ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 6)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 6) ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CHỐNG NHIỄM TRÙNG (Kỳ 6) Việc thử vaccine như trên cũng đã nêu lên một khó khăn chung của vaccinegồm có 1 peptide tổng hợp đóng vai trò là epitope đặc hiệu cho tế bào B được đểkết hợp với 1 protein tải không liên quan là giải độc tố uốn ván đó là: mặc dù tạora được kháng thể chống peptit tổng hợp nhưng đáp ứng của tế bào T thì lại chốngprotein tải giải độc tố uốn ván. Vì vậy vaccine này không sinh ra được tế bào T cótrí nhớ miễn dịch đặc hiệu với Plasmodium. Ðiều cần thiết là vaccine phải có cảepitope đặc hiệu cho tế bào B lẫn epitope đặc hiệu cho tế bào T. Người ta đã thửtìm epitope đặc hiệu cho tế bào B trong kháng nguyên CS bằng cách dùng mộtvaccine đậu bò tái tổ hợp có biểu hiện kháng nguyên CS để gây miễn dịch chochuột thuần chủng. Thử nghiệm được tiến hành trên các dòng thuần chủng khácnhau nhưng chỉ có các dòng chuột nhắt mang các kháng nguyên hòa hợp mô lớp IIlà IAb và IAk mới có khả năng sản xuất nhiều kháng thể kháng kháng nguyên CS,điều này gợi ý rằng phân tử hòa hợp mô lớp II IAb và IAk đã trình diện các peptitcủa kháng nguyên CS cho các tế bào Th và bởi vậy gây ra sự hoạt hóa tế bào B. Ðể phát hiện các epitope đặc hiệu cho tế bào T trên kháng nguyên CS đãđược nhận dạng bởi chuột có phân tử IAk người ta đã phân tích các đoạn peptitthẳng của kháng nguyên CS bằng chương trình máy tính để tìm ra các peptpit cócác vòng xoắn ( có biểu hiện amphipathic rõ rệt. Những peptit này thể hiện cả haibề mặt ái nước và kỵ nước, chúng được được giả thiết là gắn với các phân tử hòahợp mô và các thụ thể tế bào T. Ðoạn pepetit ký hiệu là Th2R có chỉ sốamphipathic cao nhất. Người ta đã dùng các peptit tổng hợp chứa epitope đặc hiệucho tế bào B có chứa peptit Th2R để gây miễn dịch cho chuột IAk thì thấy chuộtcó đáp ứng kháng thể cao. Tiếp tục quá trình này người ta hy vọng sẽ tìm ra đượccác epitope đặc hiệu cho tế bào T và có thể chế ra được một vaccine hữu hiệu bằngcách kết hợp epitope đặc hiệu cho tế bào B với epitope đặc hiệu cho tế bào T. Kháng nguyên CS hình như có tính sinh miễn dịch thấp đối với tế bào Tcủa người. Ví dụ khi nuôi Lympho bào máu ngoại vi của người sống trong vùngdịch tễ sốt rét với sự có mặt của các peptit tổng hợp gối lên nhau để có chiều dàibằng với phân tử kháng nguyên CS thì nhận thấy 40% số người này không cóphản ứng tăng sinh lympho bào để đáp ứng với bất kỳ một peptit nào. Trong sốcác peptit gây phản ứng tăng sinh ở 60% mẫu tế bào có 2 peptit là peptit 20(Th2R) và peptit 24 có chỉ số amphipathic cao nhất. Khi so sánh sự thay đổi thứ tựcủa các peptit CS người ta nhận thấy hai peptit trên có sự thay đổi trình tự các acidamin, vì vậy gây ra sự thay đổi kháng nguyên của ký sinh trùng sốt rét làm cho kýsinh trùng sốt rét có thể thoát khỏi đáp ứng miễn dịch. Vì vậy cần phải sàng lọc đểtìm ra các các đoạn peptit ít có sự thay đổi. Sự biến đổi của các epitope đặc hiệu cho tế bào T nằm trong phân tử khángnguyên CS là một giới hạn chính trong việc sinh ra đáp ứng miễn dịch qua trunggian tế bào chống ký sinh trùng sốt rét. Nhiều tài liệu đã chứng minh rằng đáp ứngmiễn dịch qua trung gian tế bào hoạt động phối hợp với các kháng thể hoặc hoạtđộng một cách độc lập có vai trò quan trọng trong sốt rét. Chuột nhắt khi đã đượcgây miễn dịch bằng thoa trùng chiếu tia X thì có thể kháng lại sự nhiễm thoa trùngsống khi thử thách. