Danh mục

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10)

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 930.36 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung tìm hiểu việc áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10). Dựa trên hai tiền đề chính: Khả năng tác động đa chiều đến người học của phương pháp học theo dự án và đời sống thực tiễn phong phú của Truyện Kiều, bài viết tổ chức hướng dẫn người học thực hiện dự án cụ thể “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều” theo quy trình ba bước cơ bản.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) 350 ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO DỰ ÁN TRONG DẠY HỌC TRUYỆN KIỀU (NGỮ VĂN 10) SV. Trần Thị Phụng SV. Đinh Chí Hiếu SV. Hồ Thị Mộng Nhung ThS. Nguyễn Thị Bộ Tóm tắt. Bài viết tập trung tìm hiểu việc áp dụng phương pháp học theo dự ántrong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10). Dựa trên hai tiền đề chính: khả năng tácđộng đa chiều đến người học của phương pháp học theo dự án và đời sống thực tiễnphong phú của Truyện Kiều, bài viết tổ chức hướng dẫn người học thực hiện dự án cụthể “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều” theo quy trình ba bước cơ bản. Từ đó, bàiviết khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp học theo dự án trong dạyhọc Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay.1. Mở đầu Hơn hai thế kỉ qua, Truyện Kiều - tác phẩm văn chương độc nhất vô nhị của vănhọc trung đại Việt Nam- vẫn luôn là niềm cảm hứng của nhiều thế hệ người Việt Nam.Có thể nói, Truyện Kiều là biểu trưng hùng hồn nhất cho tâm hồn Việt, tính cách Việt,bản sắc Việt và là một bộ phận không thể tách rời của đời sống người Việt như bờ ao,lũy tre, ruộng lúa... Từ trang sách, kiệt tác này bước ra đời thực và trở thành tác phẩmcó đời sống thực tiễn phong phú bậc nhất trong văn học Việt Nam. Truyện Kiều cũngđã gắn bó với bao thế hệ học trò khi được đưa vào chương trình phổ thông. Và thật làkhiếm khuyết nếu dạy học Truyện Kiều lại không quan tâm đến đời sống thực tiễn độcđáo đó. Ở bài viết này, chúng tôi xin thử áp dụng phương pháp học theo dự án nhằmtạo cơ hội cho học sinh được tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn để khám phá tác phẩmmột cách tích cực, từ đó hiểu, yêu và trân trọng kiệt tác này hơn.2. Nội dung 2.1. Những tiền đề của việc áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạyhọc Truyện Kiều (Ngữ văn 10) 2.1.1. Phương pháp học theo dự án – một phương pháp dạy học có tác dụng kép Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore, phương pháp học theo dự án(Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thứctừ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Trongphương pháp dạy học này, học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp có sự kết hợpgiữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tínhtự lực cao. Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỉ XX, khi nghiên cứu cơ sở lí thuyết cho phươngpháp dự án (The Project Method) đã xác định rõ phương pháp dự án có những đặcđiểm cơ bản sau: - Định hướng thực tiễn: Chủ đề dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễncủa xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. - Dự án học tập mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vựchoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết vấn đề mang tính phức hợp. - Định hướng hành động: Có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng 351lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểubiết lí thuyết, rèn luyện kĩ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn của học sinh. - Định hướng hứng thú học sinh: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dunghọc tập phù hợp với khả năng, hứng thú cá nhân học sinh. - Tính tự lực cao của học sinh: Học sinh tham gia tích cực và tự lực trong cácgiai đoạn của quá trình học tập. Điều đó đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sựsáng tạo của học sinh. - Tinh thần cộng tác làm việc: Rèn luyện kĩ năng cộng tác giữa các thành viên thamgia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia dự án. - Tạo ra sản phẩm: Sản phẩm của dự án trong những thu hoạch lí thuyết, màtrong đa số các trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạtđộng thực tiễn, thực hành. Việc kết hợp các hình thức dạy học trong lớp và ngoài lớp của phương pháp dựán sẽ giúp cho dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông sinh động và hấp dẫn hơn.Nhờ đó học sinh không chỉ học được kiến thức Ngữ văn từ sách vở mà học sinh cònđược kiểm nghiệm, trải nghiệm và tiếp tục khám phá các kiến thức đó trong cuộc sốngthực tiễn gần gũi, sống động. Từ đó, học sinh có thể củng cố được những kiến thứcNgữ văn đã học trong nhà trường và áp dụng chúng để giải quyết những vấn đề trongcuộc sống. Phương pháp dự án còn có tác dụng kích thích học sinh tích cực hơn thôngqua các hoạt động của dự án; nâng cao hứng thú học tập và tạo cảm giác thoải mái;đảm bảo hiểu sâu; hiệu quả bền vững; có nhiều cơ hội để thể hiện và phát triển cácnăng lực như: năng lực quản lí cảm xúc, năng lực phát hiện vấn đề, năng lực ...

Tài liệu được xem nhiều: