IoT). Các nghiêncứu đã khai thác đa dạng các yếu tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh của người dân. Tuy nhiên tạithị trường Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều các rào cản ảnh hưởng đến việc ra quyếtđịnh mua một ngôi nhà thông minh bao gồm tâm lý truyền thống, chi phí cao và lo ngại về sự phức tạp của việc cài đặt 127(B & Company World Intelligence, 2023). Đối với nhà phát triển bất động sản, việc xây dựng nhà thông minh đòi hỏi cácphương pháp xây dựng hiện đại và kết nối mạng tốt hơn. Mặc dù chi phí lắp đặt cao là một thách thức, nhưng thị trườngnhà thông minh vẫn hướng tới các gia đình trẻ sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống. Đối với những nhà phát triển,việc phát triển nhà thông minh không chỉ là sử dụng công nghệ mà còn đặt ra yêu cầu về môi trường thân thiện, tiết kiệmnăng lượng và an toàn. Song song đó, việc thay đổi trong hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng (Forbes, 2021)và xu hướng phong cách sống điện tử (García-Fernández et al., 2020) ngày càng phát triển trong thời kì mới đã thúc đẩycho các doanh nghiệp bất động sản, nhà quản trị cần có hướng tiếp cận phù hợp, nghiên cứu sâu hơn về lối sống mới củakhách hàng, những khía cạnh đang ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trẻ khi đưa ra ý định mua cácdự án căn hộ thông minh hiện nay. Tóm lại, việc thích ứng với nhà thông minh ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn nói riêng là quan trọng đểnâng cao trải nghiệm người dùng và tạo ra giá trị gia tăng cho ngành bất động sản. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưngtiềm năng tăng trưởng của thị trườn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và lối sống điện tử đến ý định mua căn hộ thông minh của khách hàng trẻ tại thành phố Hồ Chí MinhÁP DỤNG MÔ HÌNH CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ (TAM) VÀ LỐI SỐNG ĐIỆN TỬ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA CĂN HỘ THÔNG MINH CỦA KHÁCH HÀNG TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Duy Phương* Khoa Marketing - Kinh Doanh Quốc Tế, Trường Đại Học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh *Tác giả liên hệ: phuongnd23nqt@hutech.edu.vn TÓM TẮT Thời đại phát triển của công nghệ và Internet đã kéo theo hàng loạt thay đổi mới trong xu hướng tiêu dùng của kháchhàng hiện nay. Trong số đó là xu hướng sử dụng căn hộ thông minh tại các đô thị trên thế giới nói chung và tại Việt Namnói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích khai thác các yếu tố từ mô hình lý thuyết chấp nhận công nghệ(Technology Acceptance Model-TAM) và lối sống điện tử có ảnh hưởng đến ý định mua căn hộ thông minh tại Thànhphố Hồ Chí Minh với dữ liệu thu thập từ 192 khảo sát của khách hàng trẻ. Kết quả cho thấy yếu tố “Cảm nhận tính hữuích” có mức ảnh hưởng cao nhất. Nghiên cứu không chỉ đóng góp vào nguồn tham khảo học thuật mà còn giúp doanhnghiệp có thêm định hướng mới phát triển kinh doanh. Từ khoá: Căn hộ thông minh, lối sống điện tử, mô hình chấp nhận công nghệ, ý định mua hàng.1. TỔNG QUAN Sự phát triển của nền Công nghiệp 4.0 và Internet vạn vật (Internet of Things-IoT) đã tạo ra sự quan tâm đặc biệt đốivới thị trường nhà thông minh tại Việt Nam. Tốc độ phát triển đô thị và đổi mới công nghệ ngày càng tăng nhanh, đặcbiệt là ở hai thành phố lớn nhất của Việt Nam - Hà Nội và Hồ Chí Minh đã khiến cho thị trường nhà thông minh ở đây cótiềm năng lớn (B & Company World Intelligence, 2023). Theo báo cáo của Statista, doanh thu từ thị trường nhà thôngminh Việt Nam đã đạt khoảng 179 triệu USD vào tháng 8/2020 và dự kiến sẽ đạt 524 triệu USD vào năm 2025 với mứctăng trưởng hàng năm (CAGR) là 23,9%. Nguồn động lực chính cho sự phát triển của thị trường nhà thông minh ở Việt Nam bao gồm quá trình đô thị hóanhanh chóng, sự gia tăng của người sử dụng điện thoại thông minh (Insider Intelligence - Doanh Chính tổng hợp, 2023)và sự tăng cường tỷ lệ của thế hệ Millennials trong dân số. Mặc dù một số người dùng đã thấy thuận lợi khi sử dụng nhàthông minh, nhưng có cả quan ngại về sự phức tạp và ảnh hưởng đối với người già trong gia đình. Các phân khúc chínhnhư điều khiển và kết nối, an ninh, thiết bị thông minh, quản lý năng lượng, tiện nghi và ánh sáng chiếm hơn 70% tổnggiá trị doanh thu, trong đó hạn mục điều khiển và kết nối được dự báo là phân khúc có sự tăng trưởng nhanh nhất trong5 năm tới. Tạp chí Vietnaminsider đã đề cập, Việt Nam dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng lưu lượng điện thoại thôngminh cũng như sự gia tăng của thế hệ trẻ và mức độ hiểu biết về công nghệ ngày càng tăng của họ sẽ thúc đẩy sự ưa thíchcủa người dùng đối với công nghệ. Bài viết của Vnexpress (2020) cũng cho rằng một số người dùng đã làm quen rất tốtvới ngôi nhà thông minh mới của mình. Họ cho rằng, hệ thống này có ưu điểm là tiện lợi, an toàn và tiết kiệm năng lượngkhi vận hành. Tuy nhiên, số lượng nhà thông minh tại Việt Nam vẫn khá nhỏ so với tổng số hộ gia đình, đặc biệt là do chiphí lắp đặt công nghệ thông minh có thể làm tăng giá bất động sản, hạn chế thị trường ở phân khúc cao cấp. Trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về hành vi, ý định sử dụng và mua nhà thông minh với nhiều yếu tố ảnhhưởng khác nhau được chứng minh. Cụ thể trong nghiên cứu của tác giả Pliatsikas và cộng sự (2022) đã dựa vào lýthuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) và nhân khẩu học để làm rõ sự ảnh hưởng của nó đến ý định sử dụng côngnghệ nhà thông minh của khách hàng tại Hy Lạp từ các yếu tố: nhận thức giá trị tương thích, nhận thức về tính hữu dụng,nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về chi phí, ảnh hưởng xã hội, nhận thức về sự thích thú và niềm tin. Zap vàKamaruddin (2023) cũng khai thác lý thuyết mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) vào bài nghiên cứu của mình để đánhgiá tính hữu dụng và tính dễ sử dụng trong ý định sử dụng nhà thông minh thông qua Internet vạn vật (IoT). Các nghiêncứu đã khai thác đa dạng các yếu tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ nhà thông minh của người dân. Tuy nhiên tạithị trường Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều các rào cản ảnh hưởng đến việc ra quyếtđịnh mua một ngôi nhà thông minh bao gồm tâm lý truyền thống, chi phí cao và lo ngại về sự phức tạp của việc cài đặt 127(B & Company World Intelligence, 2023). Đối với nhà phát triển bất động sản, việc xây dựng nhà thông minh đòi hỏi cácphương pháp xây dựng hiện đại và kết nối mạng tốt hơn. Mặc dù chi phí lắp đặt cao là một thách thức, nhưng thị trườngnhà thông minh vẫn hướng tới các gia đình trẻ sử dụng công nghệ để cải thiện cuộc sống. Đối với những nhà phát triển,việc phát triển nhà thông minh không chỉ là sử dụng công nghệ mà còn đặt ra yêu cầu về môi trường thân thiện, tiết kiệmnăng lượng và an toàn. Song song đó, việc thay đổi trong hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng (Forbes, 2021)và xu hướng phong cách sống điện tử (García-Fernández et al., 2020) ngày càng phát triển trong thời kì mới đã thúc đẩycho các doanh nghiệp bất động sản, nhà quản trị cần có hướng tiếp cận phù hợp, nghiên cứu sâu hơn về lối sống mới củakhách hàng, những khía cạnh đang ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng trẻ khi đưa ra ý định mua cácdự án căn hộ thông minh hiện nay. Tóm lại, việc thích ứng với nhà thông minh ở Việt Nam nói chung và các thành phố lớn nói riêng là quan trọng đểnâng cao trải nghiệm người dùng và tạo ra giá trị gia tăng cho ngành bất động sản. Mặc dù còn nhiều thách thức, nhưngtiềm năng tăng trưởng của thị trườn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học quốc gia Kinh tế và kinh doanh trong thời đại số Mô hình chấp nhận công nghệ Lối sống điện tử Căn hộ thông minh Ý định mua hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng kế toán tinh gọn trong các công ty fintech tại Việt Nam
16 trang 137 0 0 -
Tác động video quảng cáo ngắn trên Facebook đến ý định mua hàng của người dùng trẻ
10 trang 99 2 0 -
12 trang 80 0 0
-
Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thời trang nhanh của giới trẻ - Trường hợp tại thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 76 0 0 -
Nghiên cứu tác động của nhu cầu chạm vào sản phẩm đến ý định mua thực phẩm trực tuyến
27 trang 49 0 0 -
Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ 5G của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh
13 trang 46 0 0 -
21 trang 40 0 0
-
6 trang 35 0 0
-
Ứng dụng mô hình TAM trong việc nâng cao ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng số
10 trang 35 0 0 -
16 trang 34 0 0