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng thể kháng CD8 tiêm cho nhữngchuột đã miễn dịch này thì khả năng miễn dịch chống thoa trùng bị mất đi. Ngoàira những tế bào T phân lập từ những chuột đã miễn dịch này có thể gây ra đượcđáp ứng miễn dịch vay mượn trên những chuột khác. Ðáp ứng miễn dịch qua trunggian tế bào chống sốt rét được thực hiện cả bằng hai kiểu: kiểu quá mẫn muộn vàkiểu gây độc bởi tế bào Tc. Tế bào TCD4 có thể nhận biết các kháng nguyên thoatrùng đã kết hợp với phân tử hòa hợp mô lớp II ở trên bề mặt tế bào Kupffer. Ðíchtấn công của tế bào TCD8+ là những kháng nguyên thoa trùng được trình diện bởicác phân tử hòa hợp mô lớp I trên các tế bào gan bị nhiễm. Thoa trùng có thể thoátkhỏi các đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và làm xuất hiện một lượng lớnthể phân liệt vì vậy làm giảm khả năng loại bỏ Plasmodium bằng hệ thống miễndịch. Bảng dưới đây nói lên ảnh hưởng của việc loại bỏ các tế bào TCD4 hoặcTCD8 lên đáp ứng miễn dịch chống Plasmodium ở chuột đã được gây miễn dịchbằng vaccine thoa trùng chiếu tia X. Ðáp ứng miễn dịch chống các bệnh giun sán Khác với các đơn bào, vi sinh vật chỉ có 1 tế bào và thường cư trú bên trongtế bào của người, giun sán là những vi sinh vật lớn gồm nhiều tế bào không cư trúbên trong tế bào và thường cũng không nhân lên ở trong cơ thể người. Mặc dùgiun sán dễ tiếp cận với hệ thống miễn dịch của người hơn là những đơn bào vàphần lớ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
đáp ứng miễn dịch miễn dịch chống nhiễm trùng bài giảng miễn dịch học y học cơ sở kiến thức bệnh học giáo trình miễn dịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo: Khảo sát đặc điểm tăng huyết áp ở người có tuổi tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
9 trang 182 0 0 -
Sai lầm trong ăn uống đang phổ biến ở người Việt
5 trang 76 0 0 -
Giáo trình Y học cơ sở (Tài liệu dành cho Dược trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
285 trang 60 1 0 -
Nước ép quả: Nguồn dinh dưỡng cần thiết cho nhân viên văn phòng
3 trang 42 0 0 -
Ngôn ngữ ở bé (18-24 tháng tuổi)
3 trang 36 0 0 -
21 trang 34 0 0
-
Tiểu đường liên quan liệt dương thế nào ?
4 trang 34 0 0 -
Một số hình ảnh siêu âm của bệnh lý túi mật (Kỳ 1)
5 trang 34 0 0 -
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 5)
5 trang 33 0 0 -
Phân biệt bệnh viêm não với viêm màng não
7 trang 33 0 0 -
Những trái cây hữu ích và có hại với bà bầu
10 trang 33 0 0 -
Nghỉ hè – làm sao cân bằng học và chơi
3 trang 33 0 0 -
Gút và tăng uric trong máu (Kỳ 1)
5 trang 31 0 0 -
Giải phẫu đại cương nhập môn giải phẫu học (Kỳ 2)
6 trang 29 0 0 -
Bài giảng Miễn dịch học thú y: Chương 7
64 trang 29 0 0 -
ĐẠI CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH HỌC (Kỳ 5)
6 trang 29 0 0 -
5 trang 28 0 0
-
5 trang 28 0 0
-
7 Con Đường Để Bé Phát Triển Trí Thông Minh
3 trang 27 0 0 -
5 trang 27 0 0