Danh mục

BÀI GIẢNG KỸ THUẬT LẠNH ( ThS. Trần Thế Truyền ) - CHƯƠNG 1

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 369.79 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

LÝ THUYẾT CƠ SỞ VỀ KỸ THUẬT LẠNH1.1. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo: Từ lâu con người đã biết lợi dụng thiên nhiên để thỏa mãn một phần nhu cầu về lạnh. Ở các nước ôn đới người ta trử băng đá, còn ở các nước nhiệt đới người cổ đại biết sử dụng các hang động có mạch nước ngầm nhịêt độ thấp để bảo quản thực phẩm và lương thực. Làm lạnh nhân tạo là các quá trình làm lạnh nhờ một phương tiện hoặc thiết bị do con người tạo ra. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT LẠNH ( ThS. Trần Thế Truyền ) - CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ SỞ VỀ KỸ THUẬT LẠNH1.1. Các phương pháp làm lạnh nhân tạo: Từ lâu con người đã biết lợi dụng thiên nhiên để thỏa mãn một phần nhu cầu vềlạnh. Ở các nước ôn đới người ta trử băng đá, còn ở các nước nhiệt đới người cổ đạibiết sử dụng các hang động có mạch nước ngầm nhịêt độ thấp để bảo quản thực phẩmvà lương thực. Làm lạnh nhân tạo là các quá trình làm lạnh nhờ một phương tiện hoặc thiết bịdo con người tạo ra. Danh từ LẠNH biểu diễn một trạng thái nào đó của vật chất khi nhiệt độ của nóthấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh. Vậy giới hạn nào đó của nhiệt độ môitrường xung quanh để phân biệt giữa NÓNG và LẠNH của vật chất? Vấn đề này chưađược thống nhất trên thế giới, song hiện nay nhiều nước vẫn lấy nhiệt độ thích hợpbình thường là +200C - +240C làm giới hạn. Như vậy thừa nhận LẠNH biểu diễn trạngthái vật chất có nhiệt độ dưới +200C . Trong kỹ thuật lạnh phân biệt như sau: * Lạnh thường: tđb < t0 < +200C * Lạnh đông: - 1000C < t0 < tđb * Lạnh thâm độ: -272, 9999850C < t0 < - 1000C1.1.1. Phương pháp bay hơi khuếch tán: Một thí dụ điển hình là nước bay hơi khuếch tán vào không khí: khi phun nướcliên tục vào không khí có cùng nhiệt độ, nước sẽ bay hơi khuếch tán vào không khí vàtrạng thái khôngkhí sẽ biến đổi theo đường đẳng entanpi: Hình *** t1: nhiệt độ khô (đọc trên nhiêt kế khô) t2: nhiệt độ ướt (đọc trên nhiêt kế bầu ướt) ts: nhiệt độ đọng sương Từ điểm 1 là trạng thái ban đầu của không khí đến điểm 2, độ ẩm tăng từ ϕ1đến ϕmax = 100%, nhiệt độ giảm từ t1 đến t2. Ở vùng nóng và khô có thể sử dụng phương pháp này để điều hòa nhiệt độ. Ởnước ta khí hậu nóng và ẩm nên ứng dụng không hiệu quả, trừ những ngày nắng giótây. http://www.ebook.edu.vn -7- Ứng dụng khác trong kỹ thuật là máy lạnh hấp phụ khuếch tán: ở giàn bay hơiNH3 lỏng bay hơi khuếch tán vào khí Hydro, là chất khí dùng cân bằng áp suất cho hệthống lạnh.1.1.2. Phương pháp hòa tan: Cách đây 2000 năm, người Trung Quốc và Ấn Độ đã biết làm lạnh bằng cáchhòa trộn muối và nước theo những tỷ lệ nhất định. Quá trình hòa tan luôn kèm theo quá trình thu nhiệt, hiệu ứng lạnh phụ thuộcnồng độ và nhiệt độ điểm cùng tinh của hỗn hợp. Ví dụ: + Hòa trộn 31g NaNO3 và 31 g NH4Cl với 100g nước ở t1 = 100C thì hỗn hợpsẽ giảm đến nhiệt độ t2 = -120C. + Hòa trộn 200g CaCl2 với 100g nước đá vụn, nhiệt độ sẽ giảm từ t1 = 00Cxuống t2 = -420C. Nhược điểm phương pháp này là giá thành muối cao và phần lớn muối có tínhăn mòn mạnh.1.1.3. Phương pháp hóa lỏng (nóng chảy): Nước đá khi tan chảy sẽ thu một lượng nhiệt bằng chính ẩn nhiệt đóng băngr = 80 Kcal/Kg, do đó làm môi trường xung quanh lạnh đi. Nếu cần nhiệt độ thấp hơnphải hòa trộn đã vụn với muối ăn hoặc muối CaCl2. Phương pháp này dễ sử dụng rộng rãi trong công nghiệp đánh bắt hải sản vì cóưu điểm: đơn giản, rẻ tiền, không độc hại và ẩn nhiệt hóa lỏng lớn.1.1.4. Phương pháp thăng hoa: Đá khô (tuyết cacbonic) là cacbonic ở dạng rắn. Khi thăng hoa đá khô thu mộtlượng nhiệt khá lớn bằng ẩn nhiệt thăng hoa r = 137 Kcal/Kg. Ngày nay đá khô có ý nghĩa công nghiệp rộng lớn, đặc biệt dùng làm lạnh trênphương tiện vận tải. Ưu điểm: + Ẩn nhiệt thăng hoa lớn. + Năng suất lạnh thể tích lớn.1.1.5. Phương pháp bay hơi chất lỏng: Các môi chất lỏng dùng trong máy lạnh nén hơi, hấp thụ và ejectơ là NH3, nướcvà các freon đều thực hiện quá trình thu nhiệt ở môi trường lạnh bằng quá trình bayhơi ở áp suất thấp và nhiệt độ thấp, đồng thời thải nhiệt ra môi trường bằng quá trìnhngưng tụ ở áp suất cao và nhiệt độ cao. http://www.ebook.edu.vn -8- Quá trình bay hơi chất lỏng bao giờ cũng gắn với quá trình thu nhiệt. Vì ẩnnhiệt bay hơi của chất lỏng bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều ẩn nhiệt hóa rắn nên hiệuứng lạnh lớn hơn. Chất lỏng bay hơi đóng vai trò là môi chất lạnh và chất tải lạnh quan trọngtrong kỹ thuật lạnh. Trong đó Nitơ lỏng được sử dụng trong kỹ thuật lạnh thâm độ(Cryô), nhiều trường hợp Nitơ lỏng vừa là môi chất lạnh vừa là chất bảo đảm vì Nitơlà loại khí trơ có tác dụng kìm hãm các quá trình sinh hóa trong sản phẩm.1.1.6. Phương pháp khử từ đoạn nhiệt: Đây là phương pháp sử dụng trong kỹ thuật Cryô để hạ nhiệt độ của các mẫu thínghiệm từ nhiệt độ sôi của Heli (3-40K) xuống gần nhiệt độ không tuyệt đối. Nguyên tắc làm việc: Nguời ta sử dụng một loại muối nhiễm từ ở quá trìnhnhiễm từ giữa hai cực từ mạnh, lúc này các tinh thể được sắp xếp thứ tự, muối tỏa ramột lượng nhiệt nhất định, lượng nhiệt này truyền ra ngoài để làm bay hơi Heli lỏng.Quá trình nhiễm giẩm đột ngột và tạo ra một năng suất lạnh qo. Lập lại các quá trìnhđó nhiều lần, người ta có thể t ...

Tài liệu được xem nhiều: