Danh mục

Bài giảng Kế toán định giá - Chương 2: Kế toán định giá doanh nghiệp

Số trang: 58      Loại file: pdf      Dung lượng: 773.60 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kế toán định giá - Chương 2: Kế toán định giá doanh nghiệp. Chương này cung cấp cho học viên những kiến thức về: kế toán hiện tại hóa với việc định giá doanh nghiệp; thông tin kế toán phục vụ định giá doanh nghiệp và phương pháp xác định; ghi nhận và trình bày thông tin kế toán; tình huống ứng dụng;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán định giá - Chương 2: Kế toán định giá doanh nghiệp Chương 2: Kế toán định giá doanh nghiệp 2.1 Kế toán hiện tại hóa với việc định giá DN 2.2 Thông tin kế toán phục vụ định giá DN và phương pháp xác định 2.3 Ghi nhận và trình bày thông tin kế toán 2.4 Tình huống ứng dụng 2.1 Kế toán hiện tại hóa với việc định giá trị DN • 2.1.1 Giới thiệu về lí thuyết đánh giá • 2.1.2 Định nghĩa kế toán hiện tại hóa 2.1.1. Giới thiệu về lí thuyết đánh giá Cơ sở lý thuyết dùng của định giá DN: kế toán hiện tại hóa • Giá trị doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố: các khoản thu nhập trong tương lai và tỉ suất lợi nhuận mong muốn của các nhà đầu tư. - Yếu tố thứ nhất là các khoản thu nhập trong tương lai được xác định dựa vào việc dự đoán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. - Yếu tố thứ hai là tỉ suất lợi nhuận trên vốn mong đợi của nhà đầu tư. Đây là chi phí cơ hội sử dụng vốn mà người đầu tư dự tính trên cơ sở xem xét tỉ suất lợi nhuận trên vốn tối thiểu cần đạt được với mức độ rủi ro gặp phải. 2.1.2. Định nghĩa kế toán hiện tại hóa Mô hình kế toán này là nhằm so sánh giá trị hiện tại hóa của một doanh nghiệp ở các thời điểm khác nhau. giá trị hiện tại hóa của doanh nghiệp là tổng các nguồn thu thuần đã hiện tại hóa phát sinh từ nguồn vốn đầu tư (là giá trị nguồn vốn mà các luồng thu thuần cho phép doanh nghiệp trả thù lao với tỷ suất lãi trung bình trên thị trường). Giá trị hiện tại hóa được khái quát qua công thức sau: Pi N  R N: giá trị hiện tại hóa Pi: Dòng thu tiền thuần của đơn vị kinh doanh i R : Tỷ suất lợi nhuận trung bình của ngành kinh doanh Pi  Vi xRi Vi: Vốn đầu tư của đơn vị kinh doanh i Ri: Tỷ suất lợi nhuận của đơn vị kinh doanh i 2.2 Thông tin kế toán phục vụ định giá doanh nghiệp và phương pháp xác định • 2.2.1 Phương pháp hiện tại hóa các dòng tài chính • 2.2.2 Phương pháp tài sản thuần • 2.2.3 Phương pháp định lượng lợi thế thương mại (GW) • 2.2.4 Phương pháp hệ số giá-thu nhập (PER) 2.2.1 Phương pháp hiện tại hóa các dòng tài chính 2.2.1.1 Thông tin kế toán phục vụ cho việc định giá theo phương pháp hiện tại hóa các dòng tài chính a. Cơ sở của phương pháp: - Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại trong tương lai. - Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, cũng như tùy theo mục đích và nguồn cơ sở dữ liệu mà chúng ta có thể lựa chọn việc áp dụng các phương pháp trên thích hợp nhất. Công thức tổng quát n Ft V  1 (1  i ) t V: giá trị của DN n: Thời gian nhận được thu nhập (tính theo năm) Ft: dòng tiền kỳ vọng của công ty trong thời kỳ t i: tỷ suất hiện tại hóa (tỷ suất chiết khấu) Lưu ý: Xuất phát từ công thức tổng quát, tùy theo nguồn dữ liệu tin cậy có thể cung cấp được để xác định nguồn thu nhập và tỷ suất chiết khấu để xác định giá trị DN b. Thông tin kế toán phục vụ cho định giá DN Việc lựa chọn dữ liệu kế toán để phục vụ cho việc tính giá trị DN có thể theo các hướng sau: Sử dụng dòng tiền theo số liệu lịch sử, kết hợp với các phân tích và điều chỉnh nêu có để dự báo chiều hướng dòng tiền trong tương lai (có thể sử dụng các mô hình dự báo dựa trên chuỗi số liệu quá khứ). Do đó, có thể căn cứ vào dữ liệu kế toán như sau: - Báo cáo tài chính của DN trong 5 năm liền kề, trước thời điểm xác định giá trị DN - Phương án kinh doanh của DN trong 3-5 năm sau khi định giá Tỷ suất chiết khấu dòng tiền : - Dùng tỷ suất sinh lời trung bình của ngành nghề làm tỷ suất chiết khấu. Việc ước tính tỷ suất chiết khấu theo hướng này cần có bộ phận thống kê đủ mạnh và các số liệu thông kê đáng tin cậy. - Bằng cách tính tổng của tỷ lệ lãi trong điều kiện không rủi ro và phần bù rủi ro. + Tỷ lệ lãi trong điều kiện không rủi ro lại được tính bằng cách cộng tỷ lệ lãi thực với tỷ lệ lạm phát + Phần bù rủi ro sẽ được ước tính trên cơ sở đánh giá các rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vỡ nợ, rủi ro thuế suất (hiện nay đã có một số tổ chức công bố về phần bù rủi ro xác định theo từng ngành nghề)… - Tỷ suất chiết khấu cũng còn được xác định theo chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC). 2.2.1.2 Phương pháp định giá trị DN a. Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu được đo bằng độ lớn của các khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. a. Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần • Công thức tính: n Pr1 Pr2 Prn Prt V0    ...   (1  i) (1  i) 2 (1  i) n t 1 (1  i) t - V0: Giá trị doanh nghiệp - Prt: Lợi nhuận thuần năm n (xác định dựa trên lợi nhuận ròng dự kiến trong tương lai hoặc lợi nhuận bình quân trong quá khứ) - i: là tỷ suất chiết khấu a. Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần Giả định 1: LN quan các năm bằng Pr V0  nhau và bằng Pr, , t : i Giả định 2: LN hàng năm tăng tốc độ Pr1 bằng nhau g% (g < i) và t  : V0  ig Giả định 3: Lợi nhuận hàng năm tăng không đều nhau đến năm thứ n, từ năm n + 1 tăng ổn định t  : n Prt Vn Prn 1 V0    Vn  t 1 (1  i) t (1  i ) n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: