Bài giảng "Mô phôi: Mô liên kết" cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể trình bày được cấu trúc và chức năng mô liên kết, phân loại được mô liên kết, mô tả được cấu trúc các sợi liên kết và các tế bào liên kết. Đây là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên Y khoa và những ai quan tâm dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Mô phôi: Mô liên kếtMä liãn kãút - Mä phäi 8 MÔ LIÊN KẾTMục tiêu học tập1. Trình bày được cấu trúc và chức năng mô liên kết.2. Phân loại được mô liên kết.3. Mô tả được cấu trúc các sợi liên kết và các tế bào liên kết. Mô liên kết là tập hợp những tế bào có nguồn gốc trung bì, giữ chức năng bảo vệ,nâng đỡ làm sườn cấu tạo cho cơ thể và cơ quan. Mô liên kết hiện diện ở khắp các cơ quan, giúp cơ thể thể hiện tính thống nhất về cấutạo và chức năng. Cấu tạo của mô liên kết gồm 3 thành phần chính: 1. Chất căn bản. 2. Những phân tử sợi. 3. Những tế bào liên kết. * Phân loại: căn cứ vào tính chất của chất căn bản, người ta chia mô liên kết ra làm 3loại: 1. Mô liên kết chính thức. 2. Mô sụn. 3. Mô xương. MÔ LIÊN KẾT CHÍNH THỨCI. CHẤT CĂN BẢN Chất căn bản mô liên kết chính thức là một chất vô định hình, đồng nhất, trong suốt,làm nền cho tế bào với các phân tử sợi, có tính nhờn với hàm lượng nước và chất điện giảitương đương với máu, được hình thành bởi 2 loại protein chính: glycoaminoglycans vàglycoprotein cấu trúc.1.Glycosaminoglycans Là những chuỗi Polysaccharide được tạo với sự đa trùng hợp của những đơn vịdisaccharide gắn với acid uronic và nhóm hexosamine, những nhóm đa đường này thường gắnvới protein bởi những nối đồng hoá trị (covalent) để tạo những phân tử proteoglycan, cácprotein hoà tan này thường là dermatan sulfate, chondroitin sulfate, keratan sulfate, heparansulfate. - Dermatan sulfate phần lớn ở da, gân, dây chằng, sụn xơ, tất cả cấu trúc nàychứa collagene type I. - Chondroitin sulfate có nhiều ở sụn trong và sụn đàn hồi. - Heparan sulfate có khuynh hướng kết hợp với sợi võng và Collagene type III. Những proteoglycan này làm cho chất căn bản ở trạng thái nửa sol nửa gel.2. Glycoprotein cấu trúc: những protein này là:Mä liãn kãút - Mä phäi 9 - Fibronectin: là 1 glycoprotein được tổng hợp từ tế bào sợi và tế bào biểu mô. Nhữngphân tử protein này giúp cho sự liên kết giữa tế bào, sợi collagene và các nhóm glycosamine,sự liên kết này tác động đến tính liên kết của các tế bào và tính di chuyển cuả nó. Tế bào ung thư là những tế bào không tạo ra fibronectin phần nào giải thích tính xâmnhập và phá huỷ màng đáy của chúng. - Laminin: là glycoprotein, 1 đại phân tử glycoprotein chứa ít nhất 1 chuỗipolypeptide, chúng được tìm thấy ở màng đáy giúp cho sự gắn kết của biểu mô với collagenetype IV của màng đáy. - Chondroitin có ở sụn giúp cho sự liên kết giữa tế bào sụn và collagene type II.II. NHỮNG PHẦN TỬ SỢI có 3 loại sợi: (Hình 1) - Sợi collagene, sợi đàn hồi, sợi võng. Hình 1a: Sợi tạo keo và sợi đàn hồi nhuộm Hình 1b: Sợi tạo keo và sợi đàn hồi bằng phương pháp Weigert x 200 hiển vi phân cực1. Sợi collagene: Collagene là 1 loại sợi bắt màu dễ dàng với nhiều loại thuốc nhuộm dành cho hiển viquang học, hình thái của nó rất biến thiên tuỳ theo mô và cơ quan. Chúng phân bố dưới dạngnhững sợi mảnh ở các lớp đệm (lammina propria) hoặc mô liên kết lỏng lẻo (loose connectivetissue), dày đặc dưới dạng bó sợi ở gân, dây chằng, dạng lá ở mô liên kết dưới da, những sợi cựcmảnh dàn thành tấm ở giác mạc mắt. Ðúng tính chất của sợi là không màu nhưng vì sự sắp xếp cuả chúng cho nên gần dâychằng có màu trắng ngà trong lúc giác mạc mắt trong suốt.Dưới hiển vi điện tử,sợi xuất hiệndưới dạng những sợi nhỏ hợp nhau thành bó, với những băng sáng và băng tối chạy ngang,đều đặn một cách chu kỳ, chu kỳ là 640( (Hình 2, 4).Mä liãn kãút - Mä phäi 10 H ình 1 C:S ợi v õng nhu ộm bằng ph ư ơng ph áp nhu ộm ng ấm b ạc x 200 Lúc đầu người ta không biết vì sao sợi lại có hình ảnh này, cho mãi đến năm 1950,Groos, Schmit và Highberger mớitìm cách tách các protein từ gianbào chất cuả mô liên kết đangphát triển (non) một loại proteinhình gậy có chiều dài chừng30nm, đường kính 1,4 nm. Proteinnày hoà tan trong nước muối sinhlý ở nhiệt độ lạnh và chúng cókhuynh hướng kết hợp thành sợi ởnhiệt độ của cơ thể, các sợi này cóhình ảnh rất giống sợi collagenekhi quan sát bằng hiển vi điện tử.Hình 2: Sợi tạo keo hiển vi điện tửx 100.000 Hodge và Petruska đã giải thích sự hình thành của sợi collagene một cách đầy đủ nhất,các protein hình gậy ở trên chính là tropocollagene - một đơn vị protein cơ bản để tạo nên sợicollagene, trong gian bào chất các tropocollagene sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt đểtạo nên sợi collagene, quá trình này thường được mệnh danh là đa trùng hợp. Những proteinnày sắp xếp song song, những sợi tropocollagene ở cùng một hàng cách nhau khoảng 0,6D,sợi trên và sợi dưới chênh nhau 0,4D, chiều dài tropocollagene được tính bằng 4,4D, D =67nm. Chính sự sắp xếp này đã tạo nên các ô lỗ lưới. Khi sử dụng osmium để cố định đồngthời cũng là thuốc nhuộm trong kỹ thuật hiển vi điện tử, các muối osmium đã bị tẩm vàocác ô này, do đó trên hiển vi điện tử sợi có band sáng và band tối có chu kỳ. Tropocollagene là một protein phức tạp được hình thành do s ự xoắn lại của 3 sợiMä liãn kãút - Mä phäi 11 polypeptide dưới dạng (helic, mỗi sợi polypeptide được gọi là: sợi (polypeptide. Sợi(collagene là một trong những polypeptide dài nhất đã được biết có chừng 1050 acide amine,trọng lượng phân tử100000. ...