Danh mục

BÀI GIẢNG NẤM ĂN VÀ VI NẤM - CHƯƠNG 3

Số trang: 31      Loại file: pdf      Dung lượng: 250.93 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (31 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

NẤM TRỒNGI. KHÁI NIỆM Nấm trồng là những loại nấm lớn, cho quả thể có giá trị nhất định về mặt dinh dưỡng, chữa bệnh… được con người chủ động nuôi trồng để phục vụ cho nhu cầu của mình. Nấm trồng bao gồm nấm ăn và nấm dược liệu: Nấm ăn: là những loại nấm ăn được và ăn ngon (như nấm bào ngư, nấm rơm, nấm hương…) Nấm dược liệu: thường là những loài nấm ăn không ngon hoặc không ăn được nhưng có tác dụng trị bệnh. ( như nấm linh chi…) ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BÀI GIẢNG NẤM ĂN VÀ VI NẤM - CHƯƠNG 3Chương 3: NẤM TRỒNG I. KHÁI NIỆM Nấm trồng là những loại nấm lớn, cho quả thể có giá trị nhất định về mặt dinhdưỡng, chữa bệnh… được con người chủ động nuôi trồng để phục vụ cho nhu cầu củamình. Nấm trồng bao gồm nấm ăn và nấm dược liệu: Nấm ăn: là những loại nấm ăn được và ăn ngon (như nấm bào ngư, nấm rơm, - nấm hương…) Nấm dược liệu: thường là những loài nấm ăn không ngon hoặc không ăn được - nhưng có tác dụng trị bệnh. ( như nấm linh chi…) II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ TRỒNG NẤM: Ở nhiều nước, trồng nấm ăn là một nghề có thu nhập cao. Tuy nhiên, ở nước ta,đây chỉ là nghề phụ tranh thủ thời gian nông nhàn. Trong xu thế chung hiện nay cầnthay đổi cơ cấu giống cây trồng thì việc phát triển trồng nấm thành một nghề kiế msống cho một bộ phận dân cư là điều cần lưu tâm. 1. Các ưu điểm của nghề trồng nấm nói chung.Nghề trồng nấm có những ưu điểm căn bản như sau: – Dễ thực hiện ở mọi nơi nhất là tại các vùng sâu và xa từ nguồn phế liệu sẵn cókhắp nơi, dồi dào, rẻ tiền như cỏ dại, rơm rạ, thân cây và lõi bắp (ngô), thân cây đậu,phân gà, phân chuồng... và trong quy trình sản xuất hầu như không có thứ gì phải nhậpnội hoặc khó tìm. – Vốn đầu tư tùy khả năng từng hộ gia đình, có ít làm ít, có nhiều thì làm nhiều. – Vòng quay vốn nhanh do chu kỳ sản xuất ngắn. Ví dụ, nấm rơm trồng 15ngày đã có thu hoạch, nấm mèo và bào ngư sau 2 tháng đã có sản phẩm bán ra thịtrường – Ít tốn đất, hiệu quả sử dụng đất rất cao vì có thể trồng trên giàn kệ nhiều tầng,không choán chỗ đất nông nghiệp, tận dụng được đất không trồng trọt được, lại có tácdụng cải tạo đất bằng bã sau khi thu nấm. 22 – Tạo nguồn thực phẩm cải thiện bữa ăn, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em từphế liệu rẽ tiền. – Nhiều loại nấm ăn có giá trị xuất khẩu như nấm rơm, nấm mèo (mộc nhĩ),nấm bào ngư (nấm sò), nấm mỡ, nấm hương. Nếu tổ chức tốt thị trường xuất khẩu cóthể làm giàu. – Nấm có thể bán tươi hoặc ở vùng sâu và xa thì việc chế biến nấm cũng đơngiản dễ làm như phơi, sấy khô, muối. Sản phẩm có giá trị cao thuận tiện cho vậnchuyển xa. Ví dụ : nấm mèo 1Kg giá 20.000 - 30.000đ, 1Kg nấm hương khô giá50.000 - 70.000đ, mang 1Kg nấm đem bán thu nhập bằng mang cả tạ khoai mì (sắn)hay bắp (ngô) đem bán. – Loại hình lao động trồng nấm nhẹ nhàng hơn so với cày cuốc và có thể tậndụng thời gian nhàn rỗi. Trồng nấm không bận bịu như chăn nuôi heo gà mà bỏ đóikhông được. – Tận dụng mọi nguồn lao động :trẻ em, phụ nữ, người già,... – Ít tiêu tốn nước hơn so với nhiều loại cây trồng. – Bã phế liệu sau khi trồng nấm là phân bón tốt cho cây trồng hoặc dùng nuôigiun cho nuôi gia cầm và cá. – Bảo vệ môi sinh: đa số các nấm khi trồng không có mùi thối, lại biến phế thảithành chất có ích hợp quy luật tự nhiên góp phần tích cực cho nông nghiệp bền vững. Trước đây ở Cộng hòa Dân chủ Đức, hai nghề không phải đóng thuế nhằmkhuyến khích phát triển là: – Trồng nấm nhằm tận dụng phế liệu tạo thực phẩm. – Nuôi ong nhằm làm tăng năng suất cây trồng nhờ được thụ phấn tốt hơn. 2. Các nhược điểm và khó khăn. Bên cạnh nhiều ưu điểm nghề trồng nấm cũng gặp nhiều khó khăn và nhượcđiểm: – Nhiều khó khăn của nông nghiệp nói chung như thời tiết, các yếu tố môitrường, sâu bệnh và sản lượng không ổn định,… Tuy đã được công nghiệp hóa mộtphần, chủ động hơn trong khống chế các yếu tố môi trường nhưng nhiều tình huốngvẫn khó tránh khỏi. 23 – Loại hình sản xuất liên quan chặt chẻ với các vi sinh vật, khâu làm meo giốngphải làm riêng trong phòng thí nghiệm, nên phát triển sản xuất ở nơi nào đó thì phải tổchức trạm meo cung cấp giống. – Các vi sinh vật gây nhiễm khó thấy. – Nhiều trường hợp nấm không ra hoặc sản lượng cao thấp chưa biết nguyên nhân. – Nhiều nấm bán ở dạng tươi cần tiêu thụ nhanh hoặc phải giữ lạnh. – Chưa chú ý đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật do ở nước ta vẫn còn quan niệm là nghề phụ, tranh thủ tận dụng phế liệu và lao động. 3. Các loại nấm trồng phổ biến trên thế giới. Hiện nay trên thế giới đã nghiên cứu nuôi trồng được 80 loài (trong số khoảng2000 loài nấm ăn) và đã đưa vào sản xuất thương mại hoá là 20 loài; trong đó có 8loài phổ biến được kể theo thứ tự sau : 1. Nấm mỡ hay nấm trắng có tên la tinh Agaricus bisporus/ A. bitorquis (edulis) (hình 1). 2. Nấm bào ngư hay nấm sò (gọi theo ở miền Bắc nước ta) : Pleurotus (hình 2). 3. Nấm hương hay nấm Đông-cô (gọi theo ở miền Nam nước ta) : Lentinulla edodes (hình 3). 4. Nấm rơm : Volvariella volvacea. 5. Nấm mèo hay mộc nhĩ (gọi theo ở miền Bắc nước ta) : Auricularia polytrich ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: