Danh mục

Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 471.68 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 1    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh" biên soạn với mục tiêu giúp người học tìm hiểu về các vấn đề chung về khởi sự kinh doanh; các loại hình khởi sự kinh doanh; tố chất của doanh nhân thành đạt; chuẩn bị trở thành chủ doanh nghiệp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Khởi sự kinh doanh – Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh BÀI 1 KHÁI LƯỢC VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. Nguyễn Ngọc Huyền, Ngô Thị Việt Nga (Chủ biên) (2014), Giáo trình Khởi sự kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 2. Robert D. Hisrich; M. Peter, Entrepreneurship, 8th edition, Mc Graw Hill International Edition 2010. 3. Bruce R. Baringer và R. Duane Ireland, Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures, 4th Global Edition, Pearson Education Limited, 2012.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 1 trong Học phần Khởi sự kinh doanh nghiên cứu:  Các vấn đề chung về khởi sự kinh doanh.  Các loại hình khởi sự kinh doanh.  Tố chất của doanh nhân thành đạt.  Chuẩn bị trở thành chủ doanh nghiệp. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, sinh viên cần nắm được các nội dung sau:  Hiểu được thế nào là khởi sự kinh doanh.  Phân biệt các loại hình khởi sự kinh doanh khác nhau.  Nắm vững một doanh nhân thành công thì cần có các tố chất như thế nào.  Hiểu được để khởi sự kinh doanh cần chuẩn bị những gì.TXQTTH10_Bai1_v1.0015104224 1 Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanhTình huống dẫn nhậpSinh viên đại học khởi nghiệpMinh tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân sau khi đã có bằng đại học thứ nhất về Công nghệthông tin. Sau khi ra trường với bằng đại học loại giỏi, Minh phải đi kiếm tiền để tự nuôi mình vìbố mẹ ở quê và không thể chu cấp tiền cho Minh nữa. Minh cũng mong muốn mua được nhà ởHà Nội để định cư lâu dài. 1. Hãy đưa ra các phương án nghề nghiệp cho Minh lựa chọn? 2. Đánh giá ưu và nhược điểm của mỗi phương án nghề nghiệp? 3. Các điều kiện Minh cần có để có thể khởi sự kinh doanh?2 TXQTTH10_Bai1_v1.0015104224 Bài 1: Khái lược về khởi sự kinh doanh1.1. Các vấn đề chung về khởi sự kinh doanh1.1.1. Khái niệm Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới. Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới. Từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận:  Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình hoặc “Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.  Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới Wortman định nghĩa Khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ nhằm mục đích làm giàu, hoặc Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh. Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới.1.1.2. Lý do khởi sự kinh doanh ...

Tài liệu được xem nhiều: