Danh mục

Bài giảng Các phương pháp sắc ký

Số trang: 21      Loại file: ppt      Dung lượng: 603.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Các phương pháp sắc ký cung cấp cho người học định nghĩa về kỹ thuật sắc ký, nguyên lý, phân loại, ứng dụng của nó.  Tham khảo nội dung bài giảng để hiểu hơn về các nội dung trên.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Các phương pháp sắc ký CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Định nghĩa Kỹ thuật sắc ký là kỹ thuật tách, phân ly các cấu tử thành phần trong hỗn hợp dựa trên sự khác nhau về đặc tính hoá lý của chúng CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Nguyên lý Hợp chất cần phân tích được cho tương tác với hai pha khác biệt gọi là pha tĩnh và pha động. Mẫu phân tích chứa 1 hay nhiều cấu tử, khi tiếp xúc với pha tĩnh, mỗi cấu tử có ái lực đối với pha tĩnh khác nhau, từ đó có phân bố khác nhau giữa pha tĩnh và pha động và được pha động tách ra khỏi pha tĩnh với tốc độ khác nhau. Quá trình phân ly các cấu tử khỏi pha tĩnh bởi pha động gọi là quá trình triển khai sắc ký CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Một số khái niệm cơ bản Pha tĩnh và Pha động:Tất cả các hệ sắc ký đều cấu tạo từ 2 pha: pha tĩnh và pha động. + Pha tĩnh: không di chuyển, có thể là chất rắn, chất lỏng, hay 1 pha hỗn hợp rắn – lỏng + Pha động: Chuyển động, pha động thường chảy trên pha tĩnh hoặc đi xuyên qua pha tĩnh, có thể là chất lỏng hay chất khí CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Một số khái niệm cơ bản Hệ số phân bố: Hệ số phân bố của 1 chất A trong 1 hỗn hợp dung dịch gồm 2 dung môi I và II, tại 1 nhiệt độ, là 1 hằng số, được tính bằng tỷ lệ của chất A trong mỗi dung môi: K= [ A] dd 1 = const [ A] dd 2 Trong kỹ thuật sắc ký, hệ số phân bố của 1 chất là t ỷ lệ nồng độ của chất đó trong pha tĩnh với nồng độ của nó trong pha động CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Hệ số phân bố hữu hiệu : tương quan giữa tổng lượng chất A có trong 1 pha đối với pha còn lại VI K =K' VII CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Trong KT sắc ký , sự phân tách các cấu tử thành phần trong mẫu xảy ra do: • 1. Sự cân bằng hấp phụ giữa pha tĩnh là chất rắn và pha động là chất lỏng (SK hấp phụ) • 2. Sự phân bố cân bằng giữa pha tĩnh là chất lỏng hay bán lỏng với pha động là chất lỏng (SK giấy) • 3. Sự phân bố cân bằng giữa pha tĩnh là chất lỏng và pha động là chất khí (SK khí) • 4. Cân bằng trao đổi ion giữa pha tĩnh là nhựa trao đổi ion và pha động là chất điện ly (SK trao đổi ion) • 5. Cân bằng giữa pha lỏng ở bề mặt bên trong và bề mặt bên ngoài của hạt gel xốp (SK hạt gel hay SK rây phân tử) • 6. Liên kết cân bằng giữa 1 đại phân tử và 1 phân tử nhỏ do đặc tính sinh học (SK ái lực) CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Phân loại các phương pháp sắc ký • Dựa vào bản chất hoá lý của quá trình: + sắc ký phân bố + sắc ký hấp phụ . Dựa vào tính chất kỹ thuật: + sắc ký đơn giản + sắc ký cột + sắc ký khí + sắc ký lỏng cao áp CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Các phương pháp sắc ký đơn giản • Sắc ký lớp mỏng (bản mỏng) CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Các phương pháp sắc ký đơn giản • Sắc ký lớp mỏng (bản mỏng) Các loại chất hấp phụ thường dùng trong SKLM Chất hấp phụ Các đối tượng phân tích Silicagel Axit amin, alcaloid, đường, axit béo, lipit, tinh dầu, các anion và cation hữu cơ, steroid, terpenoid Oxyt nhôm Alcaloid, chất màu thực phẩm, phenol, steroid, vitamin, caroten, axit amin Kieselguhr Mono - , ologo saccharide, diaxit , axit béo, trigliceride, axit amin, steroid Zeolit steroid Bột cellulose Alcaloid, chất màu thực phẩm, axit amin, nucleotid Cellulose – ionit Nucleotid Tinh bột Axit amin Sephadex Axit amin, protein CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Các phương pháp sắc ký đơn giản Sắc ký bản mỏng Trình tự tiến hành: Chuẩn bị pha tĩnh, pha động phù hợp Nhuộm, sấy Chuẩn bị bản mỏng Chấm mẫu lên vạch xuất phát Triển khai sắc ký Xử lý kết quả CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Các phương pháp sắc ký đơn giản Ứng dụng sắc ký bản mỏng: • Phân tích định tính • Phân tích định lượng • Tách cấu tử thành phần khỏi hỗn hợp CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ • Sắc ký giấy CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Sắc ký giấy CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Sắc ký cột CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Sắc ký cột • Sắc ký cột hấp phụ: pha tĩnh là 1 chất rắn hấp phụ, còn pha động là 1 dung dịch rửa giải • Sắc ký cột trao đổi ion: các cấu tử mẫu mang điện có khả năng tương tác tĩnh điện 1 cách thuận nghịch với pha tĩnh là các hạt nhựa mang điện trái dấu, còn pha động là các dung dịch điện ly CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Sắc ký cột • Sắc ký cột hấp phụ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Sắc ký cột hấp phụ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Sắc ký cột • Sắc ký trao đổi ion CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ CÁC PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ Sắc ký cột Một số kỹ thuật trong sắc ký cột: 1. Nhồi cột 2. Rửa giải cột 3. Thu nhận các phân đoạn ...

Tài liệu được xem nhiều: