Danh mục

Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương trình chất lượng cao) - PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư

Số trang: 210      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.80 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Kinh tế vi mô" trình bày các nội dung: Nhập môn kinh tế học; cung, cầu và giá thị trường; sự lựa chọn của người tiêu dùng; lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp; chi phí sản xuất và quyết định cung ứng của doanh nghiệp; thị trường cạnh tranh hoàn hảo; thị trường độc quyền hoàn toàn; thị trường cạnh tranh không hoàn hảo. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế vi mô (Chương trình chất lượng cao) - PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING KHOA CƠ BẢN --o0o--PGS.TS. TRẦN NGUYỄN NGỌC ANH THƯ (Chủ biên) Bài giảng KINH TẾ VI MÔ (Dành cho chương trình chất lượng cao) TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021 TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015 LỜI MỞ ĐẦU Để góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho sinhviên thuộc khối ngành Kinh tế và những ai yêu thích nghiên cứu khoa họcKinh tế, cũng như để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập cho các sinh viêntrường Đại học Tài chính – Marketing, nhóm giảng viên thuộc Bộ môn Kinhtế học trường Đại học Tài chính - Marketing đã biên soạn bài giảng “KINHTẾ VI MÔ”. Nội dung của cuốn sách được trình bày theo lô gích: mỗichương gồm 2 phần chính: Phần đầu là nội dung bài giảng, nhằm trình bày những kiến thức củahọc phần. Phần thứ hai là các thuật ngữ chuyên ngành, hệ thống các tình huốngnghiên cứu, các câu hỏi ôn tập, bài tập và các câu hỏi trắc nghiệm để giúpsinh viên tự đọc được một số tài liệu tiếng Anh, tự hệ thống kiến thức, cũngnhư các độc giả có thể tự kiểm tra kiến thức của mình. Những câu hỏi và bàitập này có đáp án ở cuối cuốn sách để giúp sinh viên, người đọc có thể tự họcdễ dàng. Kết cấu nội dung bài giảng bao gồm 8 chương được sắp xếp theo trìnhtự như sau: Chương 1: Nhập môn Kinh tế học Chương 2: Cung, cầu và giá thị trường Chương 3: Sự lựa chọn của người tiêu dùng Chương 4: Lựa chọn phối hợp tối ưu của doanh nghiệp Chương 5: Chi phí sản xuất và quyết định cung ứng của doanh nghiệp Chương 6: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo Chương 7: Thị trường độc quyền hoàn toàn Chương 8: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 1 Tham gia biên soạn bài giảng này là các giảng viên của Bộ môn Kinhtế học, trường Đại học Tài chính – Marketing, gồm có: PGS.TS. TrầnNguyễn Ngọc Anh Thư, ThS. Đoàn Ngọc Phúc, ThS. Ngô Thị Hồng Giang,ThS. Phạm Thị Vân Anh, ThS. Lại Thị Tuyết Lan, ThS. Nguyễn Thị Quý,ThS. Nguyễn Thị Hảo, ThS. Hoàng Thị Xuân và ThS. Nguyễn Duy Minh. Tài liệu này được biên soạn dựa trên các tài liệu, giáo trình, sách kinhtế vi mô của các trường đại học trong nước và các tài liệu từ nước ngoài.Trong quá trình biên soạn có thể có những sai sót, nhóm biên soạn rất mongnhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả để chúng tôi hoàn thiện tàiliệu này hơn trong những lần tái bản tiếp theo. Trân trọng! Chủ biên PGS.TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư 2 MỤC LỤC TrangChương 1 NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC …………………………….. 4Chương 2 CUNG, CẦU VÀ GIÁ THỊ TRƯỜNG……………………. 23Chương 3 SỰ LỰA CHỌN CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG……………. 65 LỰA CHỌN PHỐI HỢP TỐI ƯU CỦA DOANHChương 4 NGHIỆP…………………………………..………..……….. 97 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ QUYẾT ĐỊNH CUNG ỨNGChương 5 CỦA DOANH NGHIỆP…………………………………… 122Chương 6 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO……………. 145Chương 7 THỊ TRƯỜNG ĐỘC QUYỀN HOÀN TOÀN……………. 161Chương 8 THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH KHÔNG HOÀN HẢO…… 181TÀI LIỆU THAM KHẢO 209 3 Chương I NHẬP MÔN KINH TẾ HỌC1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Kinh tế học (Economics) Là một môn khoa học xã hội nghiên cứu sự lựa chọn của con ngườitrong việc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầungày càng tăng của con người. Các tính chất đặc trưng của một môn khoa học xã hội nói chung và kinh tếhọc nói riêng là: + Không có sự chính xác tuyệt đối: Vì những con số, hàm số, những quanhệ định lượng trong kinh tế học đều mang tính ước lượng trung bình từ khảo sátthực tế. + Chủ quan: Với cùng một hiện tượng kinh tế nếu đứng trên những quanđiểm khác nhau có thể đưa ra những kết luận khác nhau. Cho nên trong thực tếta thường chứng kiến sự tranh cãi giữa các quan điểm kinh tế, thậm chí có lúccăng thẳng, đối chọi nhau. Kinh tế học luôn nhấn mạnh đến sự lựa chọn của cá nhân và xã hội trongviệc sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càngtăng của con người. Tài nguyên có giới hạn còn nhu cầu con người thì không cógiới hạn nên con người luôn phải tính toán, lựa chọn sao cho việc sử dụng tàinguyên đó có hiệu quả nhất và đó cũng chính là lý do để kinh tế học tồn tại vàphát triển. Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại kinh tế học nhưsau: Nếu căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, ta có kinh tế học vi mô và kinh tếhọc vĩ mô. 4 Nếu căn cứ vào phương pháp nghiên cứu, ta có kinh tế học thực chứng vàkinh tế học chuẩn tắc. 1.1.2. Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học. Kinh tế học vi mônghiên cứu những quyết định của các cá nhân (người tiêu dùng và người sảnxuất) trên từng loại thị trường, từ đó, rút ra những vấn đề mang tính quy luậtkinh tế. Ví dụ: khi giá của thịt heo tăng lên, người tiêu dùng sẽ giảm số lượng thịtheo mà người đó sẽ tiêu dùng, nhưng người sản xuất lại muốn sản xuất thêm thịtheo. Như vậy, đã có một sự mâu thuẫn ở đây, và kinh tế học vi mô sẽ giúpchứng ta đi tìm mức sản lượng tối ưu là mức sản lượng mà tại đó, người sảnxuất có thể đạt được mục tiêu của mình là lợi nhuận tối đa. Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu nền kinh tếnhư là một tổng thể thống nhất. Cụ thể là kinh tế vĩ mô nghiên cứu những chỉtiêu tổng t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: