Danh mục

Bài giảng Marketing ngân hàng: Chương 7 - ThS. Thái Thị Kim Oanh

Số trang: 29      Loại file: ppt      Dung lượng: 472.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (29 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Marketing ngân hàng - Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp, cung cấp cho người học những kiến thức như Tổng quan về xúc tiến hỗn hợp; các hình thức xúc tiến hỗn hợp; kiểm tra hoạt động marketing ngân hàng;...Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Marketing ngân hàng: Chương 7 - ThS. Thái Thị Kim Oanh Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp I. TỔNG QUAN VỀ XÚC TIẾN HỖN HỢP 1. Khái niệm Xúc tiến hỗn hợp là một công cụ quan trọng của marketing, được sử dụng để tác động vào thị trường. Nó là tập hợp các hoạt động nhằm khuyến khích việc sử dụng SPDV của ngân hàng, đồng thời làm tăng mức độ trung thành của khách hàng hiện tại, thu hút khách hàng tương lai, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ, qua đó làm tăng uy tín hình ảnh của ngân hàng trên thị trường1 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 2. Đặc điểm - Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên, liên tục và duy trì trong thời gian dài - Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng rất phong phú, đa dạng và phức tạp, nó bị chi phối bởi nhiều phương thức truyền tin khác nhau. + Truyền tin bên ngoài ngân hàng: Truyền hình, phát thanh, sách báo + Truyền tin ở các điểm giao dịch: Phòng chờ, bảng quảng cáo bằng Pano + Thông tin qua đội ngũ nhân viên giao dịch + Thông tin truyền miệng của khách hàng2 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 3. Vai trò - Hoạt động truyền thông giúp công chúng hiểu rõ, đầy đủ về SPDV của ngân hàng; từ đó có căn cứ quyết định việc lựa chọn SPDV của ngân hàng - Giúp cho các chuyên gia marketing khảo sát được mức độ thỏa mãn của khách hàng, để ngân hàng có hướng điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu khách hàng - Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng thông qua việc tạo lập, phát triển hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, thiết lập sự tin tưởng và trung thành của khách hàng3 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 4. Phân tích - Khách hàng - Đối thủ cạnh tranh - Môi trường hoạt động - Hệ thống marketing4 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 5. Xác định mục tiêu - Tăng sự hiểu biết của khách hàng về SPDV của ngân hàng - Tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh - Tạo sự gắn bó giữa ngân hàng và KH - Tăng doanh thu và lợi nhuận5 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 6. Thiết kế thông điệp - Thông điệp là tổng hợp những thông tin về ngân hàng và SPDV của ngân hàng được chuyển tải đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền tin như truyền hình, truyền thanh, báo chí… - Việc xây dựng thông tin là rất quan trọng, thông điệp được dựa trên: + Nhu cầu, đặc điểm tiếp nhận thông tin của đối tượng + Nội dung của sản phẩm dịch vụ + Tính phù hợp với sự tiếp nhận và tạo được sự tin tưởng của đối tượng tiếp nhận6 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp - Những yêu cầu của một thông điệp + Phải tác động mạnh mẽ vào suy nghĩ của khách hàng + Đảm bảo tính pháp lý của thông điệp quảng cáo + Thông điệp phải phù hợp với phong tục tập quán, văn hóa của từng đối tượng khách hàng + Lưu ý khi thiết kế hình ảnh, biểu tượng, nội dung và ngôn từ sử dụng + Thông điệp quảng cáo cần thể hiện “ tính vui nhộn”7 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 7. Lựa chọn kênh truyền thông - Việc lựa chọn kênh truyền thông phù hợp với nội dung, đối tượng tiếp nhận thông tin sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động xúc tiến hỗn hợp của ngân hàng - Kênh truyền thông của ngân hàng được chia thành 2 loại: + Kênh cá nhân: Nhân viên trực tiếp giao dịch và người thân trong gia đình, bạn bè + Kênh phi cá nhân: Các cơ quan phát hành ấn phẩm, các công ty quảng cáo, các cơ quan thông tin đại chúng8 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 8. Xác định ngân sách - Ngân sách là một yếu tố quan trọng trong hoạt động xúc tiến hỗn hợp - Hoạt động xúc tiến hỗn hợp chiếm chi phí cao trong tổng số chi phí của hoạt động marketing ngân hàng - Mức ngân sách khác nhau sẽ quyết định việc lựa chọn kênh, hình thức tổ chức thực hiện và hiệu quả mang lại cũng khác nhau9 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 9. Đánh giá hiệu quả - Đánh giá tác động của hoạt động xúc tiến hỗn hợp đến doanh số cho vay, doanh số huy động, dịch vụ cung ứng…so với trước và sau hoạt động xúc tiến hỗn hợp được thực hiện - Tác động đến nhận thức của khách hàng về hình ảnh ngân hàng và SPDV - Số lượng khách hàng mới, khách hàng truyền thống - Sự hợp lý của công cụ truyền thông10 Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp II. CÁC HÌNH THỨC XÚC TIẾN HỖN HỢP 1. Quảng cáo Là hình thức giới thiệu một cách gián tiếp và đề cao những ý tưởng, sản phẩm được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể này phải trả tiền Thực hiện qua truyền hình, truyền thanh, báo chí, phim ảnh, tờ rơi, poster, quảng cáo ngoài trời…. - Xác định mục tiêu của quảng cáo - Yêu cầu của quảng cáo ngân hàng - Lựa chọn phương tiện quảng cáo11 - Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo Chương 7: Chiến lược xúc tiến hỗn hợp 2. Giao dịch cá nhân - Giao dịch cá nhân là những giao dịch trực tiếp được thực hiện giữa nhân viên ngân hàng và khách hàng qua gặp trực tiếp hay điện thoại… - Giao dịch tốt sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng và ngân hàng, quá trình giao dịch cần đảm báo các mục tiêu sau: + Nâng cao uy tín và hình ảnh ngân hàng + Làm cho khách hàng hiện tại c ...

Tài liệu được xem nhiều: