Danh mục

Aristotle - Nhà bách khoa toàn thư vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 189.28 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Aristotle là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh hưởng hết sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương. Cùng với Plato, Aristotle được coi là một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất. Aristotle hiểu rõ toàn thể học
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Aristotle - Nhà bách khoa toàn thư vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại Aristotle - Nhà bách khoa toàn thư vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại Aristotle là nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học đã tạo nên ảnh hưởnghết sức lớn lao trong nền Văn Minh Tây Phương. Cùng với Plato, Aristotle được coilà một trong các nhà triết học Hy Lạp quan trọng nhất. Aristotle hiểu rõ toàn thể họcthuật Hy Lạp của các thời đại trước, đã cứu xét, tóm tắt, nhận xét và làm phát triểnkiến thức của nhân loại, gây ảnh hưởng trong nhiều thế kỷ về sau.1/ Cuộc đời của AristotleAristotle chào đời tại Stagira thuộc miền Thrace năm 384 trước TâyLịch. Stagira là một tỉnh nhỏ, là thuộc địa của Hy Lạp bên bờ phíabắc biển Aegean mà ngày nay có lẽ là Stavro. Cả hai cha và mẹ củaAristotle đều gốc người Ionien. Cha Aristotle, ông Nichomachus, làmột thầy thuốc danh tiếng tại triều đình Vua Amyntas II, cha củaVua Philip of Macedonia. Mẹ của Aristotle vốn người miền Chalcis. Cólẽ trong 17 năm đầu, Aristotle đã sống với cha mẹ và được cha dạycho về Y Khoa. Năm 17 tuổi, Aristotle tới thành Athens và theo hocnghề thầy thuốc.Năm 367 trước TL, Aristotle vào học Trường Academos của Plato. Vàothời gian này, Plato 61 tuổi và đã liên quan tới nền chính trị củaSyracuse. Vì vậy Hàn Lâm Viện Academos đặc biệt chú trọng về LuậtPháp, Chính Trị, thêm vào là Toán Học và Thiên Văn. Ngày nay,người ta chỉ hiểu biết rất mơ hồ về cuộc sống của Aristotle trong 20năm tại Hàn Lâm Viện.Aristotle được coi là một trong số học viên chăm chỉ nhất và xuất sắchơn các bạn về trí thông minh và lòng nhiệt thành. Người ta còn kểrằng Plato đã phải gọi Aristotle là “Trí Tuệ của Nhà Trường”(lentendement de lEcole). Theo như truyền thống, Aristotle phụtrách giảng dạy môn Tu Từ Pháp (Rhetoric). Ông cũng soạn ra vàitập Đối Thoại (Dialogues) theo khuôn mẫu của Thầy Plato. Các tácphẩm này đều trở nên rất nổi danh vì lối hành văn trôi chảy và trongsáng. Có người cho rằng giữa Aristotle và Plato có sự bất đồng ý kiếntrầm trọng, nhưng không ai tìm ra được các dẫn chứng đáng tin cậy.Có lẽ đối với Plato, Aristotle đã bất đồng ý về nhiều giáo điều songông lúc nào cũng kính trọng Thầy và gìn giữ lòng biết ơn. Khi Platoqua đời vào năm 347, Aristotle viết một bài điếu văn trong đó ông đãca tụng Thầy.Theo Diogene Laerce, Aristotle mắc tật nói lắp (cà lăm). Ông có đôimắt nhỏ, đôi chân gầy còm và rất ưa thích quần áo đẹp. Khả nănglàm việc của Aristotle rất lớn lao và người ta kết luận như vậy căn cứvào số tác phẩm do ông đã viết ra. Muốn giảm bớt thời giờ ngủ vàtăng thêm số giờ làm việc, Aristotle đã nghĩ ra phương pháp sau: khiđọc sách hay lúc làm việc về khuya, ông cầm nơi tay trái một quảcầu bằng đồng ở phía trên một chiếc chậu. Nếu vì ngủ gật mà quảcầu rơi xuống thì tiếng động sẽ đánh thức ông dậy. Aristotle bị đaudạ dầy và để làm giảm bớt nỗi đau đớn, ông thường đeo ở trước ngựcmột cái bị đựng dầu đun nóng.Vào năm 347 khi Plato qua đời, Speusippus trở thành người đứng đầutrường Academos. Aristotle đã cùng với Xenocrates và một vài mônđệ của Plato, rời thành Athens tới Assos, sống với Hermias là một họctrò cũ của Plato và cũng là bạo chúa của hai tỉnh Atarneus và Assostrong miền Tiểu Á (Asia Minor). Aristotle có cảm tình rất nhiều vớiHermias và đã kết hôn cùng Pithias, người con gái nuôi của bạo chúa.Hermias cũng cảm thấy sung sướng khi được Aristotle sống ở gầnmình.Thời bấy giờ, Hermias đang điều khiển một lực lượng giữa hai xứhùng mạnh là Macedonia và Ba Tư. Luôn luôn bạo chúa thù nghịchvới một trong hai phe kể trên, để rồi rơi vào cạm bẫy của Mentor, đạitướng người Hy Lạp đi theo Ba Tư. Hermias bị trao cho Artaxerxes vàbị treo cổ. Cái chết thảm thương của Hermias đã ảnh hưởng rất lớntới Aristotle.Vì không cảm thấy an toàn tại Atarneus, Aristotle đã theo lời khuyêncủa Theophrastus, một môn đệ, dọn tới Mitylene thuộc miền Lebosvào năm 344. Chính tại nơi này, Aristotle đã nghiên cứu trong hainăm trường môn Sinh Học, đặc biệt là ngành Hải Sinh Học (marinebiology).Năm 342, Aristotle được mời tới Macedonia để dạy dỗ Thái TửAlexander khi đó mới 13 tuổi. Lời mời của Vua Philip II có thể là dolúc tuổi trẻ, Aristotle đã từng sống tại triều đình này, có thể là dodanh tiếng của ông nhờ các tập Đối Thoại, nhưng cũng chính vìAristotle đã từng liên lạc chặt chẽ với Hermias là người đã tỏ ra thiênvề Macedonia và chống lại Ba Tư. Aristotle đã ở lại Macedonia trong 7năm. Theo như thông lệ, nhà Đại Hiền Triết đã dạy cho Thái Tử vềChính Trị và Tu Từ Pháp, và Aristotle cũng soạn một tác phẩm củaHomer để giảng cho Alexander. Aristotle đã cố gắng làm phát triểnnơi Thái Tử các đức tính về điều độ và lý trí mà đối với ông, rất cầnthiết cho một vương quốc. Có lẽ chính vào dịp này, Aristotle đã soạnra cuốn “Khảo Sát về Vương Quyền” (Traité de la Royauté) để giáohuấn Thái Tử nhưng tác phẩm này đã bị thất lạc hoàn toàn.Năm 340 khi vua Philip đi chinh ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: