Bài giảng "Bệnh học của tim mạch - Thấp tim" cung cấp cho sinh viên các kiến thức: Biết được căn nguyên và sinh bệnh học chính của bệnh thấp tim, mô tả được hạt Aschoff, các tổn thương đại thể và vi thể trong bệnh thấp tim, giải thích được một số triệu chứng lâm sàng dựa trên các tổn thương GPB tương ứng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh học của tim mạch - Thấp tim 70 BỆNH CỦA HỆ TIM MẠCH THẤP TIMMục tiêu học tập1. Biết được căn nguyên và sinh bệnh học chính của bệnh thấp tim2. Mô tả được hạt Aschoff, các tổn thương đại thể và vi thể trong bệnh thấp tim3. Giải thích được một số triệu chứng lâm sàng dựa trên các tổn thương GPB tương ứngI. ÐẠI CƯƠNG Thấp tim cấp là một bệnh viêm cấp tính, thường hay tái phát, gây tổn thương chủ yếuở mô liên kết ở nhiều nơi trong cơ thể quan trọng nhất là tim và khớp. Bệnh thường xảy ra sau khi bị viêm họng do liên cầu tan máu β nhóm A, có lẽ do phảnứng tự miễn đối với các kháng nguyên của chính cơ thể. Thấp tim cấp thường gặp ở trẻ em 5 - 15 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh nam/ nữ = 1: 1, hay gặpở thành thị, người nghèo, suy dinh dưỡng, vào mùa lạnh ẩm và dịch viêm họng do liên cầu.II. CĂN NGUYÊN VÀ SINH BỆNH HỌC1. Căn nguyên Thấp tim cấp là một biến chứng của nhiễm trùng do liên cầu tan máu β nhóm A(khoảng 60 típ liên cầu khác nhau gây viêm họng). Tỷ lệ mắc bệnh so với người bị nhiễm là3%. Ðợt thấp tim cấp đầu tiên thường xảy ra sau 1-4 tuần bị viêm họng do liên cầu (thờigian để cơ thể tạo các kháng thể đặc hiệu như kháng thể kháng tim, kháng thể kháng tế bàonão, kháng thể kháng glycoprotein, Antistreptolysin O ...). Sau đó, các đợt thấp có thể bị táidiễn nếu bệnh nhân lại bị nhiễm liên cầu.2. Sinh bệnh học Hiện nay vẫn chưa rõ. Ða số tác giả cho rằng thấp tim là hậu quả của đáp ứng miễndịch do một số kháng thể kháng các kháng nguyên liên cầu phản ứng chéo với các khángnguyên tim vì các kháng nguyên tim có cấu trúc tương tự kháng nguyên liên cầu.Những tổn thương của thấp tim và thấp khớp là vô khuẩn và không phải là kết quả của mộtxâm nhập vi khuẩn trực tiếp.Như vậy thấp tim là một bệnh tự miễn. Liên cầu tan máu β nhóm A Kháng thể kháng Lympho B Ðáp ứng miễn dịch liên cầu Kháng nguyên tim Phản ứng chéo Thấp tim Sơ đồ 1. Sơ đồ cơ chế bệnh thấp tim 71III. GIẢI PHẪU BỆNH Thấp tim cấp gây tổn thương viêm chủ yếu ở các mô liên kết, rải rác nhiều nơi nhưkhớp, tim, da, thanh mạc.1. Hạt Aschoff Là những ổ viêm khu trú rải rác trong mô liên kết gần các huyết quản, có thể gặp ở tim(hình ảnh điển hình), bao hoạt dịch, bao khớp, gân và màng cân. Trong giai đoạn đặc trưng, hạt Aschoff gồm: trung tâm là vùng hoại tử dạng tơ huyết,xung quanh là các lympho bào, đại thực bào, tương bào ... Một số mô bào biến thành các tếbào có kích thước lớn, bào tương rộng, hơi kiềm tính gọi là tế bào Anitschkow hoặc biến đổithành các tế bào lớn có nhiều nhân gọi là tế bào Aschoff. Dần dần hạt Aschoff bị xơ hóa (sau 6-12 tháng), có thể để lại di chứng sẹo xơ ở vantim và cột cơ.2. Tim Là biểu hiện nặng nhất của thấp tim, thường để lại tổn thương vĩnh viễn hoặc gây tửvong.2.1. Thấp tim cấp Khoảng 50-75% trẻ em và 35% người lớn bị viêm tim cấp trong một đợt thấp tim cấp.Thường là viêm cả 3 lớp của tim:2.1.1. Viêm ngoại tâm mạc Dịch rỉ tơ huyết hoặc thanh dịch - tơ huyết (gây tiếng cọ màng tim và tràn dịch màngngoài tim). Ðôi khi có các hạt Aschoff trong mô mỡ dưới thanh mạc và trong mô xơ.2.1.2. Viêm cơ timRải rác có các hạt Aschoff trong mô liên kết quanh các huyết quản. Các tế bào cơ tim kế cậncó thể bị tổn thương (dãn sợi cơ tim, viêm xơ, thâm nhiễm tế bào) dẫn đến hậu quả rối loạndẫn truyền, ngoại tâm thu, suy tim ...2.1.3. Viêm nội tâm mạc Quan trọng nhất là viêm các van tim: - Van 2 lá đơn thuần: 65-70% - Van 2 lá và van động mạch chủ: 25% - Van 2 lá, van động mạch chủ và van 3 lá: ít gặp - Van động mạch phổi: hiếm gặp Tổn thương nội tâm mạc là nguyên nhân quan trọng nhất của hẹp van 2 lá, hở van 2 lá,hẹp hở van 2 lá, hẹp hở van động mạch chủ.+ Ðại thể Các van tim đỏ, sưng dày, dọc theo bờ có một dãy các khối sùi nhỏ 1-2 mi-li-mét, dễmủn nát. Có thể thấy các khối sùi dọc theo các dây gân.+ Vi thể Các khối sùi gồm tơ huyết đọng lại ở nơi nội tâm mạc bị trầy sướt. Trong các lá van vàdọc theo các dây gân có những ổ hoại tử dạng tơ huyết.2.2. Thấp tim mạnTổn thương của viêm nội tâm mạc cấp nói trên dần dần tổ chức hóa và xo hóa. Các van tim(thường là van 2 lá và van động mạch chủ) bị xơ hóa, dày lên, co rút, can xi hóa. Các mép vandính với nhau nhiều hay ít làm van bị biến dạng. Ngoài ra các dây gâ ...