Danh mục

Bài giảng di truyền thực vật - part 5

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.59 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

- Bản chất sinh hoá của tính đa hiệu của gen: Một protein enzim được tạo thành dưới sự kiểm tra của một gen nhất định, không chỉ xác định tính trạng này mà còn tác động nênnhững phản ứng thứ cấp của việc sinh tổng hợp các tính trạng khác gây sự biến đổi của chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng di truyền thực vật - part 5- Bản chất sinh hoá của tính đa hiệu của gen: Một protein enzim được tạo thành dưới sựkiểm tra của một gen nhất định, không chỉ xác định tính trạng này mà còn tác động nênnhững phản ứng thứ cấp của việc sinh tổng hợp các tính trạng khác gây sự biến đổi của chúng.- Sơ đồ tác động đa hiệu của gen:Gen -> sản phẩm sơ cấp của gen -> trình tự các phản ứng hoá sinh -> các tính trạng.Ví dụ: + Ở đậu Hà Lan, cây có hoa đỏ sẫm thì luôn có những chấm đỏ ở nách lá, còn vỏmàu xám hay nâu.+ Người: Bệnh hồng cầu liềm -> gây nên những rối loạn trong hệ thống tuần hoàn, tiêuhoá và hô hấp.4.5. Di truyền độc lập các tính trạng4.5.1. Mô hình lai theo 2 cặp tính trạng và cơ sở tế bào họca. Thí nghiệm Ptc: Vàng, tròn x Xanh, nhăn F1 Vàng, tròn x Vàng, tròn F2: 315 vàng tròn: 101 vàng nhăn : 108 xanh tròn : 32 xanh nhănNhận xét:- F1 thể hiện đồng nhất theo 2 tính trạng trội (vàng, tròn)- F2 thu được 4 kiểu hình với tỷ lệ 9:3:3:1-> Lai hai cặp tính trạng xảy ra sự phân ly và tổ hợp của các alen đồng thời như sự phốihợp của 2 alen đơn độc lập nhau.- F1 dị hợp tử về 2 cặp gen -> cho 4 loại giao tử- Menđen tiến hành lai phân tích:- Fb: 55 vàng tròn: 51 vàng nhăn: 49 xanh tròn : 53 xanh nhăn (1:1:1:1) (Hình 4.5 - tr113)b. Phát biểu định luật:Khi lai hai cơ thể thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự ditruyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia.b. Cơ sở tế bào học: (Hình 4.6 - tr113) 45- Khi lai theo hai cặp tính trạng, mỗi tính trạng được di truyền độc lập nhau. Các alencủa từng cặp gen phân ly độc lập, tạo nên các tổ hợp giao tử khác nhau – hai dạnggiống thế hệ xuất phát, hai dạng tổ hợp mới, từ đó xảy ra những khả năng tổ hợp khácnhau của các giap tử. Ở F2 thu được tỷ lệ phân ly kiểu hình 9:3:3:1, trong đó hai kiểugiống thế hệ xuất phát, 2 dạng kiểu tổ hợp mới.c. Điều kiện nghiệm đúng - ý nghĩa- Điều kiện nghiệm đúng:+ Các cặp gen xác định các cặp tính trạng tương phản phải nằm trên các cặp NSTtương đồng khác nhau.+ Các dạng giao tử hình thành với tỷ lệ tương đương+ Trong quá trình thụ tinh các giao tử có sức sống như nhau, có xác suất phối hợp như nhau.+ Các dạng hợp tử hình thành có sức sống như nhau để phát triển cơ thể trưởng thành.+ Các tính trạng có độ thâm nhập và biểu hiện hoàn toàn:Độ thâm nhập hoàn toàn xảy ra khi toàn bộ các cá thể của quần thể nghiên cứu đềucho biểu hiện kiểu hình tương ứng với kiểu gen của chúng.Độ biểu hiện hoàn toàn diễn ra mức độ biểu hiện kiểu hình của tính trạng ở những cáthể có cùng kiểu gen như nhau, ta dễ dàng xếp chúng vào nhóm tương ứng.- Ý nghĩa:+ Làm xuất hiện biến dị tổ hợp+ Tính đa dạng, phong phú của sinh vật có lợi cho tiến hoá -> khả năng thích nghi hơnvới những điều kiện môi trường khác.+ Tính đa dạng có ý nghĩa trong thực tiễn -> tìm những tính trạng có lợi cho con ngườitổ hợp các gen tạo giống mới.4.5.2. Lai theo nhiều cặp tính trạngMenđen đã khái quát đối với n cặp gen dị hợp phân ly độc lập: (Bảng 4.4 - tr115)4.6. Tương tác gen giữa các gen khác locusCác gen không cùng alen có thể hoạt động không độc lập mà phụ thuộc vào nhau đểxác định các tính trạng của cơ thể. Tác dụng tương hỗ có thể diễn ra giữa các sản phẩmcủa gen để tạo nên kiểu hình mới mà không làm thay đổi tỷ lệ phân ly Menđen điển 46hình, hoặc cũng có thể làm thay đổi các tỷ lệ phân ly này do sản phẩm của một gen cảntrở sự biểu hiện của một hoặc một số gen khác.4.6.1. Tương tác bổ sunga. Mô hình thể hiện tính trạng do hai gen tương tác bổ sung (Hình 4.7 - tr116)Hoạt động bổ sung của các gen xảy ra theo các gen trội cũng có mặt trong kiểu genphối hợp với nhau gây xuất hiện một biểu hiện kiểu hình mới khác với trường hợp chúngsở trạng thái riêng rẽ. Gồm: 9:3:3:1 9:6:1 9:7b. Một số ví dụ:- Hai gen trội ở trạng thái riêng rẽ có hiệu quả biểu hiện kiểu hình khác nhau, khi chúngcùng có mặt trong kiểu gen xảy ra hiệu quả tương tác bổ sung, thu được một biểu hiệnkiểu hình mới, F2 phân ly theo tỷ lệ 9:3:3:1Màu sắc quả ớt: Ptc RRtt x rrTT Da cam vàng F1 RrTt x RrTt (đỏ) F2 9 R- T- 9 đỏ 3 R-tt 3 da cam 3rrT- 3 vàng 1rrtt 1 nhạtF2 có 9+3+3+1 = 16 tổ hợp giao tử -> chứng tỏ F1 cho 4 loại giao tử, nên nó dị hợp tửvề 2 cặp gen. Hai cặp gen nhưng chỉ quy định một loại tính trạng ...

Tài liệu được xem nhiều: