Bài giảng chuyên đề bệnh học "Các rối loạn khí sắc" cung cấp các kiến thức giúp sinh viên nắm được những kiến thức có liên quan bệnh này như: Khái niệm rối loạn khí sắc; các biểu hiện lâm sàng của bệnh; xét nghiệm bệnh; chẩn đoán và tiên lượng; điều trị và phòng bệnh các rối loạn khí sắc. Mời các bạn cùng tham, khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề bệnh học: Các rối loạn khí sắc BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC:CÁC RỐI LOẠN KHÍ SẮC 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Các rối loạn khí sắc”,người học nắm được những kiến thức có liên quan bệnh này như: Kháiniệm rối loạn khí sắc; Các biểu hiện lâm sàng của bệnh; Xét nghiệmbệnh; Chẩn đoán và tiên lượng; Điều trị và phòng bệnh các rối loạn khísắc. 2 NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM Rối loạn khí sắc là thuật ngữ dùng thay thế rối loạn cảm xúc. - Cảm xúc là gì? Là biểu hiện nhất thời, ngắn ngủi của trạng thái tìnhcảm: vui, buồn, giận, ghét, yêu thương... - Khí sắc là một tâm trạng, một trạng thái tình cảm lâu dài, bền vữnghơn. - Sự biến đổi khí sắc kèm theo thay đổi mức độ hoạt động chung. Đa sốcác rối loạn đó có tính chất tái diễn và khởi phát thường có liên quan đến sựkiện hoàn cảnh gây stress (sang chấn tâm lý). Rối loạn khí sắc là một lĩnh vực rộng lớn. Tỷ lệ bệnh tăng ngày mộtnhiều. Theo tài liệu thế giới hơn 4% dân số. Rối loạn khí sắc hay tái phát, bệnh nhân thường được khám ở phòngkhám đa khoa. Có thể được chẩn đoán là lo âu hoặc bệnh cơ thể. - Giai đoạn hưng cảm: Trạng thái hưng cảm gồm tam chứng: (1) Khí sắc tăng. (2) Nhịp độ tư duy nhanh (hưng phấn trí tuệ). (3) Kích động tâm thần vận động (về ngôn ngữ và vận động). 1. Khí sắc tăng - Người bệnh có cảm giác sảng khoái, hoàn toàn khoẻ mạnh. Cảm thấyrất thoải mái, mọi vật sáng rực, người tràn đầy nghị lực, sức khoẻ hoàn hảo vôcùng. Quá khứ và tương lai đều được đánh giá với một sắc thái hoan hỷ, phấnkhởi. - Nhìn điệu bộ hành vi, nét mặt của họ, có thể phán đoán người bệnhtăng khí sắc: họ hầu như thường xuyên vui vẻ, cười đùa ầm ĩ về một lý do 3không đáng kể, giễu cợt, không để ý đến hoàn cảnh xung quanh. Họ múamay, điệu bộ, động tác nét mặt cởi mở, truyền cảm. Đang vui vẻ, người bệnhcó thể trở nên giận dữ nhất thời do căn nguyên không đáng kể. 2. Nhịp độ tư duy nhanh (hưng phấn trí tuệ) - Dòng tư duy và biểu tượng trôi rất nhanh, thay đổi mau lẹ. Tư duynông cạn, liên tưởng nhanh rất dễ mất tập trung, tăng trí nhớ. - Họ là những người có tài năng, thường tự đánh giá cao, có thể đạt tớimức độ hoang tưởng tự cao tự đại, chủ yếu tài ba, địa vị và khả năng. Lời nóicó nhiều điều tưởng tượng hão huyền, không bền vững; người ta có thể thuyếtphục bệnh nhân từ bỏ một cách dễ dàng. 3. Kích động tâm thần vận động - Phù hợp với tăng khí sắc thường kết hợp với kích động ngôn ngữ vàvận động. Người bệnh nói hầu như thao thao bất tuyệt, giọng nói trở nênkhàn. Người bệnh luôn vận động, khó ngồi yên một chỗ, người bệnh can thiệpvào công việc của người khác nhưng làm không có hiệu quả, có khi dẫn đếntình trạng cãi cọ, xung đột liên miên, cũng như hành vi kiện cáo. - Kích động có thể mang tính chất công kích giận dữ, tấn công hỗn độn,cuồng bạo, kèm theo các rối loạn khác: + Chú ý giảm (kém tập trung). + Tăng trí nhớ. + Tăng tình dục. + Ăn nhiều nhưng vẫn sút cân. + Mạch nhanh, huyết áp tang không đều. + Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt. - Bệnh xuất hiện từng thời kỳ, ngoài thời kỳ bệnh, bệnh nhân biểu hiệnbình thường. 4 - Một số trạng thái nhẹ gần như bình thường. Tỷ lệ nữ > hơn nam 2/1. Tuổi phát bệnh 11 - 20 tuổi: 25%, 21 - 30 tuổi: 41%. Tuổi khác cũngcó, thường gặp 15 - 30 tuổi. II. CÁC BIỂU HIỆN LÂM SÀNG Theo ICD10 - Rối loạn khí sắc chia ra: - Giai đoạn hưng cảm F30. - Rối loạn cảm xúc lưỡng cực F31. - Giai đoạn trầm cảm F32. - Rối loạn trầm cảm tái diễn F33. - Các rối loạn khí sắc dai dẳng F34. 1. Giai đoạn hưng cảm - F30.0 Là trạng thái tăng khí sắc tương đối nặng làm cho bệnh nhân khôngthích ứng với hoàn cảnh xung quanh, sinh hoạt gia đình. Tăng năng lượnghoạt động tâm thần: Nói nhiều, giảm tập trung chú ý. * Hưng cảm nhẹ - F30.0. - Tăng khí sắc nhẹ và dai dẳng kéo dài nhiều ngày. - Tăng năng lượng và hoạt động cơ thể, tâm thần, thường có cảm giácthoải mái, có hiện tượng tăng tình dục và giảm nhu cầu ngủ, khả năng tậptrung chú ý giảm. - Không làm gián đoạn công việc hoặc trở ngại giao tiếp xã hội. * Hưng cảm không có triệu chứng loạn thần - F30.1. - Khí sắc tăng cao không tương xứng với hoàn cảnh có thể từ vui vẻ vôtư đến kích động gần như không thể kiểm tra được. - Tăng năng lượng gây hoạt động thái quá: nói nhanh, giảm nhu cầungủ. Mất khả năng kiềm chế bản thân. Giảm khả năng tập trung chú ý. Đãngtrí rõ rệt, tự cao quá mức, ý tưởng khuếch đại hoặc quá lạc quan nên có hành 5động không thực tế: tiêu tiền quá mức, đam mê si tình, đùa tế ...