Danh mục

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 648.60 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại" được biên soạn với các kiến thức phân biệt được sự khác biệt giữa kế toán ngân hàng với kế toán doanh nghiệp (về đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm); nắm bắt những vấn đề về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ của ngân hàng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Có sự liên hệ thực tế tại các ngân hàng thương mại hiện nay ở Việt Nam.  Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kế toán ngân hàng của Học Viện Ngân hàng. 2. Giáo trình Kế toán Ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh. 3. Các văn bản và quy định của Quốc hội và Ngân hàng nhà nước. 4. Các trang web: www.sbv.gov.vn; www.moj.gov.vn; www.mof.gov.vn  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Gồm 5 nội dung:  Đối tượng, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.  Đặc điểm của kế toán ngân hàng.  Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng.  Hệ thống chứng từ kế toán của ngân hàng.  Tổ chức bộ máy kế toán trong các ngân hàng. Mục tiêu Bài này yêu cầu sinh viên phải:  Phân biệt được sự khác biệt giữa kế toán ngân hàng với kế toán doanh nghiệp (về đối tượng, nhiệm vụ, đặc điểm).  Nắm bắt những vấn đề về hệ thống tài khoản và hệ thống chứng từ của ngân hàng.TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 1 Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mạiTình huống dẫn nhậpKế toán ngân hàng và kế toán doanh nghiệp có hạch toán ngược vế nhau không?Nguyễn Khánh Chi, sinh viên khóa 53 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tốt nghiệp chuyênngành ngân hàng, đang nộp hồ sơ xin việc làm. Và để có nhiều cơ hội, Chi đã nộp đơn xin việcvào vị trí kế toán của một số công ty. Trong đó có Công ty cổ phần Thiết bị Vận tải gọi điện mờiChi đến phỏng vấn.Câu hỏi đầu tiên mà ban phỏng vấn đưa ra là: Tại sao em học chuyên ngành ngân hàng mà lạiứng cử vào vị trí kế toán của doanh nghiệp? Theo em, kế toán của doanh nghiệp và kế toán củangân hàng có hạch toán ngược nhau hay không?Để trả lời được câu hỏi này, bắt buộc Chi phải giải quyết mấy vấn đề sau: 1. Kế toán ngân hàng thương mại là gì? 2. Sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán ngân hàng với kế toán doanh nghiệp?2 TXNHTM09_Bai1_v1.0015109208 Bài 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của kế toán ngân hàng1.1.1. Đối tượng của kế toán ngân hàng  Là công cụ quản lý kinh tế - tài chính, đối tượng trước hết của kế toán ngân hàng trước hết là vốn và sự vận động của vốn. Vốn ngân hàng tồn tại dưới hai hình thức: o Nguồn vốn: chỉ những nguồn lực tài chính mà ngân hàng có thể dựa vào để thực hiện các hoạt động kinh doanh và cung ứng dịch vụ tài chính. Gồm có: vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ bên ngoài. o Sử dụng vốn: là việc ngân hàng sử dụng những nguồn vốn mà nó huy động được để hình thành các tài sản (ngân quỹ, cho vay, đầu tư, tài sản cố định…) trực tiếp hoặc gián tiếp mang lại thu nhập cho ngân hàng hoặc phát huy vai trò phục vụ hoạt động sinh lời của ngân hàng.  Đối tượng của kế toán ngân hàng còn là kết quả của sự vận động vốn ngân hàng. Kế toán ngân hàng phải phản ánh các khoản thu nhập, chi phí, kết quả và phân chia kết quả hoạt động.  Là các đơn vị trung gian tài chính trong nền kinh tế các ngân hàng đóng vai trò chủ yếu trong cung ứng các dịch vụ thanh toán cho nền kinh tế, đồng thời ngân hàng có nhiều giao dịch kỳ hạn, giao dịch cam kết, bảo lãnh… với các đối tác và khách hàng ở trong và ngoài nước. Vì vậy, đối tượng kế toán ngân hàng còn có các khoản thanh toán trong và ngoài ngân hàng, các khoản cam kết, bảo lãnh, các giấy tờ có giá… Đặc điểm của đối tượng kế toán ngân hàng:  Đối tượng kế toán ngân hàng chủ yếu tồn tại dưới hình thái giá trị (tiền tệ) kể cả nguồn gốc hình thành cũng như quá trình vận động.  Đối tượng kế toán ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên với đối tượng kế toán của các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân tron ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: