Danh mục

Bài giảng Nhiễm khuẩn hậu sản - BS. Nguyễn thị Tuyết

Số trang: 30      Loại file: ppt      Dung lượng: 131.00 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nhiễm khuẩn hậu sản được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể kể ra được các nguyên nhân/các yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hậu sản; trình bày được triệu chứng của các thể lâm sàng trong nhiễm khuẩn hậu sản; trình bày hướng xử trí các thể lâm sàng của nhiễm khuẩn hậu sản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nhiễm khuẩn hậu sản - BS. Nguyễn thị TuyếtBộ môn Phụ SảnTrường Đại Học Y Thái Bình Nhiễm khuẩn hậu sản Giảng viên: BS. Nguyễn thị TuyếtMục tiêu học tập1. Kể ra được các nguyên nhân/các yếu tố thuận lợi gây nhiễm khuẩn hậu sản.2. Trình bày được triệu chứng của các thể lâm sàng trong nhiễm khuẩn hậu sản.3. Trình bày hướng xử trí các thể lâm sàng của nhiễm khuẩn hậu sản.Đại cương Nhiễm khuẩn hậu sản (NKHS): là một trong những tai biến sản khoa thường gặp. đặc biệt là ở các nước đang phát triển do nhiều nguyên nhân từ cơ sở và trang thiết bị yếu kém, thực hiện quy trình khống chế nhiễm khuẩn trong lĩnh vực sức khoẻ sinh sản chưa được bảo đảm… NKHS là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ trong các tai biến sản khoa.Định nghĩaNhiễm khuẩn hậu sản: là các nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục trong thời kỳ hậu sản. Đường vào Đường máu Nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm đạo và/hoặc cổ tử cung Qua các tổn thương của sinh dục trong và sau khi đẻ: tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung bị tổn thương trong đẻ Sản dịch là môi trường tốt cho vi khuẩn Nguyên nhân Cơ sở vật chất trang thiết bị không đảm bảo vô khuẩn. Các chỉ định và kỹ thuật can thiệp không đúng thời điểm (trường hợp đang nhiễm khuẩn) trong lĩnh vực sản khoa. Chăm sóc trước, trong và sau đẻ không đảm bảo qui trình. Các nhiễm khuẩn ở đường sinh dục không được xử trí tốt trước đẻ. Chuyển dạ kéo dài, ối vỡ non, ối vỡ sớm.1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo  Đây là hình thái nhẹ nhất  Các triệu chứng: + Sốt nhẹ 38oC - 38o5 C + Vùng tầng sinh môn có biểu hiện: viêm tấy, đỏ, đau, trường hợp nặng có mủ.  Tiến triển thường tốt nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.  Điều trị: + Cắt chỉ ngắt khoảng nếu vết khâu phù nề, cắt chỉ toàn bộ nếu vết thương có tấy đỏ và mủ. + Kháng sinh đường uống hoặc đường toàn thân. + Vệ sinh tại chỗ hàng ngày bằng dung dịch Betadine 10%. 2. Viêm nội mạc tử cungĐây là hình thái nhẹ, thường gặp, nếu không điều trị kịp thời có thể đưa đến các biến chứng.1.Triệu chứng Sốt xuất hiện 2-3 ngày sau đẻ. Mạch nhanh 100 - 120 l /phút, mệt mỏi Tử cung co hồi chậm. Sản dịch hôi, có thể có mủ lẫn máu. 2. Viêm nội mạc tử cung2. Điều trị - Thuốc co hồi tử cung. - Kháng sinh đường tiêm. - Nong cổ tử cung trong trường hợp bế sản dịch. - Cấy sản dịch, sau đó điều chỉnh kháng sinh theo kháng sinh đồ. - Nạo buồng tử cung nếu có sót rau, tốt nhất sau khi đã dùng kháng sinh 24 giờ. Viêm cơ tử cung Hiếm gặp. Thường xảy ra sau viêm nội mạc không được điều kịp thời và tích cực. Tiên lượng phụ thuộc vào chẩn đoán và điều trị. Những biến chứng có thể xảy ra là viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng máu. 2.3.1. Triệu chứng Sốt cao 39-40oC, biểu hiện nhiễm trùng nặng. Viêm cơ tử cung1. Triệu chứng Sốtcao 39-40oC, biểu hiện nhiễm trùng nặng. Sản dịch hôi thối, ra máu lẫn mủ. Tử cung to mềm và nắn đau. Viêm cơ tử cung2. Điều trị Cấy sản dịch, điều trị theo kháng sinh đồ Dùng kháng sinh đường tiêm liều cao, phổ rộng và phối hợp 2-3 loại kháng sinh (Beta- Lactam, Aminosid, Metronidazol). Thuốc co hồi tử cung (oxytocin) Nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải, truyền máu nếu cần thiết. Nạo kiểm tra buồng tử cung trong trường hợp sót nhau. Cắt tử cung trong các trường hợp nặng.Viêm dây chằng và phần phụ1. Triệu chứng Xuất hiện muộn 8 -10 ngày sau đẻ Sốt, mệt mỏi Tử cung co hồi chậm, sản dịch hôi Nắn thấy khối u cạnh tử cung đau, bờ không rõ2. Tiến triển: Phụ thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị Khỏi hoặc biến thành ổ mủ, viêm phúc mạc khu trú, viêm phúc mạc toàn thể.Viêm dây chằng và phần phụ3. Điều trị Kháng sinh phù hợp với kháng sinh đồ trong hai tuần hoặc cho đến khi khỏi Thuốc co hồi tử cung Giảm đau, kháng viêm Dẫn lưu túi mủ qua âm đạo Nếu nặng phải cắt tử cung bán phần và dẫn lưu Viêm phúc mạc tiểu khung Là nhiễm khuẩn lan từ tử cung, dây chằng rộng, phần phụ, đáy chậu. Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập từ vết thương tầng sinh môn trực tiếp vào tổ chức liên kết hoặc qua hệ thống bạch huyết. Tiến triển: Có thể dẫn tới viêm phúc mạc toàn thể. Viêm phúc mạc tiểu khung1. Triệu chứng Thời gian xuất hiện 3 - 15 ngày sau đẻ Sau các hình thái khác của NKHS. Sốt cao 39 - 40oC, rét run, mạch nhanh Biểu hiện nhiễm trùng và nhiễm độc nặng Đau âm ỉ hạ vị Tiểu buốt, tiểu rát, hội chứng giả lỵ Tử cung to, đau, di động kém. Đau túi cùng sau khi khámViêm phúc mạc tiểu khung2. Điều trị Nội khoa: Điều trị kháng sinh đường tiêm liều cao, phổ rộng và phối hợp 2-3 loại (Beta- Lactam, Aminosid, Metronidazol). Ngoại khoa: Dẫn lưu mủ từ túi cùng sau qua âm đạo (tốt nhất dưới hướng dẫn siêu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: