Danh mục

ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 2)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 211.73 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Virus né tránh các cơ chế đề kháng của túc chủ Một số virus có thể thoát khỏi sức tấn công miễn dịch bằng cách thay đổi kháng nguyên của chúng. Trong trường hợp nhiễm virus cúm, sự thay đổi kháng nguyên liên tục đã dẫn đến sự hình thành thường xuyên các chủng virus gây bệnh mới. Các hạt virus cúm có dạng hình cầu hoặc hình ô-val sù sì với đường kính trung bình là 90-100 nm, được bao bọc xung quanh bởi một lớp vỏ bên ngoài đó là một màng lipid kép lấy được từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 2) ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 2) Virus né tránh các cơ chế đề kháng của túc chủ Một số virus có thể thoát khỏi sức tấn công miễn dịch bằng cách thay đổikháng nguyên của chúng. Trong trường hợp nhiễm virus cúm, sự thay đổi khángnguyên liên tục đã dẫn đến sự hình thành thường xuyên các chủng virus gây bệnhmới. Các hạt virus cúm có dạng hình cầu hoặc hình ô-val sù sì với đường kínhtrung bình là 90-100 nm, được bao bọc xung quanh bởi một lớp vỏ bên ngoài đó làmột màng lipid kép lấy được từ màng bào tương của tế bào túc chủ đã bị nhiễmvirus này trong quá trình thâm nhập. Có 2 glycoprotein lớp vỏ này đó làhemagglutinin (HA) và neuraminidase (NA) hình thành các gai nhô ra mà có thểtrông thấy được dưới kính hiển vi điện tử. Các gai HA trong dạng trimer chịu tráchnhiệm gắn virus vào tế bào túc chủ. Mỗi hạt virus có khoảng 1.000 gai HA. TrimerHA kết hợp với nhóm acid sialic có trên phân tử glycoprotein hoặc glycolypid củatế bào túc chủ. Neuraminidase là một enzyme có thể phân cắt acid N-acetylneuramic khỏi phân tử glycoprotein của virus hoặc phân tử glycoproteinmàng tế bào túc chủ, thúc đẩy sự lan tràn của virus từ các tế bào túc chủ đã bịnhiễm. Trong vỏ còn có một lớp protein đáy trơ bao quanh vỏ nhân trong đó cóchứa 8 sợi ARN xoắn đơn gắn với protein và ARN polymerase (hình 1). Mỗi sợiARN sẽ mã hóa một protein khác nhau của virus cúm khác nhau. Có 3 type cơ bảncủa virus cúm (A, B, C) phân biệt bởi sự khác nhau về nucleoprotein và cácprotein đáy. Type A là phổ biến nhất và thường gây nên những đại dịch cúm ởngười. Sự thay đổi kháng nguyên trong HA và NA lại cho phép phân type A thànhcác phân type nhỏ theo thuật ngữ của Tổ chức Y tế Thế giới: mỗi chủng virusđược xác định bởi nguồn gốc túc chủ của nó (nếu phông phải là người), nguồn gốcđịa lý, số chủng, năm phân lập được và loại kháng nguyên HA và NA. Ví dụ A/SW/ Iowa/ 15/ 30 (H1N1) là tên hiệu của chủng số 15 phân lập được từ cừu ởIowa vào năm 1930; A/ Hongkong/ 1/ 68/ (H3N2) là tên chủng số 1 phân lập đượcở người tại Hồng Kông vào năm 1968. Hai chủng trên có các kháng nguyên H vàN khác nhau. Nét đặc trưng của virus cúm là sự thay đổi kháng nguyên của chúng.Virus có thể thay đổi kháng nguyên bề mặt một cách hoàn toàn đến nỗi đáp ứngmiễn dịch đối với virus trong một vụ dịch sẽ không còn tác dụng chống lại virustrong vụ dịch trước đó. Sự thay đổi kháng nguyên chủ yếu xẩy ra do sự thay đổicác gai HA và NA nhô ra từ vỏ virus (hình 2). Có hai cơ chế khác nhau làm thayđổi kháng nguyên HA và NA đó là “cải biên” kháng nguyên (antigenic drift) và“thay mới” kháng nguyên (antigenic shift). Cải biên kháng nguyên bao gồm mộtloạt các biến dị điểm ngẫu nhiên xuất hiện một cách trình tự dẫn đến những thayđổi nhỏ trong HA và NA. Sự thay mới kháng nguyên dẫn đến hình thành đột nhiênmột type mới của virus cúm có HA và NA hoàn toàn khác biệt với virus trước đó.Virus cúm ở người lần đầu tiên được phân lập vào năm 1934 với ký hiệu là H0N1.Type này tồn tại tiềm tàng đến năm 1947, lúc này có một sự thay mới khángnguyên sinh ra một type mới với ký hiệu là H1N1. Type H1N1 thay thế type trướcvà lan tràn trên thế giới đến năm 1957 thì xuất hiện type H2N2. Type H2N2 lưuhành trên thế giới trong suốt thập kỷ 60 và đến năm 1968 biến đổi thành typeH3N2. Sự thay mới kháng nguyên xuất hiện gần đây nhất xẩy ra vào năm 1977làm tái xuất hiện type H1N1. Trong mỗi lần thay đổi kháng nguyên đều xẩy ra sựthay đổi trình tự các acid amine căn bản trong cấu trúc HA và NA dẫn đến thayđổi kháng nguyên rõ rệt mà hệ thống miễn dịch của túc chủ chưa có trí nhớ miễndịch đối với kháng nguyên này. Như vậy thay mới kháng nguyên xẩy ra ở mộtquần thể chưa có chuẩn bị về miễn dịch làm xuất hiện các đại dịch cúm cho loàingười như đã xẩy ra. Giữa những vụ đại dịch virus cúm vẫn có sự cải biên kháng nguyên gây ranhững thay đổi không nhiều, đáp ứng miễn dịch vẫn xẩy ra để chống lại các chủngvirus cúm này. Khi một cá thể đã bị nhiễm 1 chủng virus cúm nhất định và sinh ramột đáp ứng miễn dịch thì chủng virus tương tự chủng này sẽ bị loại bỏ. Tuynhiên sự tích lũy các biến dị điểm cũng làm thay đổi tính kháng nguyên của một sốchủng đủ để chúng có thể thoát khỏi sự loại bỏ do miễn dịch. Những chủng này lànhững chủng mới, gây ra một chu kỳ dịch địa phương khác. Vai trò của kháng thểtrong việc lựa chọn miễn dịch như vậy có thể được chứng minh trong phòng thínghiệm bằng cách trộn một chủng virus cúm với kháng thể đơn clone đặc hiệu chochủng này và sau đó cấy virus trong tế bào. Kháng thể trung hòa tất cả các hạtvirus không thay đổi, chỉ có các hạt virus xẩy ra những biến dị dẫn đến thay đổitính kháng nguyên sẽ không bị kháng thể trung hòa và nhân lên. Sau một thời gianngắn có thể xác định được chủng virus cúm mới này. Ðảo lộn kháng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: