Danh mục

Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) trẻ em

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) trẻ em giúp người học nêu được các đặc điểm dịch tể học của bệnh SXH-D; trình bày các biểu hiện lâm sàng của SXH-D; trình bày được chẩn đoán & phân độ SXH-D tiêu chuẩn WHO năm 2009; nêu được sơ đồ trị bệnh SXH-D, SXH-D có dấu hiệu cảnh báo& SXH-D nặng; hướng dẫn được cách phòng bệnh SXH-D; chỉ định xuất viện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXH-D) trẻ em BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT- DENGUE (SXH-D)TRẺ EMMỤC TIÊU:1. Nêu được các đặc điểm dịch tể học của bệnh SXH-D.2. Trình bày các biểu hiện lâm sàng của -SXH-D.3. Trình bày được chẩn đoán & phân độ SXH-D tiêu chuẩn WHO năm2009.4. Nêu được sơ đồ trị bệnh SXH-D,SXH-D có dấu hiệu cảnh báo&SXH-D nặng.5. Hướng dẫn được cách phòng bệnh SXH-D.6.Chỉ định xuất việnNỘI DUNG:1.Đại cương: - Sốt xuất huyết-Dengue (SXH-D) là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do siêu vi Dengue gây ra .-Bệnh xảy ra quanh năm, thường gia tăng vào mùa mưa. Bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn. Đặc điểm của SXH-D là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong.-Sốt Dengue là một bệnh lành tính, về lâm sàng không có hiện tượng shock xảy ra.2. Tác nhân gây bệnh: - Siêu vi Dengue thuộc nhóm ARBOVIRUS, có 4 types siêu vi Dengue gây bệnh (D1, D2, D3, D4) có cấutrúc kháng nguyên tương tự nhau và có thể có kháng thể chéo sau khi nhiễm bệnh.Thường siêu vi có trong máungưòi bệnh ở giai đoạn cấp và mất dần trong giai đoạn hồi phục của bệnh. - Trung gian truyền bệnh chính : là muỗi vằn Aedes aegypty.Muỗi cái hút máu người vào ban ngày; khôngcó khả năng bay xa; nó sống trong môi trường ẩm thấp tối tăm trong nhà, nó có mặt ở nơi nước đọng xungquanh nhà +.Ngoài ra còn do muỗi A.albopictus,A.polynesiensis và nhiều nòi của nhóm A.scutellaris truyền bệnh... 3. Dịch tễ học: -SXH-D được ghi nhận lần đầu tiên ở Philippin năm 1953 Năm 2001 thống kê của tổ chức YTTG(WHO) cho rằng trong những tháng đầu năm 2001 ở một số nướctrong khu vực Tây Thái Bình Dương (có Việt Nam )SXH-D đã tăng gấp 2 lần so với cùng kì năm 2000 ;Theothống kê của Nguyễn Trọng Lân ,khu vực phía nam Việt Nam SXH-D là một bệnh lưu hành thành dịch nặng vàquanh năm . Hiện nay bệnh SXH-D xuất hiện rầm rộ khắp nơi ,tỉ lệ tử vong còn khá cao và chưa có vaccin phòng bệnh . + Vệ sinh môi trường kém là điều kiện muỗi sống và sinh sản. + Đông dân cư. + Đa số trẻ mắc bệnh ở lứa tuổi 2 - 9 Tuổi (không có sự khác biệt về nam, nữ) + Trẻ bụ bẩm khoẻ mạnh thường có diễn biến nặng và phức tạp dễ rơi vào sốc. + Xảy ra cao điểm tháng 6- 10. Chu kỳ khoảng 3 - 5 năm gây nên dịch bệnh. Hiện nay bệnh xãy ra quanh năm,số lượng gia tăng rất nhiều,diễn biến bệnh rất phức tạp.4. Gỉai phẫu bệnh: Giải phẩu tử thi cho thấy dấu hiệu xuất huyết thường gặp nhất ở da và mô dưới da kế đến là ở niêm mạcđường tiêu hoá, tim, gan...xuất huyết não, xuất huyết dưới màng nhện rất hiếm. Tràn dịch lượng lớn thấy ởmàng phổi, xoang bụng, đôi khi thấy xuất huyết quanh mạch máu tẩm nhuận tế bào đơn nhân và lymphocytes,xuất huyết nặng có thể thấy cục máu đông trong lòng mạch, tế bào gan phình to, hoại tử từng vùng tăng sinhbạch cầu đơn nhân, đa nhân ở các xoang .Sau khi bị nhiễm trùng khoảng 72-96 giờ, tổn thương gan có thể được 1giới hạn lại. Kháng nguyên có thể được tìm thấy ở tế bào gan, lách, thymus, phổi ...hiện tượng ức chế tuỷ có thểcải thiện sau khi sốt, phức hợp miển dịch có thể thấy ở vi cầu thận, thường biến mất sau 3 tuần.5. Cơ chế bệnh sinh:5.1. Tăng tính thấm thành mạch → thoát dịch → cô đặc máu → giảm lưu lượng tuần hoàn → shock (lượnghuyết tương bị mất trên 20%).5.2. Thay đổi ở thành mạch máu. - Giảm tiểu cầu. - Bệnh lý đông máu. Trong SXH-D luôn luôn có hiện tượng hoạt hóa bổ thể làm giảm nồng độ C3 - C5. Phức hợp miễn dịch xuấthiện trong các nhiễm trùng thứ phát và làm cho hiện tượng hoạt hóa bổ thể xảy ra. Trong thực nghiệm người tanhận thấy khi monocytes bị nhiễm trùng nó sẽ phóng thích ra hàng loạt hóa chất trung gian làm gia tăng thẩmthấu thành mạch, hoạt hóa bổ thể và sản xuất thromboplastine.Tất cả những yếu tố trên góp phần giải thích các rối loạn tuần hoàn, rối loạn thể dịch, rối loạn đông máu, . .vv .trên bệnh nhân bị SXH-D.6. Biểu hiện lâm sàng:-Bệnh SXH-D được mô tả từ lâu ở Đông Nam Á với 4 triệu chứng: + sốt cao +xuất huyết +gan to và đau +trụy tim mạch.DIỄN BIẾN LÂM SÀNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE: Bệnh SXH-D có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởiphát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Phát hiệnsớm bệnh và hiểu rõ diễn biến lâm sàng trong từng giai đoạn của bệnh giúp chúng ta chẩn đoán sớm, điều trịđúng, kịp thời, để cứu sống người bệnh. 27. CHẨN ĐOÁN: Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2009):a- Sốt xuất huyết Dengue.b- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.(SXH-D chuyển độ)c- Sốt xuất huyết Dengue nặng.: ...

Tài liệu được xem nhiều: