Danh mục

BẠCH BIỂN ĐẬU (Kỳ 3)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 130.51 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tính vị: - Vị ngọt, tính hơi ấm (Biệt Lục).- Tính hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo).- Tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).- Vị ngọt, tính hơi ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).- Vị ngọt, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu).Quy Kinh: . Vào thái âm, phần khí (Bản Thảo Cương Mục).. Vào kinh rúc Thái âm Tỳ, túc Dương minh Vị, phần khí (Bản Thảo Kinh Sơ). . Vào kinh Tỳ và Vị ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).Tham khảo: - Đậu ván thuộc dương,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠCH BIỂN ĐẬU (Kỳ 3) BẠCH BIỂN ĐẬU (Kỳ 3) Tính vị:- Vị ngọt, tính hơi ấm (Biệt Lục).- Tính hơi hàn (Thực Liệu Bản Thảo). - Tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). - Vị ngọt, tính hơi ấm (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc DượcĐiển). - Vị ngọt, tính hơi ôn (Đông Dược Học Thiết Yếu). Quy Kinh: . Vào thái âm, phần khí (Bản Thảo Cương Mục). . Vào kinh rúc Thái âm Tỳ, túc Dương minh Vị, phần khí (Bản ThảoKinh Sơ). . Vào kinh Tỳ và Vị ( Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc DượcĐiển). Tham khảo: - Đậu ván thuộc dương, nó vào 3 kinh Tỳ, Vị và Phế, có vị ngọt tínhbình nhưng không đến nỗi ngọt quá, khí thanh hương nhưng không đến nỗi làmbại thanh khí. Tính ôn hòa mà sắc hơi vàng, nó rất hợp với Tùng kinh (Giả CửuNhư). - Đậu ván vị ngọt hợp với Tỳ nên có chất bổ Tỳ, Tỳ có tính thích khíthơm, đậu ván có khí thơm làm cho Tỳ khí được thư thái. Tỳ không ưa chất ướt,đậu ván khí ấm làm cho Tỳ khô táo, bởi thế mà lưu thông đường thủy đạo nênchữa tả, chữa khát là vì thế, nếu dùng nhiều sẽ nê trệ, đầy hơi (Bách Hợp). - Bàn về Bạch biển đậu an thai, chủng tử, Trần Sĩ Đạc viết: Hoặc nói làBạch biển đậu là thuốc cố thai, người xưa lại dùng để an thai là tại sao? Thaiđộng không yên là do khí không yên, Bạch biển đậu thiên về hòa trung vì vậydùng nó đẻ hòa thai khí, thai điều hòa thì yên, tức là nói đến công năng an thaivậy (Bản Thảo Tân Biên). - Hạt sao vàng bổ tỳ; Hoa giải nhiệt trị cảm mạo mùa hè, kiết lỵ, bụngđói, giải độc rượu; Vỏ quả trị sôi bụng, nôn mửa cuối hè (Lâm Sàng ThườngDụng Trung Dược Thủ Sách). 1) Ngoài cho hạt ra, Bạch biển đậu còn cho lá gọi là Bạch biển đậu diệpdùng để trị thổ tả, đâm nát rịt vào chỗ rắn cắn. Cho dây gọi là Bạch biển đậuđằng. Dùng chung với Lô thác (Cây cỏ lau), Nhân sâm, Trần thương mễ, các vịbằng nhau, sắc uống, trị dịch tả. Cho hoa gọi là Bạch biển đậu hoa, đặc biệt hoanào sắc trắng thì sau cho hạt cũng trắng gọi là Bạch biển đậu thì có tính hơi ấm,còn hoa màu tía thì vỏ nó xanh mà hạt đen gọi là Thước đậu có tính hơi lạnh cótác dụng chữa xích bạch đới của phụ nữ, lấy hoa sấy khô tán bột dùng với nướccơm. Có khi người ta dùng hoa sắc uống với lá Hoắc hương (tươi) trị tiêu chảy,tức ngực, lợm mửa do trúng thử (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). 2) Từ hạt Bạch biển đậu có thể chế ra các vị thuốc sau: Biển đậu y (TestaDolichoris) là vỏ hạt của hạt đậu ván, Biển đậu nhân là nhân của hạt đậu vánchế bằng cách ngâm đậu ván vào nước cho vỏ nứt và phồng lên, đãi lấy nhânphơi riêng, vỏ phơi riêng. Đậu ván sao vàng đen gọi là Bạch biển đậu sao,thường dùng nấu nước trộn đường uống để giải khát” (Trung Quốc Dược HọcĐại Từ Điển). 3) Bạch biển đậu khí hơi thấp không độc, mùi khi sống hơi tanh nhưngsao vàng thì thơm, có tính ấm bình, dùng nó rất bổ, là một vị thuốc trung hòa,đó cũng là một thứ ngũ cốc nuôi tỳ khí. Nó vào ngay khí phận của Thái âm,thông lợi được Tam tiêu, điều hòa được các khí bên trong, và trừ khử được trọckhí, nên nó đặc trị với những chứng bệnh ở trung cung (Tỳ Vị) chữa đượcnhững chứng trúng nắng, trừ được mọi chứng thấp, giải các thứ độc, hoắc loạnthổ tả, nôn mửa, đó là những căn bệnh mà nó có sở trường chữa được. Đậu váncòn làm cho tiêu được nhiệt độc của nắng vì tính nó làm hòa được tỳ vị, bổ ngũtạng, chữa phụ nữ bị thứ trắng, đó chính là tác dụng trừ thấp vậy. Tính của Đậuván còn giải được độc của rượu, độc cá nóc và tất cả các loại độc của cây cỏ,khi dùng có thể nhai sống hoặc tán sống với nước lạnh uống nước cốt là giảiđược tất cả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). - “ Biển đậu vị ngọt, bổ Tỳ hòa Vị mà không đầy trệ, tính lại hơi ôn,thơm, hóa thấp nhưng không táo, nóng. Bổ Tỳ mà không đầy, hoa thấp màkhông táo. Đối với Tỳ Vị hư mà có thấp hoặc sau khi ốm nặng dậy, bắt đầucho uống thuốc bổ thì nên dùng Biển đậu trước là thích hợp nhất, có thể điềudưỡng được chính khí mà không bị đầy trệ. - Biển đậu thiên về bổ Tỳ Vị, hoaBiển đậu thiên về thanh thử tán tà, là vị thuốc hay dùng để giải thử (ĐôngDược Học Thiết Yếu). “ Quả non đậu váng trắng là nguồn thực phẩm quý, món ăn giầu chấtbổ, quả gìa cho hạt làm thuốc. Đậu ván trắng có tác dụng hạ sốt, kiện Vị(Stomachic), giải co thắt cơ (giải cơ), kích thích sinh dục [Aphrodisiac] . Đặcbiệt vị thuốc này dùng cho trẻ em rất tốt”(Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). ...

Tài liệu được xem nhiều: