Danh mục

Bài giảng Chương 5 - Công nghệ sinh học thực phẩm trong tương lai

Số trang: 93      Loại file: pdf      Dung lượng: 12.29 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chương 5 - Công nghệ sinh học thực phẩm trong tương lai với các nội dung nghiên cứu chính như sau: Thực phẩm chức năng, thực phẩm biến đổi gen, vai trò của công nghệ sinh học trong sự phát triển ngành công nghệ thực phẩm. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin vấn đề.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 5 - Công nghệ sinh học thực phẩm trong tương lai CHƯƠNG V:CÔNG NGHỆ SINH HỌC THỰC PHẨM TRONG TƢƠNG LAI MỤC LỤC 1. Thực phẩm chức năng 2. Thực phẩm biến đổi gen 3. Vai trò của công nghệ sinh học trong sự phát triển ngành công nghệ thực phẩm1. Thực phẩm chức năngThực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Thực phẩm chức năng, tuỳ theo công dụng, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, còn có các tên gọi khác là thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng; thực phẩm bổ sung; thực phẩm bảo vệ sức khoẻ; sản phẩm dinh dưỡng y học. Thực phẩm chức năng là sản phẩm giao thoa giữa thực phẩm (nguồn gốc thiên nhiên) và dược phẩm (thuốc- nguồn gốc hoá chất). Nhờ có chứa các hợp chất hoạt động sinh học mà ngoài giá trị dinh dưỡng cơ bản, các thực phẩm chức năng còn có tác dụng giúp điều trị và phòng bệnh tốt.Thuật ngữ “Thực phẩm chức năng” đầu tiên được giới thiệu ở Nhật vào khoảng giữa những năm 1980. Thực phẩm chức năng bắt nguồn từ thực vật, có thể kể các sản phẩm chế biến từ đậu, cà chua, tỏi, các loại trái cây, tỏi, trà, rượu vang. Có thể đưa ra một ví dụ như đu đủ cũng là một thực phẩm chức năng. Đu đủ là thực phẩm chứa nhiều carotenoid nhất, chiếm đến 7,2mg trong một quả trong khi mơ chỉ chứa 2,6mg. Carotenoid chính là nhóm chất chống oxy hóa rất mạnh, rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư. Trong số 19 chất carotenoid thì chủ yếu là các nhóm cryptoxanthin, beta-caroten, cryptoflavin. Ngoài ra đu đủ cũng rất giàu vitamin A, B, C. Trong 10g quả chứa 0,2 g protein, 14,5 g hydrat carbon, 1g lipid và 0,11 g khoáng chất.Trong y học cổ truyền Nam Mỹ, đu đủ được đánh giá có hiệu lực trị bệnh tiểu đường, hen suyễn và chống ký sinh trùng đường ruột và điều trị hiệu quả bệnh ho lao nếu dùng đều đặn trong thời gian dài. Đu đủ còn được đánh giá cao trên lĩnh vực thực phẩm chức năng nhờ các enzym như papain, có tác dụng giống như các enzym do dạ dày tiết ra nên rất cần thiết cho việc tiêu hóa thực phẩm.Tác dụng của papain trong đu đủ: Enzym papain từ đu đủ giống như bromelin từ dứa (thơm) là nguồn enzym thực vật có tác dụng giống pepsin của dạ dày hoặc trypsin của dịch tụy. Enzym này tỏ ra hết sức hiệu quả trong việc phân hủy các hỗn hợp protein, nhất là trong các bệnh xơ hóa túi mật, tiêu hóa khó khăn và nóng rát dạ dày, thiểu năng tuyến tụy làm giảm hàm lượng enzym pancreatin tiết ra. Dùng đu đủ làm thực phẩm chức năng: - Góp phần hỗ trợ sự tiêu hóa sau những bữa ăn gây nặng bụng hoặc dùng làm nước ép uống khi có rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, viêm ruột kể cả trẻ em trong thời kỳ mọc răng. - Tại Nhật có một sản phẩm rất được ưa chuộng tên là “Immun’Age” từ đu đủ lên men chống lão hoá. - Tại các quốc gia nhiệt đới, người ta dùng nhựa từ đu đủ xanh hoặc hạt làm thuốc chống ký sinh trùng đường ruột như tẩy giun kim, giun đũa, sán heo... dưới dạng thuốc sắc. Nước sắc này còn có tác dụng kích thích chức năng gan, mật hoạt động. Thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ động vật: Các loại cá, thịt, sản phẩm từ sữa…. Thực phẩm chức năng bao gồm nhiều nhóm như nhóm thực phẩm có chứa chất chống oxy hoá (quả gấc, cam, chanh, bưỡi, giá…); nhóm thực phẩm có chứa polyphenol (trà); nhóm thực phẩm có chứa melanoidine và caramel (gạo rang); nhóm probiotics (sữa chua, dưa chua…) Trên thế giới, thực phẩm chức năngđã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước như Nhật Bản, Mỹ, Đức trong đó Nhật Bản là nước đi đầu.2. Thực phẩm biến đổi gen2.1. Thực phẩm biến đổi gen, tính cấp thiết và các ảnh hưởng liên quan. Thực phẩm có gen đã bị biến đổi là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệ gen.Trước sự thúc ép gia tăng về dân số của hành tinh chúng ta, một mặt chúng ta phải bảo tồn tính đa dạng sinh học, mặt khác lại phải sản xuất ra nhiều của cải vật chất để nuôi sống con người và bảo tồn nòi giống bằng chính sự an toàn thực phẩm do con người làm ra.Thực hiện ước muốn này, chúng ta sử dụng thành tựu của khoa học- công nghệ gen: Sinh vật chuyển gen và cây trồng chuyển gen đã tác động trực tiếp đến thực phẩm chuyển gen. Do đó, những đột biến gen trong lĩnh vực cây trồng, chăn nuôi và chế biến thực phẩm sẽ là một trong những giải pháp tích cực và hiệu quả nhất để đảm bảo an ninh lương thực và sản phẩm thực phẩm đa dạng phục vụ cuộc sống của con người. Công nghệ chuyển gen là một quá trình chuyển đổi cho phép chúng ta xoá bỏ được ranh giới giữa các giống, loài vượt qua được “hàng rào tự nhiên” để cải tiến, đột biến các chủng giống vi sinh vật, cây trồng, vật nuôi. Do tính thống nhất của mã di truyền mà ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: