Thông tin tài liệu:
Nhằm giúp sinh viên hiểu được phương pháp lâm sàng trong khám thần kinh; hiểu được cách hỏi bệnh sử trong khám thần kinh; nắm được cách khám trạng thái tâm thần kinh là những mục tiêu chính mà "Bài giảng Khám thần kinh" hướng đến trình bày.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khám thần kinh - BS. Lê Tự Phương Thảo KHÁM THẦN KINH BÁC SĨ LÊ TỰ PHƯƠNG THẢOMỤC TIÊU 1. Hiểu được phương pháp lâm sàng trong khám thần kinh 2. Hiểu được cách hỏi bệnh sử trong khám thần kinh 3. Nắm được cách khám trạng thái tâm thần kinhI. MỞ ĐẦUNgành thần kinh học được xem là một trong những chuyên khoa nội khoa khó nhất và yêucầu cao nhất. Các sinh viên và các nội trú lần đầu tiên đến khoa thần kinh thường dễ nảnchí khi thấy cần quá nhiều điều phải biết. Phải có chút ít kiến thức về giải phẫu thần kinh,về sinh lý thần kinh, và về bệnh học thần kinh, tất cả những rắc rối của hệ thần kinh làmcho sinh viên dễ sợ hãi.Các bác sĩ thần kinh học nghĩ rằng những khó khăn để hiểu ngành thần kinh có thể vượtqua được nếu như chúng ta có những nguyên tắc căn bản trong y khoa lâm sàng. Đầu tiênvà quan trọng nhất là cần phải học và thực hiện dễ dàng phương pháp lâm sàng. Nếukhông hiểu cặn kẽ phương pháp lâm sàng thì sinh viên hầu như vô dụng khi gặp một vấnđề lâm sàng mới. Trong đa số trường hợp, phương pháp lâm sàng gồm tuần tự các bướcnhư sau: 1. Các triệu chứng và các dấu hiệu lâm sàng chỉ có thể có được khi chúng ta thực hiện lần lượt hỏi bệnh sử và khám lâm sàng. 2. Các triệu chứng và các dấu hiệu lâm sàng gợi ý lên vấn đề bệnh tật của bệnh nhân được ghi nhận dưới những từ sinh lý và giải phẫu - có nghĩa là chúng ta nhận dạng những rối loạn chức năng và những cấu trúc giải phẫu liên quan đến tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. Thông thường chúng ta có thể nhận ra một nhóm triệu chứng và dấu hiệu đặc biệt tập hợp lại thành hội chứng. Sự hình thành các triệu chứng và dấu hiệu thành danh từ hội chứng đặc biệt rất quan trọng trong việc xác định vị trí và bản chất của bệnh. Bước thăm khám lâm sàng này được gọi là chẩn đoán hội chứng. 3. Những mối liên quan giữa triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng này có thể cho phép người bác sĩ khu trú lại tổn thương của bệnh, tức là có thể định danh một phần hay nhiều phần của hệ thần kinh bị tổn thương. Bước thăm khám lâm sàng này được gọi là chẩn đoán vị trí hay chẩn đoán giải phẫu. 4. Từ chẩn đoán giải phẫu cùng những dữ kiện y học khác ví dụ như các khởi phát, diễn tiến, và tiến trình của bệnh, sự liên quan của các cơ quan khác không thuộc hệ thần kinh, tiền sử gợi ý của bệnh nhân và gia đình, các kết quả cận lâm sàng – chúng ta có thể suy luận ra chẩn đoán bệnh học và khi có thể xác định được cơ chế, nguyên nhân, chúng ta có thể có được chẩn đoán căn nguyên. 5. Cuối cùng, người bác sĩ cần đánh giá mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật này là tạm thời hay vĩnh viễn (còn gọi là chẩn đoán về mặt chức năng). Điều này hết sức quan trọng trong việc điều trị bệnh nhân và đánh giá khả năng hồi phục chức năng của bệnh nhân, tức là tiên lượng của bệnh nhân. Cách tiếp cận có hệ thống như vậy sẽ giúp chúng ta xác định vị trí và chẩn đoán chính xáccăn bệnh.Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải theo hệ thống như trên. Ví dụ như bệnh Parkinsoncó những triệu chứng hết sức điển hình mà chúng ta có thể nghĩ đến chẩn đoán bản chấtbệnh ngay lập tức. Hoặc trường hợp khác không cần chẩn đoán vị trí rồi đến chẩn đoánnguyên nhân mà từ chẩn đoán vị trí ta đã có ngay nguyên nhân của bệnh. Ví dụ như bệnhnhân có hội chứng Horner một bên, có hội chứng tiểu não bên đó, có liệt dây thanh âm bênđó, có giảm cảm giác 1/2 mặt xảy ra đột ngột kèm giảm cảm giác đau nhiệt 1/2 thân đốibên (hội chứng Wallenberg) thì ta có thể nghĩ ngay đến nguyên nhân tắc động mạch đốtsống vì tất cả những cấu trúc bị tổn thương đều nằm ở hành não bên do động mạch đốtsống cung cấp máu. Ngoài ra một số dấu hiệu hết sức đặc biệt ví dụ như dấu Argyll –Robertson (đồng tử mất phản xạ ánh sáng, nhưng còn phản xạ đồng cảm) thường gặptrong giang mai thần kinh hoặc bệnh lý rối loạn vận nhãn do tiểu đường.Việc lập đi lập lại khám thần kinh cũng cần thiết trong những trường hợp không rõ rànggiúp khẳng định những triệu chứng căn bản xuất hiện trên bệnh nhân và xác định thêmdiễn tiến của bệnh. Vì vậy chúng ta có câu châm ngôn “lần khám thứ hai là test chẩn đoánhữu ích nhất cho những trường hợp bệnh lý thần kinh khó”.Nhiều bệnh lý khác nhau có thể có triệu chứng giống nhau, ví dụ như liệt hai chi dưới cocứng có thể do u tủy sống, do khiếm khuyết di truyền hoặc do bệnh xơ cứng rải rác.Ngược lại, một bệnh lý có thể có nhiều nhóm triệu chứng và dấu hiệu khác nhau. Tuynhiên dù có nhiều sự phối hợp giữa các triệu chứng và các dấu hiệu trong một bệnh cảnhriêng biệt, thường chỉ có vài phối hợp xảy ra nhiều hơn những phối hợp khác và có thểđược nhận biết như là đặc trưng của bệnh.II. BỆNH SỬ Riêng đối với chuyên khoa thần kinh người bác sĩ phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp táccủa bệnh nhân để có một bệnh sử đáng tin ...