ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 5)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 5) ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 5) Ðáp ứng miễn dịch trong nhiễm các đơn bào Các đơn bào gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người như bệnh do amip,bệnh Chaga, bệnh ngủ Châu Phi, sốt rét, bệnh do leishmania, bệnh do toxoplasma.Sự phát triển của đáp ứng miễn dịch và hiệu quả của chúng phụ thuộc một phầnvào nơi cư trú của ký sinh trùng trong cơ thể túc chủ. Nhiều loại đơn bào có giaiđoạn lưu hành trong dòng máu, trong giai đoạn này thì kháng thể là có hiệu quảvới chúng nhất. Nhiều loại đơn bào có khả năng sống bên trong tế bào thì chỉ cóđáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào mới có hiệu qủa đối với chúng. Ðáp ứng của túc chủ với Plasmodium Trong những vùng dịch tễ sốt rét đáp ứng miễn dịch với ký sinh trùng sốtrét thường yếu. Những trẻ dưới 14 tuổi thường có đáp ứng miễn dịch thấp và haybị bệnh nhất. Trong một số vùng tỷ lệ tử vong ở trẻ em do sốt rét lên tới 50% vàhàng năm trên thế giới có tới 1 triệu trẻ chết vì sốt rét. Ðáp ứng miễn dịch thấp vớiký sinh trùng sốt rét được thể hiện bằng nồng độ kháng thể thấp đối với giai đoạnthoa trùng. Chỉ có 22% số trẻ sống trong vùng dịch tễ sốt rét có kháng thể khángthoa trùng, trong khi đó 84% người lớn có kháng thể này. Mặc dù vậy ở người lớnmức độ miễn dịch cũng thấp, tuy nhiên phần lớn người sống trong vùng dịch tễ đãbị nhiễm ít ký sinh trùng trong một thời gian dài. Có nhiều yếu tố làm cho đáp ứngmiễn dịch chống Plasmodium thấp. Những thay đổi từ thoa trùng thành thành thểphân liệt và giao bào đã làm cho ký sinh trùng thay đổi kháng nguyên bề mặt củachúng. Các giai đoạn sống bên trong tế bào gan và hồng cầu làm giảm mức độ đápứng miễn dịch và làm cho chúng có thể nhân lên do tránh được sự tấn công của hệthống miễn dịch. Hơn thế nữa, thoa trùng tuần hoàn trong máu chỉ 30 phút trướckhi chui vào tế bào gan vì vậy sự hoạt hóa miễn dịch khó có thể xuất hiện trongmột thời gian ngắn như vậy. Người ta còn phát hiện thấy thoa trùng củaPlasmodium được bao phủ bởi 1 protein có trọng lượng phân tử 45 kDa được gọilà kháng nguyên bao quanh thoa trùng (circumsporozoit antigen - CS) cho nênngay cả khi kháng thể chống thoa trùng xuất hiện thì Plasmodium vẫn thoát khỏiđáp ứng này bằng cách bong các kháng nguyên CS che phủ trên bề mặt. Vaccine chống sốt rét Một điều rõ ràng là vaccine chống sốt rét muốn có hiệu quả thì cần phảikích thích tối đa các cơ chế đề kháng miễn dịch bảo vệ. Nhưng tiếc thay chúng tacòn biết rất ít về vai trò của đáp ứng miễn dịch thể dịch cũng như đáp ứng miễndịch qua trung gian tế bào trong việc bảo vệ cơ thể chống lại bệnh sốt rét. Phần lớnnhững tiếp cận về vaccine chống sốt rét tập trung vào giai đoạn thoa trùng. Ngườita đã chế thử một vaccine thử nghiệm gồm các thoa trùng Plasmodium giảm độclực bằng chiếu tia X. Vaccine này đã được thử cho chuột nhắt, khỉ, người tìnhnguyện và thấy rằng có cả đáp ứng miễn dịch thể dịch lẫn đáp ứng miễn dịch quatrung gian tế bào chống lại thoa trùng. Các chuột nhắt được miễn dịch sẽ được bảovệ khi thử thách lại với nhiễm Plasmodium của chuột. Kết quả không như mongđợi, vaccine thoa trùng chiếy tia X không phải là một cách tiếp cận cho việc miễndịch hàng triệu người sống trong vùng dịch tễ, vì người ta dự tính rằng cần phải cómột cơ sở rất lớn nuôi muỗi mới có đủ thoa trùng để sản xuất vaccine cho mộtlàng nhỏ trong vùng dịch tễ. Một cách tiếp cận vaccine khác đó là nhận diện các epitope trong các giaiđoạn khác nhau của Plasmodium đặc hiệu miễn dịch cho các tế bào T và B. Khi đãnhận diện được các epitope này thì có thể tạo ra được các vaccine peptit tổng hợpchứa các epitope này hoặc có thể tạo ra các kháng thể đơn clone đặc hiệu với cácepitope này. Bằng cách này người ta đã phát hiện được kháng nguyên đích trongvaccine thoa trùng chiếu tia X đó chính là kháng nguyên CS. Kháng nguyên CScủa P. falciparum chứa 412 acid amin có vùng trung tâm gồm khoảng 40 đoạn lặplại với thứ tự các acid amin là Asn-Ala-Asn-Pro (hình 5). Ðoạn lặp lại này cấu tạo thành epitope dành cho tế bào B. Ngoài ra cáckháng thể đơn clone đặc hiệu với những đoạn lặp lại này trên kháng nguyên CS cótác dụng bảo vệ chuột nhắt chống lại Plasmodium sống khi gây nhiễm. Ðiều này gợi ý rằng các vaccine peptit tổng hợp dựa trên đoạn lặp lại nàycó thể sinh ra các kháng thể bảo vệ. Ðể đưa ra loại vaccine peptit tổng hợp cầnphải xác định số lượng các đoạn lặp lại hoạt động như epitope đặc hiệu cho tế bàoB. Những thực nghiệm với những peptit tổng hợp gồm từ 1 - 5 đoạn lặp lại đãcho thấy peptit gồm 3 đoạn lặp lại là một epitope hoàn chỉnh, epitope này có thểphong bế hoàn toàn việc gắn của kháng thể vào thoa trùng. Trong một thử nghiệm, người ta đã gắn peptit tổng hợp gồm 3 đoạn lặp lạivới giải độc tố uốn ván và dùng tá chất là ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đáp ứng miễn dịch miễn dịch chống nhiễm trùng bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
Bài giảng Miễn dịch học thú y: Chương 7
64 trang 29 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
7 Con Đường Để Bé Phát Triển Trí Thông Minh
3 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0