Bài giảng Giáo án khoa Điều dưỡng: Thăm khám thực tế được biên soạn nhằm nêu lên được các yêu cầu của việc nhận định thực thể người bệnh; mô tả các công việc cần phải làm khi thực hiện quy trình kỹ thuật nhận định thực thể người bệnh. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giáo án khoa Điều dưỡng: Thăm khám thực tế
THĂM KHÁM THỰC THỂ
MỤC TIÊU
1. Nêu được các yêu cầu của việc nhận
định thực thể người bệnh.
2. Mô tả được các công việc cần phải
làm khi thực hiện qui trình kỹ thuật
nhận định thực thể người bệnh.
• 1. Các yêu cầu nhận định thực thể người bệnh.
Khái niệm: Nhận định thực thể là quy trình tổng quát
•
bao gồm các nội dung: khai thác tiền sử, bệnh sử và khám
thực thể người bệnh. Qua đó người Điều dưỡng lượng giá
các dữ liệu thu thập được từ một cá thể và đưa ra chẩn
đoán chăm sóc có giá trị về sức khoẻ để lập kế hoạch chăm
sóc.
Nhận định thực thể người bệnh là một công việc không
•
thể thiếu trong quá trình chăm sóc người bệnh của người
Điều dưỡng. Nhận định thực thể người bệnh tốt phải đạt
được các yêu cầu sau.
• - Khoa học: Ngoài kiến thức y học mà tất nhiên mỗi Điều
dưỡng bắt buộc phải có đầy đủ, còn cần phải có một quan
niệm biện chứng con người là một khối thống nhất trong đó
mỗi bộ phận đều có liên quan hữu cơ với nhau, do đó
không chỉ nhận định thực thể đơn độc một bộ phận có
bệnh mà luôn luôn phải nhận định thực thể toàn bộ cơ thể.
• - Kỹ thuật: Khi tiến hành nhận định thực thể người
bệnh phải theo đúng quy tắc và kỹ thuật nhận định
chung riêng mới phát hiện được đúng các vấn đề
đang tồn tại ở người bệnh hay các nhu cầu mà
người bệnh đang hoặc sẽ cần có sự hỗ trợ của
người Điều dưỡng để giải quyết, ví dụ: khi nghe
các tiếng không bình thường ở tim, ở phổi; khi sờ
thấy gan mấp mé bờ sườn, hoặc khi gõ phản xạ
gân thấy giảm….
- Tâm lý: Thông qua cách nhận định người
•
bệnh kỹ lưỡng, tỉ mỉ ngoài việc giúp Điều dưỡng
phát hiện đúng các nhu cầu của người bệnh còn
củng cố lòng tin của người bệnh, ổn định tư
tưởng, giảm đi sự bi quan lo sợ của họ, giúp họ tin
tưởng vào việc điều trị, chăm sóc của Điều dưỡng
và nhân viên y tế, vào sự khỏi bệnh sau này.
2. Qui trình kỹ thuật nhận định thực thể người bệnh.
•
2.1. Chuẩn bị phòng khám bệnh và dụng cụ.
•
* Phòng khám bệnh.
•
•
- Sạch sẽ, thoáng khí nhưng tránh gió lùa.
•
- ấm về mùa rét.
•
- Có đủ ánh sáng.
•
- Kín đáo, nhất là những nơi dùng để khám bệnh phụ nữ.
•
* Phương tiện, dụng cụ.
•
Ngoài các bàn ghế cần thiết và giường để người bệnh nằm khám, nơi
•
khám bệnh cần được trang bị một số phương tiện tối thiểu là:
- Ống nghe, cân, đồng hồ có kim giây, nhiệt kế, thước dây.
•
- Máy đo huyết áp.
•
- Dụng cụ đè lưỡi: để khám lưỡi người bệnh, loa soi mũi, soi tai.
•
- Búa phản xạ và kim.
•
- Găng tay hoặc bao ngón tay cao su, bông, dầu nhờn (để thăm khám
•
trực tràng hoặc âm đạo khi cần thiết).
- Đèn pin để kiểm tra phản xạ đồng tử.
•
• 2.2. Điều dưỡng
• - Cần lưu ý đến cách ăn mặc: áo quần không sạch (cổ áo
đen, móng tay dài, đầu tóc rối bù…) sẽ làm giảm sự tin
tưởng của người bệnh đối với người Điều dưỡng.
• - Thái độ cần phải thân mật, niềm nở để người bệnh dễ tiếp
xúc, dễ thổ lộ những vấn đề kín đáo của mình. Cần tránh
những thái độ có thể làm người bệnh hiểu lầm là người
Điều dưỡng “ ban ơn” cho họ.
• - Khi thực hiện động tác, cần phải có tác phong nhẹ nhàng,
tỷ mỉ, tránh thô bạo, tránh day trở người bệnh nhiều mà
không cần thiết nhất là đối với các người bệnh nặng. Người
Điều dưỡng, nhất là Điều dưỡng nam giới, cần chú ý tới
bản chất e thẹn của người phụ nữ để tránh những cách hỏi
và nhất là cách thao tác quá sỗ sàng lộ liễu, làm tổn thương
đến sự tự trọng của người bệnh phụ nữ, như vậy họ sẽ
không nói ra những điều cần thiết cho chẩn đoán Điều
dưỡng.
• - Khi nhận định các vấn đề của người bệnh, cần khách
quan và thận trọng: không nên có định kiến trước, nhất là
đối với người bệnh cũ.
• Cần phải đánh giá đúng mức các triệu chứng, nhất là các
triệu chứng chủ quan của người bệnh: việc nhận định, phân
tích, đánh giá các triệu chứng đó phải dựa trên một cơ sở
khoa học.
• - Phải thận trọng khi nói với người bệnh về tình trạng bệnh
của họ: nói chung, phải suy nghĩ trước khi nói để không nói
những vấn đề gì có thể làm cho họ lo sợ, hoang mang hoặc
bi quan với bệnh của mình; phải giải thích để nâng đỡ tinh
thần, ổn định tư tưởng cho họ yên tâm điều trị, tin ở sự khỏi
bệnh.
• Đối với gia đình người bệnh, có thể nói thật trong một
phạm vi nhất định, nghĩa là tuỳ theo vấn đề, tuỳ theo quan
hệ của người đó với người bệnh.
• 2.3. Chuẩn bị người bệnh
• - Người bệnh cần được khám ở một tư thế thoải
mái, nếu tình trạng sức khoẻ cho của họ cho phép.
• - Phải bộc lộ các vùng cần phải nhận định.
• + Người bệnh nam giới chỉ nên mặc một quần lót,
nếu nơi khám bệnh đảm bảo được ấm áp đầy đủ.
• + Người bệnh nữ giới nên bộc lộ từng phần: ngực,
bụng rồi các chi…
- Về mùa rét, cần chú ý nhắc người bệnh tháo
•
bỏ khăn quàng cổ vì khăn đó có thể che dấu một
số vấn đề rất quan trọng ở cổ: bướu giáp, các tĩnh
mạch cổ nổi, các sẹo hạch cổ…
2. ...