Danh mục

Bài giảng chuyên đề Thần kinh học: Rối loạn phản xạ - PGS.TS. Phan Việt Nga

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 381.24 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng chuyên đề "Thần kinh học: Rối loạn phản xạ" cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể biết được đặc điểm giải phẫu, sinh lý của phản xạ; nắm được một số phản xạ thường dùng trong lâm sàng; nắm được một số triệu chứng rối loạn phản xạ; nắm được một số phản xạ bệnh lý bó thấp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Thần kinh học: Rối loạn phản xạ - PGS.TS. Phan Việt NgaBÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:THẦN KINH HỌC:RỐI LOẠN PHẢN XẠ Biên soạn: PGS.TS.Phan Việt Nga 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Thần kinh học: Rối loạn phản xạ”người học có thể: - Biết được đặc điểm giải phẫu, sinh lý của phản xạ. - Nắm được một số phản xạ thường dùng trong lâm sàng. - Nắm được một số triệu chứng rối loạn phản xạ. - Nắm được một số phản xạ bệnh lý bó tháp. 2 NỘI DUNG I. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA PHẢN XẠ 1. Định nghĩa Phản xạ là sự đáp ứng của cơ thể đối với các kích thích từ bên trong hoặc bênngoài cơ thể, đáp ứng đó được thực hiện thông qua hệ thần kinh trung ương. Cơ sở chức năng của hệ thần kinh là hoạt động phản xạ. “Tất cả những hoạtđộng của đời sống có ý thức và không có ý thức, về phương diện phát sinh mà nói,thực chất đều là phản xạ” (Sechenov). Trong khi khám về thần kinh, tìm các phản xạ là một việc rất quan trọng vìsự thay đổi và chênh lệch phản xạ giữa hai bên cơ thể là triệu chứng rất kháchquan. 2. Một số đặc điểm giải phẫu, sinh lý của phản xạ Tất cả các phản xạ đơn giản cũng như phức tạp nhất (đều có cung phản xạ.Cung phản xạ bao gồm: - Diện tiếp nhận (da, niêm mạc, gân cơ...). - Đường dẫn truyền hướng tâm. - Trung khu phản xạ. - Đường dẫn truyền ly tâm. - Cơ quan đáp ứng. Những cung phản xạ đơn giản nhất đóng mạch ngay ở bộ máy khoanh đoạntuỷ sống, thành phần cung phản xạ gồm tế bào cảm giác (với khâu nhận cảm vàhướng tâm) tế bào vận động (ở sừng trước tuỷ sống) là khâu ly tâm và cuối cùng làcơ quan đáp ứng (cơ). Bộ máy khoanh đoạn ở thân não là do những dây thần kinhsọ não, nhân của chúng và mối liên hệ giữa các nhân hợp thành. Cơ sở sinh lý của chức năng tuỷ sống và thân não là cung phản xạ tương ứngvà các hoạt động điều tiết của não bộ. Hầu hết các khâu của hoạt động phản xạ 3được thực hiện bởi hệ thần kinh, vì vậy thông qua chức năng cung phản xạ ta có thểđánh giá được cấu trúc thần kinh tương ứng. Khi kích thích (như gõ vào gân cơ) xung kích thích theo đường cảm giác(hướng tâm), được truyền tới tuỷ sống. Đường vận động (ly tâm) truyền xung độngtới cơ tương ứng làm co cơ. Đó là phản xạ một xináp, các phản xạ một xináp có kếtnối là trực tiếp giữa 2 neuron thần kinh. Đối với các phản xạ đa xináp chỗ nối có sựtham gia của từ 3 neuron trở lên. 3. Phân loại phản xạ Trong thực tế có nhiều loại phản xạ và có nhiều cách phân loại khác nhau. - Căn cứ vào phương thức hình thành người ta phân chia thành hai loại: phảnxạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, hai loại này có mối liên hệ phụ thuộc,liên quan đến sự phát triển của hệ thần kinh. + Phản xạ không điều kiện có tính chất bẩm sinh và vĩnh viễn, thường đượcthực hiện tại khoanh đoạn tuỷ sống hoặc thân não như phản xạ gân xương, phản xạda, niêm mạc... + Phản xạ có điều kiện được thành lập trên cơ sở những phản xạ không điềukiện và được hình thành ở vỏ não, trong quá trình phát triển của đời sống cá thể. - Căn cứ vào chức năng của cơ quan đáp ứng, các phản xạ được chia thànhphản xạ vận động (có sự tham gia của cơ vân) và phản xạ thực vật (bài tiết, dinhdưỡng, vận mạch, hô hấp, dạ dày, ruột...). - Tuỳ thuộc vào vị trí của các thụ cảm thể, người ta phân chia thành phản xạnông (phản xạ da, niêm mạc) và phản xạ sâu (phản xạ gân xương). + Phản xạ sâu: do kích thích các thụ cảm thể nằm trong các gân, cơ bằngcách gõ búa phản xạ hoặc kéo căng gân, cơ, bao khớp. Người đầu tiên mô tả các phản xạ này và đề xuất phương pháp tìm phản xạnày là Gowers. Năm 1886, Gowers đã viết Đập một cái vào gân của một cơ làmcho nó bị căng ra đột ngột sẽ gây ra hiện tượng co rút cơ đó. Đó chính là phươngpháp tìm phản xạ, dùng búa phản xạ gõ một cái đột ngột vào một gân làm cho một 4nhóm cơ co lại đột ngột. Nếu khi ta gõ vào một cơ thì chỉ có một số thớ cơ bị corút, nhưng khi gõ vào đầu gân hay chỗ bám của một cơ thì cả cơ đó co lại. Người tadựa vào vị trí gõ để đặt tên cho phản xạ. Ví dụ: gõ búa phản xạ vào gân gối gây kích thích những thụ thể của gân vàcơ tứ đầu đùi. Luồng xung động hướng tâm qua dây thần kinh đùi đến rễ sau vàosừng sau, chuyển sang sừng trước, đến rễ trước và những sợi vận động của dây thầnkinh đùi kích kích cơ tứ đầu đùi gây co cơ. Phản xạ sâu hay còn gọi là phản xạ riêng của cơ vì cơ quan thụ cảm và cơquan đáp ứng chỉ là một, đây là phản xạ đơn xináp (cung phản xạ thường có haineuron). + Phản xạ nông: là phản xạ đa xináp do những cung phản xạ có nhiều khớpthần kinh ở não và đối với mỗi phản xạ da thì đoạn ngoại biên của cung phản xạ cómột đoạn tuỷ tương ứng ...

Tài liệu được xem nhiều: