Bài giảng Ký sinh trùng y học: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2021)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Ký sinh trùng y học: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2021) Chương 3. GIUN SÁN ĐẠI CƯƠNG VỀ GIUN SÁN1. Đại cươngGiun sán là những động vật đa bào, đa số sống tự do. Dựa trên hình dạng và giớitính:- Giun (Nemathelminths): thân hình ống, đơn tính.- Sán (Platyhelminth): thân dẹp. Sán ký sinh ở người được chia làm hai lớp:+ Sán dải(Cestoda): dẹp, dài, thân có nhiều đốt, lưỡng tính.+ Sán lá (Trematoda): Thân dẹp, hình như chiếc lá. Gồm hai nhóm: Sán lá lưỡng tính: Ký sinh ở ruột, gan, phổi. Sán lá đơn tính: Ký sinh trong tĩnh mạch (sán máng)2. Tính chất ký sinh của bệnh giun sán2.1. Ký sinh vĩnh viễnGiun sán thường ký sinh vĩnh viễn trong cơ thể vật chủ, một số có thể phát triển ởngoại cảnhnhư giun lươn. Đa số giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá, một số kýsinh ở các bộ phậnkhác như gan, phổi, cơ…2.2. Ký sinh lạc chỗTrước khi đến vị trí ký sinh, giun sán có giai đoạn di chuyển trong cơ thể vật chủgọi là giaiđoạn chu du. Giun sán có thể di chuyển đến vị trí bất thường gọi là kýsinh lạc chỗ.3. Chu kỳ phát triểnĐa số chu kỳ phát triển của giun sán có 2 giai đoạn: sống trên vật chủ và pháttriển ởngoại cảnh. Tuy nhiên có loại không cần phát triển ở ngoại cảnh như giunchỉ. Giun có chukỳ phát triển đơn giản, sán thường có chu kỳ phức tạp hơn cácloại giun, chu kỳ phát triểncủa sán thường có nhiều vật chủ.Mỗi loại giun sán thường ký sinh trên một vật chủ nhất định. Một vài trường hợplạc vật chủnhư giun đũa chó có thể xâm nhập vào người, hiện tượng này có thểlàm cho giun sán khônghoàn thành được chu kỳ hoặc tuổi thọ ngắn.Trong cơ thể vật chủ, nhiều loại giun sán ký sinh ở đường ruột nên thức ăn chủyếu củagiun sán là dưỡng chấp, một số lấy thức ăn là máu, sinh chất.4. Đường xâm nhậpGiun sán xâm nhập chủ yếu qua đường tiêu hóa (giun đũa, giun tóc, giun kim, sán 73lá gan, sán lá ruột, sán lá phổi, sán dải heo bò, sán dải cá…). Một số khác xâmnhập qua đường da (giun móc, giun lươn) hoặc qua vết đốt của côn trùng (giunchỉ)5. Đường bài xuất của giun sán ra ngoại cảnhTuỳ theo vị trí ký sinh mà mầm bệnh giun sán được bài xuất theo đường thải bỏthích hợp như: giun sán ký sinh ở ruột, gan được ra ngoài theo phân, giun sán kýsinh ở phổi được ra ngoài theo đờm.6. Sinh sảnChỉ sau khi thụ tinh trứng giun sán mới có khả năng phát triển. Giun sán có nhiềuhình thức sinh sản:- Các loại giun chủ yếu sinh sản đơn tính như giun đũa, giun móc, giun tóc…- Các loại sán đa số sinh sản lưỡng tính như sán lá, sán dây.- Có thể sinh sản đa phôi hoặc sinh phôi tử.7. Dịch tể họcNhiễm giun sán rất phổ biến ở nước ta, do có một số điều kiện thuận lợi:- Khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của giun sán.- Sự phong phú của động vật và thực vật ở môi trường sống cũng tạo điều kiệnthích hợp cho giun sán ký sinh nhiều ký chủ.8. Tác hại của giun sánNhiễm giun sán thường không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không pháthiện và điều trị sẽ gây suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt... đặc biệt là ở trẻ em.Khi nhiễm giun sán, sức đề kháng của cơ thể giảm, tạo điều kiện cho một số bệnhkhác. Tác hại chủ yếu của giun sán ký sinh trên người như sau:- Chiếm thức ăn hoặc sinh chất của vật chủ: Giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá,lấy thức ăn đã tiêu hoá dở dang của vật chủ và có thể gây suy dinh dưỡng cho vậtchủ; một số lấy thức ăn là máu; các loại giun sán ký sinh ở tổ chức lấy thức ăn làsinh chất của cơ thể.- Giun sán có thể gây những biến chứng do chiếm thức ăn tuỳ thuộc vào mật độvà tuổi thọ của giun sán, tác hại này thường gặp ở trẻ em. 74- Rối loạn tiêu hoá: Những giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá thường gây rối loạntiêu hoá, bệnh nhân đau bụng vùng quanh rốn, chán ăn, tiêu phân lỏng hoặc táobón.- Gây rối loạn chức phận các cơ quan: Một số giun sán có tỷ lệ mắc thấp như giunchỉ, sán lá gan, sán lá phổi,… có thể gây những rối loạn chức phận các cơ quandẫn tới hậu quả nặng nề và có thể tử vong.- Gây dị ứng: Một số giun sán gây hiện tượng dị ứng cho cơ thể như giun mócgây mẩn ngứa khi chui qua da, giun đũa gây hội chứng Loeffler khi ấu trùng ởphổi.- Gây độc: Các loại giun sán ký sinh đều gây độc cho cơ thể vật chủ, mức độ gâyđộc nhiều hay ít tuỳ theo từng loại giun sán như giun móc tiết chất độc ức chế cơquan tạo máu, nhiễm độc tuỷ xương.- Gây kích thích thần kinh: Một số giun sán kích thích thần kinh như giun kimgây ngứa hậu môn, có thể gây co giật cho trẻ hoặc gây đái dầm.- Gây biến chứng: Tuỳ theo từng loại giun sán mà cơ thể vật chủ có những biếnchứng thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Những biến chứng nộikhoa như thiếu máu nặng, viêm nhiễm đường mật, những biến chứng ngoại khoanhư tắc ruột, thủng ruột, viêm ruột thừa do giun.9. Chẩn đoán bệnh giun sán9.1. Lâm sàng- Bệnh giun sán thường ít có triệu chứng điển hình biểu hiện trên lâm sang ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Ký sinh trùng y học Ký sinh trùng y học Giun ký sinh Sán lá ký sinh Tiết túc y học Vi nấm y học Bệnh vi nấm ngoại biên Bệnh nấm nội tạng Bệnh sốt hồi quyTài liệu liên quan:
-
Khảo sát tình hình viêm da trên chó tại thành phố Hồ Chí Minh
8 trang 30 0 0 -
Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học - Nguyễn Văn Đề
36 trang 28 0 0 -
Giáo trình Ký sinh trùng thú y: Phần 1 - TS. Võ Thị Hải Lê
226 trang 18 0 0 -
Lớp Sán lá Song chủ (Digenea hay Trematoda)
12 trang 16 0 0 -
Bài giảng Ký sinh trùng y học: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
144 trang 16 0 0 -
Bài giảng lý thuyết: Ký sinh trùng - ĐH Y Dược Thái Nguyên
52 trang 16 0 0 -
Bài giảng Ký sinh trùng y học: Chương 7 - Trường ĐH Y tế Công cộng
13 trang 16 0 0 -
186 trang 16 0 0
-
Bài giảng Y học cơ sở - Trường Trung học Y tế Lào Cai
232 trang 15 0 0 -
7 trang 15 0 0
-
Giáo trình môn học Vi sinh - Ký sinh trùng - BS. Nguyễn Thanh Hà
97 trang 14 0 0 -
Bài giảng Ký sinh trùng y học: Chương 3 - Trường ĐH Y tế Công cộng
87 trang 14 0 0 -
Giáo trình Ký sinh trùng (Nghề: Dịch vụ thú y - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
102 trang 14 0 0 -
ký sinh trùng trong lâm sàng: phần 2 - nxb y học
93 trang 14 0 0 -
Bài giảng Đại cương ký sinh trùng y học
47 trang 14 0 0 -
7 trang 13 0 0
-
Giáo trình Vi sinh và ký sinh trùng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
222 trang 13 0 0 -
Bài giảng Vi-Kí sinh trùng: Tiết túc Y học - Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
102 trang 13 0 0 -
Tài liệu Vi sinh - ký sinh trùng: Phần 2 - Trường CĐ Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
43 trang 12 0 0 -
Giáo trình Vi sinh ký sinh - Nghề: Dược (Trình độ: Trung cấp nghề/Cao đẳng nghề)
64 trang 12 0 0