Nối tiếp phần 1, Bài giảng Logistics căn bản: Phần 2 tiếp tục trình bày những nội dung về quản trị vận chuyển và giao nhận hàng hóa; quản trị các hoạt động logistics hỗ trợ; quản trị mua trong các doanh nghiệp; quản trị kho; hệ thống thông tin logistics; công nghệ thông tin logistics; hệ thống phần mềm ứng dụng trong logistics; tổ chức và kiểm soát logistic; các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động logistics;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Logistics căn bản: Phần 2
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
BÀI GIẢNG
LOGISTICS CĂN BẢN
Biên soạn
1. TS. TRẦN THỊ HÒA
2. TS.VŨ TRỌNG PHONG
Hà Nội – 2019
Chương 4. QUẢN TRỊ VẬN CHUYỂN VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA
4.1. Quản trị vận chuyển hàng hóa
4.1.3 Khái quát về vận chuyển trong logistics
4.1.1.1 Khái niệm, vai trò và vị trí của vận chuyển
Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí của
hàng hoá và con người từ nơi này đến nước khác bằng các phương tiện vận tải. Đặc
biệt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng.
“Nói đến thương mại phải nói đến vận tải, thương mại nghĩa là hàng hoá được thay
đổi người sở hữu, còn vận tải làm cho hàng hoá thay đổi vị trí”.
Vận chuyển hàng hoá, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển
hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện
các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất-kinh doanh.
Dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế, sự cần thiết của vận chuyển hàng hoá xuất
phát từ sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, mà chủ
yếu là quá trình tập trung hoá và chuyên môn hoá của sản xuất và tiêu dùng, do đó
yêu cầu vận chuyển tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế. Hệ thống vận tải
là cầu nối để xoá đi những mâu thuẫn khách quan đó.
Khi so sánh nền kinh tế của các nước phát triển với các nước đang phát triển sẽ
nhận thấy rõ ràng vai trò của vận chuyển hàng hoá trong việc tạo ra trình độ kinh tế
phát triển cao. Đặc trưng của các nước đang phát triển là quá trình sản xuất và tiêu
thụ hàng hoá diễn ra gần nhau, phần lớn lực lượng lao động ở khu vực sản xuất nông
nghiệp (70% ở Việt Nam), và tỉ lệ dân số sống ở thành thị thấp. Với sự hiện diện của
hệ thống vận chuyển tiên tiến, đa dạng, vừa khả năng thanh toán và luôn sẵn sàng
phục vụ, toàn bộ cấu trúc của nền kinh tế sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi
theo cấu trúc của nền kinh tế công nghiệp phát triển. Hay nói cách khác, một hệ
thống vận chuyển chi phí thấp và năng động sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia trên thị trường toàn cầu, tăng tính hiệu quả của sản xuất và giảm giá
cả hàng hoá.
Dưới góc độ chức năng quản trị Logistics trong doanh nghiệp, hoạt động vận
chuyển hàng hoá được ví như sợi chỉ liên kết các tác nghiệp sản xuất-kinh doanh tại
các địa bàn khác nhau của doanh nghiệp. Vận chuyển để cung cấp nguyên vật liệu, bán
thành phẩm và hàng hoá đầu vào cho các cơ sở trong mạng lưới logistics. Vận chuyển
để cung ứng hàng hoá tới khách hàng đúng thời gian và địa điểm họ yêu cầu, đảm bảo
an toàn hàng hoá trong mức giá thoả thuận. Do vậy, vận chuyển hàng hoá phải thực
hiện cả 2 nhiệm vụ logistics trong doanh nghiệp: nâng cao chất lượng dịch vụ logistics
và giảm tổng chi phí của toàn bộ hệ thống.
Quản trị vận chuyển là một trong ba nội dung trọng tâm của hệ thống logistics
trong doanh nghiệp, có tác động trực tiếp và dài hạn đến chi phí và trình độ dịch vụ
khách hàng, đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (Hình 4.1). Bất kì lợi thế cạnh
tranh nào của doanh nghiệp nói chung và của logistics nói riêng cũng đều có mối liên
hệ mật thiết với hệ thống vận chuyển hàng hoá hợp lí.
ThiÕt kÕ m¹ng l-íi
c¬ së logistics
DÞch vô /
Qu¶n trÞ Qu¶n trÞ
dù tr÷ hµng ho¸ vËn chuyÓn
Hình 4.1: Tam giác chiến lược logistics
IKEA, tập đoàn bán lẻ đồ gỗ nội thất có xuất xứ từ Thuỵ Điển, đã xây dựng được
mạng lưới toàn cầu với hơn 180 cửa hàng tại 23 quốc gia chủ yếu dựa trên chiến lược
vận chuyển hiệu quả. Chiến lược cạnh tranh để tạo sự khác biệt của IKEA được xây
dựng trên nền tảng – sản phẩm chất lượng cao, giá cả hợp lí, khách hàng tự phục vụ
và bầu không khí mua sắm dễ chịu trong cửa hàng. Kiểu thiết kế sản phẩm theo
module, dễ tháo lắp, cho phép IKEA vận chuyển sản phẩm gỗ nội thất hiệu quả hơn
rất nhiều so với các nhà sản xuất truyền thống, thường có thói quen vận chuyển sản
phẩm thành phẩm, cồng kềnh, kém an toàn và không khai thác hết trọng tải của
phương tiện. Đồng thời khách hàng cũng dễ dàng tự vận chuyển đồ gỗ dưới dạng
module về nhà và tự lắp ráp theo mẫu tại nhà. Bên cạnh đó, qui mô lớn của cửa hàng
(diện tích gấp vài lần sân vận động) cho phép vận chuyển các lô hàng thẳng từ nhà
sản xuất tới điểm bán lẻ bằng phương tiện chi phí thấp như tàu thuỷ và tàu hoả.
Chiến lược vận chuyển đó đã góp phần giúp IKEA định vị được sản phẩm đồ gỗ nội
thất có giá thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng cao, mẫu mã đa dạng và được kinh
doanh thống nhất trên toàn cầu.
Seven-Eleven (7/11), tập đoàn bán lẻ Nhật Bản, đã xây dựng hệ thống vận
chuyển đáp ứng nhanh để đạt được mục tiêu chiến lược của mình. Tháng 3/2007,
7/11 đoạt được vị trí dẫn đầu về chuỗi cửa hàng lớn nhất thế giới với 28123 điểm bán
trên 18 quốc gia, lớn hơn McDonald 1000 cửa hàng. Chuỗi cửa hàng tiện ích 7/11 với
mật độ dày đặc trên thị trường các đô thị lớn tại Nhật Bản, Mỹ, Đài loan, và Thái Lan
luôn có những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đảm bảo tươi mới trong ngày. Hệ thống
vận chuyển luôn bổ sung dự trữ kịp thời với tần số vài lần trong ngày và hàng hoá
luôn sẵn có để phục vụ đúng nhu cầu khách hàng. Hàng hoá được phối hợp vận
chuyển từ nhiều nhà cung ứng khác nhau tới mạng lưới cửa hàng bán lẻ trên cùng
một tuyến đường, vừa cho phép chở đầy xe, giảm chi phí vận chuyển, vừa đáp ứng
nhanh nhu cầu thị trường.
Công ty kinh doanh trực tuyến lớn nhất thế giới, Amazon.com, thì hợp tác chặt
chẽ với dịch vụ vận chuyển bưu kiện để đáp ứng đơn đặt hàng trên phạm vi toàn cầu.
Với vài trung tâm phân phối lớn tập trung dự trữ cho các khu vực thị trườn ...