Danh mục

Bài giảng Công nghệ tạo hình dụng cụ: Chương 6 - Bùi Ngọc Tuyên

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.50 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Công nghệ tạo hình dụng cụ: Chương 6 - Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyện" được biên soạn với các nội dung chính sau: Chọn chuẩn và các nguyên công tạo chuẩn; Các nguyên công tạo hình các bề mặt kết cấu; Các nguyên công tạo hình mặt khởi thủy của dụng cụ cắt; Các nguyên công tạo hình mặt trước;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài giảng tại đây!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Công nghệ tạo hình dụng cụ: Chương 6 - Bùi Ngọc Tuyên CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyệnI. Chọn chuẩn và các nguyên công tạo chuẩn Nguyên tắc chọn chuẩn: chọn chuẩn thống nhất cho cả các nguyên công, tinh trước nhiệ luyện, các nguyên công gia công tinh sau nhiệt luyện, kiểm tra đo lường và gá dao khi làm việc → chuẩn tinh chính. Các dạng bề mặt chuẩn khi chế tạo dung cụ: Dụng cụ có dạng bề mặt tròn xoay có lỗ gá (các loại dao phay trụ, dao phay đĩa, dao phay lăn,….) → bề mặt chuẩn là lỗ gá & có thể kết hợp với mặt đầu Dụng cụ có dạng trục (mũi khoan, mũi khoét, dao chuốt,…) → bề mặt chuẩn là phần trụ chuôi dao, lỗ tâm Dụng cụ có dạng khối lăng trụ ( dao tiện đơn, dao tiên định hình lăng trụ,…) → bề mặt chuẩn là mặt phẳng đáy dùng cho gá đặt dao Nguyên công tạo chuẩn thường được thực hiện đầu tiên trong quy trình chế tạo dao CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyệnII. Các nguyên công tạo hình các bề mặt kết cấu Các bề mặt cấu thành nên dụng cụ cắt:- Các mặt chuẩn- Bề mặt khởi thủy (là bề mặt ảo sau khi chế tao xong dụng cụ)- Các bề mặt làm việc: Mặt trước ( có thể kết hợp với rãnh thoát phoi) + Mặt sau- Các bề mặt kết cấu không trực tiếp tham gia quá trình cắt của dụng cụ cắt nhưng gópphần tạo ra hình dáng, kết cấu chung dụng cụ cắt. Các bề mặt kết cấu thường có ý nghĩa về mặt công nghệ ví dụ như phần lỗ rộng ở giữa của lỗ gá dụng cụ, phần cổ của các dụng cụ dạng thanh (dao chuốt, mũi khoan, mũi khoét,..), vòng gờ của các loại dao phay lăn,…hoặc có tác dụng kẹp chặt, chống xoay như rãnh then dao phay trụ hay răng khía mặt đầu của DTĐH hình tròn,…. Các bề mặt kết cấu thường được tạo hình đồng thời hoặc ngay sau tạo hình bề mặt chuẩn và thực hiện trước khi tạo hình mặt khởi thủy, mặt trước, mặt sau. CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyệnIII. Các nguyên công tạo hình mặt khởi thủy của dụng cụ cắt1. Các dạng bề mặt khởi thủyBề mặt khởi thủy của DCC có thể là các bề măt sau: Mặt phẳng : dao chuốt mặt phẳng,… Mặt trụ: dao phay trụ,.. Mặt côn: dao phay góc,.. Mặt tròn xoay định hình: dao phay định hình,.. Các bề mặt xoắn vít: Dao phay lăn răng, dao phay lăn trục then hoa,.. hoặc kết hợp của các dạng bề mặt trên. Ví dụ mặt khởi thủy của dao phay mặt đầu thép Dao phay mặt đầu thép gió gió gồm có mặt phẳng đầu và mặt trụ đỉnh của dao CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyện2. Tạo hình các bề mặt khởi thủy có dạng bề mặt xoắn vít DFLR được thiết kế chế tạo gần đúng dựa trên hai loại trục vít cơ bản là trục vít Acsimet và trục vít Convoloit2.1. Trục vít Acsimet Nguyên lý hình thành mặt vít Acsimet: đường sinh thẳng cắt trục một góc β chuyển động xoắn vít dọc trục Đặc điểm mặt vít Acsimet:- Nếu cắt mặt vít Acsimet bằng mặt phẳng vuông góc với trục→ giao tuyến là đường xoắn vit Acsimet- Nếu cắt mặt vít Acsimet bằng mặt phẳng chứa trục→ giao tuyến là đường thẳng nghiêng với trục một góc β CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyện Trục vít Acsimet: Mặt khởi thủy của DFLR có trục vít cơ bản là trục vít Acsimet gồm có: Mặt trụ đỉnh + hai mặt bên sườn vít là mặt xoắn vít Acsimet Trục vít Acsimet có các đặc điểm:- Profin trong tiết diện dọc trục (AA) → thẳng- Profin trong tiết diện pháp tuyến (NN) → cong Chế tạo trục vít Acsimet- Tiện bằng dao tiện định hình → SX nhỏ, đơn chiếc → phổ biến- Phay bằng dao phay định hình→ SX lớn Mặt K CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyện Phương pháp tiện trục vít Acsimet: a) Cách 1 → Sử dụng dao tiện định hình: Profin trùng với profin trong tiết diện chiều trục của trục vit → lưỡi cắt thẳng Góc trước γ =0 Gá dao ngang tâm để đường kéo dài của 2 lưỡi cắt thẳng cắt đường tâm phôi và hợp với đường tâm một góc β Lượng chạy dao s (mm/vòng) = bước dọc trục T0 Nhược điểm:- Góc sau động và góc trước động ở hai lưỡi cắt bên khác nhau → Chất lượng hai sườn vít không đều- Lực cắt lớn CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyệnb) Cách 2 → Sử dụng các dao tiện đơn : dao trái + dao phải Gá dao ngang tâm để đường kéo dài của lưỡi cắt thẳng cắt đường tâm phôi và hợp với đường tâm một góc β Lượng chạy dao s (mm/vòng) = bước dọc trục T0 CHƯƠNG 6 Các nguyên công cơ bản tạo hình dụng cụ trước nhiệt luyện2.2. Tạo hình trục vít Convoloit Nguyên lý hình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: