Danh mục

Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh: Phần 2 - Trường ĐH Tây Nguyên

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.34 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 32,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Chẩn đoán hình ảnh hệ tiết niệu; Chẩn đoán hình ảnh hệ tiêu hóa; Chẩn đoán hình ảnh hệ tim mạch; Chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh, sọ não, cột sống. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chẩn đoán hình ảnh: Phần 2 - Trường ĐH Tây Nguyên Chương 4 Chẩn đoán hình ảnh hệ tiết niệu Mục tiêu học tập Kiến thức 1. Trình bày được lợi ích và hạn chế của các kỹ thuật hình ảnh dùng trong hệ tiết niệu. 2. Mô tả được hình ảnh bình thường hệ tiết niệu trên X quang và siêu âm. 3. Chẩn đoán được sỏi hệ tiết niệu bằng các kỹ thuật hình ảnh thông dụng. 4. Chẩn đoán gián biệt sỏi cản quang hệ tiết niệu với các vôi hóa bất thường khác trong ổ bụng. 5. Kể được các nguyên nhân gây tắc đường dẫn niệu. 6. Chẩn đoán được hội chứng tắc đường dẫn niệu bằng sự phối hợp các kỹ thuật hình ảnh thông dụng. 7. Phát hiện những hình ảnh bất thường trên X quang, siêu âm trong một số bệnh nhiễm trùng cấp tính hệ tiết niệu. 8. Mô tả được các dấu hiệu CLVT của viêm thận bể thận cấp. 9. Phát hiện những dấu hiệu bất thường của các bệnh nhiễm trùng mãn tính trên phim niệu đồ tĩnh mạch và siêu âm. 10. Mô tả được các dấu hiệu CLVT của viêm thận bể thận hạt vàng. 11. Nêu được lợi ích của siêu âm và mô tả hình ảnh siêu âm, đối với nang thận. 12. Mô tả được các dấu hiệu bất thường của khối u thận trên các kỹ thuật hình ảnh thông dụng: Phim hệ tiết niệu không chuẩn bị, siêu âm, niệu đồ tĩnh mạch. 13. Trình bày được các dấu hiệu cắt lớp vi tính của ung thận. Kỹ năng 14. Chỉ định được các kỹ thuật hình ảnh trong những bệnh lý hệ tiết niệu thường gặp. 15. Đọc được hình ảnh bình thường và hình ảnh bất thường của hệ tiết niệu trên các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh. Thái độ 16. Sinh viên tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc, hứng thú và có thói quen tự học, tự nghiên cứu bài trước khi học. 67 4.1 Các kỹ thuật hình ảnh khám hệ tiết niệu 4.1.1 Phim hệ tiết niệu (bụng) không chuẩn bị (ASP: Abdomen Sans Preparation) 4.1.1.1 Mục đích - Tìm các vôi hóa bất thường. - Xem bất thường hệ thống xương. - Tìm hiệu ứng choán chỗ ở ổ bụng: Khối u ở sau hoặc trong phúc mạc đẩy lệch vị trí hơi trong ruột. - Là phim phải có, trước khi tiến hành các kỹ thuật hình ảnh có chuẩn bị ở ổ bụng. 4.1.1.2 Kỹ thuật - Chuẩn bị bệnh nhân uống thuốc xổ 3 ngày trước, thụt tháo phân tối hôm trước và sáng hôm sau trước khi chụp. - Phim chụp thẳng, nằm ngửa, từ bờ trên D12 đến hết khớp mu, nín thở. - Khi có triệu chứng về niệu đạo chụp phim tư thế niệu đạo (chếch 450). Có thể bổ sung: Chụp khu trú, chụp nghiêng, chụp chếch sau. 4.1.1.3 Kết quả - Thấy bờ ngoài cơ đáy chậu D12 - L14 đến mào chậu nếu có lớp mỡ ở bờ. - Thấy bóng thận nếu có lớp mỡ quanh thận và phim đúng hằng số (trừ < 8t, già, gầy). - Thấy bóng mờ bầu dục của bàng quang đầy nước tiểu. - Thấy gờ dưới gan, lách. - Thấy cột sống, xương chậu, khớp háng 2 bên. 4.1.2 Siêu âm (Echographie - Ultrasound) Là phương tiện hình ảnh thăm dò đắc lực nhu mô thận và khoang quanh thận, là kỹ thuật tốt nhất để khám tiền liệt tuyến. Siêu âm Doppler giúp nghiên cứu các mạch máu thận. Khám bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, chếch hai bên, nghiêng, có thể nằm sấp. Dùng đầu dò có tần số 3.5-5 MHz. Đầu dò sẽ phát và thu sóng siêu âm phản hồi. Hình ảnh siêu âm là hình ảnh cắt lớp hai chiều, đen trắng. Quét đầu dò theo nhiều hướng khác nhau liên tiếp, ít nhất phải cắt qua hai mặt phẳng thẳng góc nhau: Dọc thận và ngang thận, bàng quang. Bệnh nhân nhịn tiểu để khám bàng quang. Siêu âm Doppler để nghiên cứu vận tốc dòng máu, tìm các chỗ hẹp. Siêu âm Doppler màu để thấy rõ hơn các mạch máu trong cấu trúc và chiều dòng máu. Siêu âm 3 chiều, 4 chiều, ích lợi chủ yếu để bổ sung khám thai nhi. Hình ảnh siêu âm cho thấy thận gồm hai vùng phân biệt rõ: Xoang thận ở trung tâm của thận, nhu mô thận ở ngoại vi. Thận được bao quanh bởi bao thận là viền tăng âm. Xoang thận, có hình tăng âm (màu trắng) do chứa mỡ, cùng các vách mạch máu và vách đài bể thận nên phản hồi âm nhiều. Khi bể thận có nước tiểu sẽ thấy một lớp 68 dịch rỗng âm (không có phản hồi âm) (màu đen) giữa vùng tăng âm. Nhu mô thận giảm âm (màu xám) (phản hồi âm ít) gồm vỏ thận ở phía ngoài, tủy thận chính là các tháp Malpighi ở phía trong vỏ thận, giữa các tháp Malpighi là các cột Bertin thuộc vỏ thận. Ở trẻ em, người gầy phân biệt được tủy - vỏ thận, tủy thận giảm âm hơn. + Ưu điểm: - Kỹ thuật đơn giản dễ thực hiện, chi phí thấp. - Hiệu quả tốt. - Có thể tái khám nhiều lần. - Có thể thực hiện tại giường bệnh. - Không có hại cho sức khỏe. - Siêu âm có thể xem hình thái thận theo 3 chiều không gian, thấy được các khối u ở nhu mô, có thể phân biệt được khối đặc hay khối lỏng, có thể thấy được khoang quanh thận. - Siêu âm có thể thấy niệu quản đoạn đầu sát bể thận & đoạn niệu quản ...

Tài liệu được xem nhiều: