Danh mục

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: 'Quyền lực' (P), 'khoảng cách' (D), 'độ áp đặt' (R) và 'lịch sự' trong giao tiếp

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.58 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: “Quyền lực” (P), “khoảng cách” (D), “độ áp đặt” (R) và “lịch sự” trong giao tiếp. Bài này có nội dung trình bày về: quyền lực quan hệ; khoảng cách xã hội; mức độ áp đặt (ranking of imposition); giao tiếp nội văn hóa (Việt); giao tiếp giao văn hóa (Việt - Mĩ);... Mời các bạn cùng tham khảo!


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giao thoa văn hóa - Bài 2: “Quyền lực” (P), “khoảng cách” (D), “độ áp đặt” (R) và “lịch sự” trong giao tiếp 8/4/2020- Lưu ý: những khái quát trên đây không phải lúc nào cũngđúng.Việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể (case-study) với cáchành động lời nói hay các hành động, sự kiện và tình huốnggiao tiếp cụ thể có khả năng dẫn đến các kết quả khác vớinhững khai quát trênBài 2“QUYỀN LỰC ” (P), “KHOẢNG CÁCH” (D),“ĐỘ ÁP ĐẶT ” (R) VÀ “LỊCH SỰ” TRONG GIAO TIẾP 10 8/4/2020Một số quan điểmBrown và Levinson (1987): Nhìn chung các nghiên cứu hình như đã ủng hộ quan điểm là có 3 nhân tố xã hội học đóng vai trò quyết định mức độ lịch sự mà người nói (S) sẽ sử dụng với người nghe (H): Đó là quyền lực quan hệ (P) của người nghe đối với người nói, khoảng cách xã hội (D) giữa người nói và người nghe, và mức độ áp đặt (R) của người sử dụng hành động đe dọa thể diện. Rosaldo: Nhân tố P thay đổi một cách đáng kể giữa xã hội bình đẳng và xã hội có tôn ti nên các bình diện P, D, R có lẽ quá đơn giản để có thể …nắm bắt được những phức tạp của các cách thức trong đó các thành viên của các nền văn hóa khác nhau đánh giá về bản chất của các quan hệ xã hội và các hành vi ứng xử giữa người với người. (Rosaldo, 1982:230) 11 8/4/2020 Về cơ bản: … đối với so sánh giao văn hóa, ba nhân tố này (quyền lực, khoảng cách và mức độ áp đặt) trong sự kết hợp với các bình diện văn hóa đặc thù của tính tôn ti, khoảng cách xã hội và mức độ áp đặt có lẽ đã hoàn tất được một công việc khá đầy đủ là đoán được các đánh giá về sự lịch sự . (Brown và Levinson, 1987:17)1. quyền lực quan hệ“quyềnlực quan hệ” giữa hai đối tác giao tiếp sẽ ảnh hưởng tới cáchthức mà họ trò chuyện với nhau Giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp Sử dụng hình thức quan hệ xưng hô cho phù hợp Viện đến các dấu hiệu từ vựng-tình thái Sử dụng các yếu tố thuộc ngôn ngữ thân thể Các yếu tố cận ngôn và ngoại ngôn… 12 8/4/2020Nếu hai đối tác là “những người đồngquyền” (power – equals) Với cùng một đề tài giao tiếp, trong cùng một khung cảnh giaotiếp Sẽ sử dụng các chiến lược và thủ thuật giao tiếp khác với khi họ trò chuyện với những người có quyền lực cao hơn hay thấp hơn VD: Khi đến văn phòng của đối thể giao tiếp là bạn của chủ thể giao tiếp (CTGT)để vay tiền hoàn thiện căn nhà đang xây, CTGT có thể nói: - Thành này, mình xây nhà. Phần thô xong rồi. Định hoàn thiệnluôn một thể, nhưng lại kẹt tiền quá. Cậu cho mình vay khoảng 20 triệuđược không? Nhưng nếu đến văn phòng của sếp, người vốn có q hệ rất tốt với CTGT, với cùng một mục đích, CTGT cần phải viện đến cách nói gián tiếp hơn, nhiều yếu tố bao (surroundings) hơn và tính ướm thử (tentativeness) của đề nghị cũng cao hơn. VD: Anh ạ, đợt này em xây nhà bận quá. Đúng là “làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn” thật. Anh biết không, lúc đầu dự trù khoảng 230 triệu là thoải mái. Thế mà mới xong phần thô đã mất đến hơn 160 triệu rồi. Em còn có 70 triệu, mà theo dự đoán phải mất khoảng 90 triệu nứa mới hoàn thiện được. Em ngại quá, nhưng chẳng biết nhờ vả ai. Em qua hỏi xem anh có thể cho em vay khoảng 20 triệu, được không ạ? Em sẽ xin gửi anh tiền vào đầu quí tới, anh ạ. 13 8/4/2020 Nhưng nếu CTGT là sếp mà người anh ta cần vay là nhân viênthì anh ta có thể nói Toàn này, tớ đang xây nhà nhưng còn thiếu ít tiền. Cho tớ vay được khoảng 20 triệu nhé.II. Khoảng cách xã hội “Khoảng cách xã hội” giữa các đối tác giao tiếp cũng tạo ra sự khác biệt trong cách thức sử dụng cách chiến lược và thủ thuật giao tiếp. Thông thường, khoảng cách xã hội càng nhỏ thì các chiến lược lịch sử ( cả dương tính và âm tính ) càng ít được sử dụng, và cách nói chuyện trực tiếp càng hay được viện tới. 14 8/4/2020 Ngược lại, khi khoảng cách xã hội lớn, người ta thường đưa vào các phát ngôn của mình ‘những yếu tố đền bù’ (redresses), hoặc thuộc lịch sử dương tính hoặc thuộc lịch sử âm tính, nhằm làm giảm thiểu tính đe dọa thể hiện của phát ngôn. Với áp lực của khoảng cách xã hội, người ta cũng có thể viện đến các cách thức diễn đạt gián tiế ...

Tài liệu được xem nhiều: