Bài giảng Lý thuyết điều trị ngoại: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
Số trang: 165
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.87 MB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Phần 2 của tập bài giảng "Lý thuyết điều trị ngoại" cung cấp cho sinh viên kiến thức về định nghĩa và nguyên nhân; mô tả được triệu chứng lâm sàng và biến chứng; nắm được tiến triển của các bệnh chấn thương và vết thương bụng, hẹp môn vị, thủng dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa cấp, tắc ruột, viêm tụy cấp, sỏi ống mật chủ,... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết điều trị ngoại: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTrường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y CHẤN THƢƠNG VÀ VẾT THƢƠNG BỤNG MỤC TIÊU1. Trình bày được c c đặc điểm thương tổn2. Nêu được cách khám và theo dõi một bệnh nhân chấn thương bụng3. Chẩn đo n được c c thương tổn cơ quan trong ổ bụng4. Trình bày được th i độ xử trí một bệnh nhân bị chấn thương và vết thương bụng.1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ:1.1 Chấn thương bụng kín:1.1.1 Nguyên nhân: Nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn lưu thông chiếm 50-75% các nguyên nhân củachấn thương bụng kín. Tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt… cũng không phải ítgặp. Tạng thường bị tổn thương, theo thứ tự, là lách, gan, sau phúc mạc, ruột non, thận, bàngquang, ruột già, cơ hoành, tuỵ.1.1.2. Cơ chế tổn thương:- Sự giảm tốc đột ngột: làm các tạng khác nhau di chuyển với tốc độ khác nhau. Tổnthương thường là rách do bị chằng kéo, đặc biệt tại nơi tiếp giáp với các vị trí cố định.- Sự đè nghiến: các tạng bị ép giữa thành bụng và cột sống hay thành ngực sau. Tạng đặc(gan, lách, thận) thường bị tổn thương nhiều hơn cả.- Sự tăng áp lực trong xoang bụng đột ngột: gây vỡ các tạng rỗng1.2. Vết thương thấu bụng: Vết thương thấu bụng được định nghĩa là vết thương thành bụng trước xâm nhập vàoxoang bụng (thủng phúc mạc thành), vết thương ngực xâm nhập vào xoang bụng (thủngcơ hoành), vết thương vùng hông hay lưng xâm nhập vào khoang sau phúc mạc.Nguyên nhân:- Thời bình: do các vật sắc nhọn (do bị đâm).- Thời chiến: do hoả khí. Đối với vết thương thấu bụng do hoả khí, tổn thương có năng lượng truyền dẫn cao, dođó khó tiên đoán được mức độ tổn thương các tạng trong xoang bụng (không thể dựa vàotổn thương bề mặt để đánh giá tổn thương nội tạng). 175Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Đối với vết thương thấu bụng do bị đâm, có thể tiên đoán trước mức độ tổn thươngcũng như tạng bị tổn thương.2. GIẢI PHẪU BỆNH2.1. Chấn thương bụng kín2.1.1 Tổn thương thành bụng Là thương tổn bên ngoài mà không gây tổn thương tạng trong ổ bụng.Thương tổn bầmmáu, phù nề dưới da, có khi là khối máu tụ do đứt động mạch thượng vị; đứt giập nát câncơ thành bụng, lóc da.2.1.2 Tổn thương tạng bên trong Thương tổn một tạng hoặc nhiều tạng phối hợp kể cả tạng đặc và tạng rổng, chẩn đoántrước mổ khó chính xác, vấn đề là khi mổ bụng, phẫu thuật viên phải thăm dò tỷ mỷ vàcó phương pháp để không bỏ sót tạng bị thương tổn.2.2. Vết thương bụng2.2.1. Vết thương không gây thủng phúc mạc−Thực tế khi có vết thương trực tiếp vào thành bụng mà không xuất hiện hội chứng mấtmáu cấp tính hoặc hội chứng viêm phúc mạc, chúng ta chỉ cần mở rộng thăm dò tổnthương thành bụng.−Nếu không gây thủng rách lớp phúc mạc thành thì đó là vết thương thành bụng, màkhông lo lắng có tổn thương nội tạng bên trong.−Vấn đề các thương tổn từ nơi khác như vết thương ngực-bụng, vết thương tầng sinhmôn, vết thương sau bên. Việc thăm dò vết thương là rất phức tạp.2.2.2. Vết thương gây thủng phúc mạc Có tạng tiêu hóa lòi qua vết thương (ruột non, mạc nối lớn) thậm chí lộ rõ để hởnội tạng ra ngoài. Việc chẩn đoán đã rõ ràng, vấn đề quan trọng là thái độ xử trí.2.2.2.1. Vết thương thấu bụng đơn thuần Nếu vết thương có thủng rách phúc mạc mà không gây tổn thương nội tạng, thì quyếtđịnh phương pháp xử trí cần phải thận trọng, nên theo dõi sát tình trạng toàn thân và tìnhtrạng bụng bệnh nhân.2.2.2.2. Vết thương thấu bụng có tổn thương tạng Tổn thương tạng đặc, mạch máu lớn trong ổ bụng: hội chứng mất máu cấp tính. Có thểthấy máu tươi đỏ chảy qua lỗ vết thương ra ngoài liên tục, khối lượng nhiều. 176Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y3. LÂM SÀNG3.1. Chấn thương bụng kín3.1.1. Hỏi bệnh Nếu nạn nhân còn tỉnh táo trả lời chính xác các câu hỏi và gợi ý của thầy thuốc thì cóthuận lợi cho việc thăm khám thực thể. Nếu nạn nhân bị hôn mê thì hỏi người nhà hoặc người đưa bệnh nhân vào viện:−Hoàn cảnh bị tai nạn:+ Giờ bị tai nạn.+ Cơ chế gây chấn thương: cơ chế trực tiếp hay gián tiếp.−Các triệu chứng xảy ra sau khi bị tai nạn:+ Đau bụng: là triệu chứng thường xuyên gặp, vị trí đau nhiều nhất.+ Nôn: tính chất của chất nôn (có máu hay không).+ Tiểu tiện: đái máu hay nước tiểu trong.3.1.2. Khám thực thể−Khám toàn thân: Tình trạng sốc mất máu: khi bị tổn thương tạng đặc hoặc mạch máu lớn trong ổ phúcmạc sẽ gây hội chứng chảy máu trong cấp tính, lượng máu mất thường nhiều và ảnhhưởng đến toàn thân sớm: da xanh nhợt, niêm mạc mắt trắng nhợt, hốt hoảng, vã mồ hôi,đầu chi lạnh, sống mũi lạnh, cánh mũi phập phồng và bệnh nhân kêu khát nước.−Khám thực thể: phải khám toàn diện (bao gồm khám toàn thân và khám tại chỗ):+ Nhìn: tìm vị trí thương tổn do chấn thương gây nên như xây xát, tụ máu, bầm giập cơ,rách da và cơ... nhịp thở bụng.+ Sờ nắn: tìm điểm đau khu trú vùng chấn thương hay bị đau khắp bụng, tìm dấu hiệuphản ứng thành bụng hoặc co cứng tự nhiên của thành bụng.+ Gõ: gõ vùng gan để tìm dấu hiệu có tiếng vang bất thường (mất vùng đục trước gan).Gõ hai hố chậu để tìm dấu hiệu đọng dịch tự do vùng thấp của bụng (gõ nghe tiếng đục).+ Thăm khám trực tràng, âm đạo: tìm dấu hiệu của túi cùng Douglas, túi cùng căngphồng đau.+ Khám phối hợp các tạng khác: là động tác vô cùng quan trọng không được bỏ sót mộtcơ quan nào. 177Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y• Khám lồng ngực-hô hấp: tìm tổn thương thành ngực có gãy xương sườn hay không.Tìm dấu hiệu của tràn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Lý thuyết điều trị ngoại: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường ToảnTrường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y CHẤN THƢƠNG VÀ VẾT THƢƠNG BỤNG MỤC TIÊU1. Trình bày được c c đặc điểm thương tổn2. Nêu được cách khám và theo dõi một bệnh nhân chấn thương bụng3. Chẩn đo n được c c thương tổn cơ quan trong ổ bụng4. Trình bày được th i độ xử trí một bệnh nhân bị chấn thương và vết thương bụng.1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ:1.1 Chấn thương bụng kín:1.1.1 Nguyên nhân: Nguyên nhân thường gặp nhất là tai nạn lưu thông chiếm 50-75% các nguyên nhân củachấn thương bụng kín. Tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt… cũng không phải ítgặp. Tạng thường bị tổn thương, theo thứ tự, là lách, gan, sau phúc mạc, ruột non, thận, bàngquang, ruột già, cơ hoành, tuỵ.1.1.2. Cơ chế tổn thương:- Sự giảm tốc đột ngột: làm các tạng khác nhau di chuyển với tốc độ khác nhau. Tổnthương thường là rách do bị chằng kéo, đặc biệt tại nơi tiếp giáp với các vị trí cố định.- Sự đè nghiến: các tạng bị ép giữa thành bụng và cột sống hay thành ngực sau. Tạng đặc(gan, lách, thận) thường bị tổn thương nhiều hơn cả.- Sự tăng áp lực trong xoang bụng đột ngột: gây vỡ các tạng rỗng1.2. Vết thương thấu bụng: Vết thương thấu bụng được định nghĩa là vết thương thành bụng trước xâm nhập vàoxoang bụng (thủng phúc mạc thành), vết thương ngực xâm nhập vào xoang bụng (thủngcơ hoành), vết thương vùng hông hay lưng xâm nhập vào khoang sau phúc mạc.Nguyên nhân:- Thời bình: do các vật sắc nhọn (do bị đâm).- Thời chiến: do hoả khí. Đối với vết thương thấu bụng do hoả khí, tổn thương có năng lượng truyền dẫn cao, dođó khó tiên đoán được mức độ tổn thương các tạng trong xoang bụng (không thể dựa vàotổn thương bề mặt để đánh giá tổn thương nội tạng). 175Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Đối với vết thương thấu bụng do bị đâm, có thể tiên đoán trước mức độ tổn thươngcũng như tạng bị tổn thương.2. GIẢI PHẪU BỆNH2.1. Chấn thương bụng kín2.1.1 Tổn thương thành bụng Là thương tổn bên ngoài mà không gây tổn thương tạng trong ổ bụng.Thương tổn bầmmáu, phù nề dưới da, có khi là khối máu tụ do đứt động mạch thượng vị; đứt giập nát câncơ thành bụng, lóc da.2.1.2 Tổn thương tạng bên trong Thương tổn một tạng hoặc nhiều tạng phối hợp kể cả tạng đặc và tạng rổng, chẩn đoántrước mổ khó chính xác, vấn đề là khi mổ bụng, phẫu thuật viên phải thăm dò tỷ mỷ vàcó phương pháp để không bỏ sót tạng bị thương tổn.2.2. Vết thương bụng2.2.1. Vết thương không gây thủng phúc mạc−Thực tế khi có vết thương trực tiếp vào thành bụng mà không xuất hiện hội chứng mấtmáu cấp tính hoặc hội chứng viêm phúc mạc, chúng ta chỉ cần mở rộng thăm dò tổnthương thành bụng.−Nếu không gây thủng rách lớp phúc mạc thành thì đó là vết thương thành bụng, màkhông lo lắng có tổn thương nội tạng bên trong.−Vấn đề các thương tổn từ nơi khác như vết thương ngực-bụng, vết thương tầng sinhmôn, vết thương sau bên. Việc thăm dò vết thương là rất phức tạp.2.2.2. Vết thương gây thủng phúc mạc Có tạng tiêu hóa lòi qua vết thương (ruột non, mạc nối lớn) thậm chí lộ rõ để hởnội tạng ra ngoài. Việc chẩn đoán đã rõ ràng, vấn đề quan trọng là thái độ xử trí.2.2.2.1. Vết thương thấu bụng đơn thuần Nếu vết thương có thủng rách phúc mạc mà không gây tổn thương nội tạng, thì quyếtđịnh phương pháp xử trí cần phải thận trọng, nên theo dõi sát tình trạng toàn thân và tìnhtrạng bụng bệnh nhân.2.2.2.2. Vết thương thấu bụng có tổn thương tạng Tổn thương tạng đặc, mạch máu lớn trong ổ bụng: hội chứng mất máu cấp tính. Có thểthấy máu tươi đỏ chảy qua lỗ vết thương ra ngoài liên tục, khối lượng nhiều. 176Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y3. LÂM SÀNG3.1. Chấn thương bụng kín3.1.1. Hỏi bệnh Nếu nạn nhân còn tỉnh táo trả lời chính xác các câu hỏi và gợi ý của thầy thuốc thì cóthuận lợi cho việc thăm khám thực thể. Nếu nạn nhân bị hôn mê thì hỏi người nhà hoặc người đưa bệnh nhân vào viện:−Hoàn cảnh bị tai nạn:+ Giờ bị tai nạn.+ Cơ chế gây chấn thương: cơ chế trực tiếp hay gián tiếp.−Các triệu chứng xảy ra sau khi bị tai nạn:+ Đau bụng: là triệu chứng thường xuyên gặp, vị trí đau nhiều nhất.+ Nôn: tính chất của chất nôn (có máu hay không).+ Tiểu tiện: đái máu hay nước tiểu trong.3.1.2. Khám thực thể−Khám toàn thân: Tình trạng sốc mất máu: khi bị tổn thương tạng đặc hoặc mạch máu lớn trong ổ phúcmạc sẽ gây hội chứng chảy máu trong cấp tính, lượng máu mất thường nhiều và ảnhhưởng đến toàn thân sớm: da xanh nhợt, niêm mạc mắt trắng nhợt, hốt hoảng, vã mồ hôi,đầu chi lạnh, sống mũi lạnh, cánh mũi phập phồng và bệnh nhân kêu khát nước.−Khám thực thể: phải khám toàn diện (bao gồm khám toàn thân và khám tại chỗ):+ Nhìn: tìm vị trí thương tổn do chấn thương gây nên như xây xát, tụ máu, bầm giập cơ,rách da và cơ... nhịp thở bụng.+ Sờ nắn: tìm điểm đau khu trú vùng chấn thương hay bị đau khắp bụng, tìm dấu hiệuphản ứng thành bụng hoặc co cứng tự nhiên của thành bụng.+ Gõ: gõ vùng gan để tìm dấu hiệu có tiếng vang bất thường (mất vùng đục trước gan).Gõ hai hố chậu để tìm dấu hiệu đọng dịch tự do vùng thấp của bụng (gõ nghe tiếng đục).+ Thăm khám trực tràng, âm đạo: tìm dấu hiệu của túi cùng Douglas, túi cùng căngphồng đau.+ Khám phối hợp các tạng khác: là động tác vô cùng quan trọng không được bỏ sót mộtcơ quan nào. 177Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y• Khám lồng ngực-hô hấp: tìm tổn thương thành ngực có gãy xương sườn hay không.Tìm dấu hiệu của tràn ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Lý thuyết điều trị ngoại Lý thuyết điều trị ngoại Điều trị hẹp môn vị Điều trị thủng dạ dày tá tràng Điều trị xuất huyết tiêu hóa Điều trị viêm ruột thừa cấpTài liệu liên quan:
-
Đặc điểm xuất huyết tiêu hóa trên ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2
5 trang 33 0 0 -
32 trang 23 0 0
-
15 trang 23 0 0
-
Thử áp dụng bảng điểm Alvarado trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp
4 trang 17 0 0 -
Câu hỏi thi Bác sĩ nội trú Hệ ngoại
7 trang 16 0 0 -
10 trang 16 0 0
-
84 trang 16 0 0
-
Con đường chẩn đoán và điều trị xuất huyết tiêu hóa
7 trang 16 0 0 -
23 trang 15 0 0
-
Can thiệp nội mạch điều trị xuất huyết tiêu hoá cao tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
5 trang 15 0 0