Danh mục

Bài giảng Nội cơ sở 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Số trang: 149      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.89 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (149 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Nội cơ sở 2 giúp sinh viên ngành Y khoa trang bị kiến thức nền tảng và các ứng dụng trong lĩnh vực triệu chứng, hội chứng, cận lâm sàng bệnh lý thần kinh, nội tiết. Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: triệu chứng và hội chứng bệnh lý nội tiết; cận lâm sàng trong bệnh lý nội tiết; tiếp cận bệnh nhân sốt; rối loạn thăng bằng toan kiềm; tiếp cận bệnh nhân rối loạn nước - điện giải;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội cơ sở 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022) CHƯƠNG 5 TRIỆU CHỨNG VÀ HỘI CHỨNG BỆNH LÝ NỘI TIẾT 5.1. Thông tin chung 5.1.1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về khái niệm, triệu chứng, hội chứng của hệ nội tiết để chẩn đoán các bệnh lý về nội tiết. 5.1.2. Mục tiêu học tập 1. Mô tả một số khái niệm trong bệnh lý nội tiết thường gặp. 2. Trình bày được các đặc điểm lâm sàng, triệu chứng, hội chứng nội tiết thường gặp. 3. Chẩn đoán được các bệnh nội tiết thường gặp và các biến chứng của nó. 5.1.3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức để nắm được các vấn đề trong triệu chứng, hội chứng của bệnh lý nội tiết, đồng thời kết hợp với các cận lâm sàng để áp dụng thành thạo trong việc thăm khám và đề nghị các cận lâm sàng phù hợp và đưa ra chẩn đoán chính xác. 5.1.4. Tài liệu giảng dạy 5.1.4.1 Giáo trình Giáo trình Nội cơ sở II, Trường Đại học Võ Trường Toản năm 2017. 5.1.4.2 Tài liệu tham khảo 7. Trường Đại học Y Hà Nội, Triệu chứng học nội khoa Tập 1, Nhà xuất bản Y học. 8. Trường Đại học Y Hà Nội, Triệu chứng học nội khoa Tập 2, Nhà xuất bản Y học. 9. Trường Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh, Triệu chứng học nội khoa, Nhà xuất bản Y học 5.1.5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. 5.2. Nội dung chính 5.2.1. ĐẠI CƯƠNG Trong những năm gần đây, sự hiểu biết về các bệnh nội tiết ngày một sâu rộng nhờ thăm khám lâm sàng tỉ mỉ, kỹ càng, nhưng nhất là nhờ các phương pháp thăm dò hiện đại về X quang chụp tỷ trọng cắt lớp, sinh hoá và phóng xạ miễn dịch. Tuyến nội tiết là những tuyến tiết ra các hormon, các chất này đổ vào mạch máu đi của tuyến chính ngay ở cả tế bào của tuyến, các tĩnh mạch nằm trong tuyến, các tân mạch từ tuyến đi ra, người ta cũng thấy có những chất mang tính chất hoá học của một chất nội tiết đặc hiệu. Ngoài tuyến nội tiết kinh điển, còn có hệ thần kinh nội tiết, đó là vùng dưới đồi và một số nhân trên thị. Ngày nay, ngoài hệ thống nội tiết kinh điển và hệ thần kinh nội tiết, người ta còn thấy hệ thống nội tiết lan toả (Système de L’endocrine diffuse). Các tế bào của hệ thống nội tiết lan toả gặp trong ống tiêu hoá đường mật, tụy, đường hô hấp, bộ máy sinh dục của 2 giới, tuyến giáp, tuyến vú. Danh sách các bộ phận này còn chưa biết hết. Vai trò của các tế bào này gồm cả 2: vừa nội tiết, vừa cận nội tiết (paracrine). Nghĩa là có một tác dụng vận động tại chỗ lên chuyển hoá của các tổ chức chủ. Các chất được coi là sản xuất bởi hệ thống nội tiết lan toả là: serotonin, thyrocalcitonin, enteroglucagon, gastrin, secretin V.V… Các chất khác còn đang được làm cho rõ ràng thêm hoặc còn đang nghi ngờ. Một số cấu thành của hệ nội tiết lan toả được đơn giản hoá bởi các tính chất đặc biệt với sự hiện diện của các amin, các chất amino acid decarboxylase. Các đặc tính này không đặc hiệu. Nó thuộc về các tế bào của tuyến nội tiết kinh điển như tế bào của đảo Langerhans của tụy, tế bào của tuyến yên tiết ACTH và MSH hoặc tế bào của tuỷ thượng thận. Nó cũng thuộc các tế bào mà chức năng nội tiết chưa được chứng minh như tế bào tiểu thể của động mạch cảnh hay hắc tố bào người ta gọi hệ thống này là APUD, được hình thành bởi các chữ đầu của tiếng anh nêu lên 3 tính chất nói ở trên (Amine Precursor Uptake and Decarboxylation). Khái niệm về hệ thống nội tiết lan toả và khái niệm của loại APUD không chồng lên nhau và cũng không như nhau. Loại APUD chỉ gồm một số khu vực khác nhau của hệ thống nội tiết lan toả, kề sát dựa trên cơ sở tổ chức hoá học, cơ sở của một số tuyến nội tiết kinh điển và cơ sở của các cấu trúc không nội tiết. Các hội chứng Cushing cận ung thư, Basedow cận ung thư, ung thư tuyến giáp trạng được xếp vào loại do tổ chức APUD sinh ra và người ta gọi chúng là APUDOME. Bệnh nội tiết có thể do rối loạn của một hay nhiều tuyến, về lâm sàng, ngoài sự thay đổi ở tuyến (thay đổi về hình thể, kích thước, mật độ V.V..) bao giờ cũng có thay đổi về hình dáng và toàn thể trạng người bệnh. Các tuyến nội tiết hầu hết rất nhỏ, nằm sâu trong cơ thể (trừ tuyến sinh dục và giáp trạng) do vậy rất khó khăn trực tiếp. Vả lại các biến đổi ban đầu của chức năng nội tiết phần lớn là biến đổi về thể dịch, và sinh hoá. Do đó thăm khám tuyến nội tiết đòi hỏi phải tỉ mỉ, toàn diện kết hợp lâm sàng và các phương pháp thăm dò tuyến. Sau đó tổng hợp xem các rối loạn ấy thuộc hội chứng suy hay cường của tuyến nào. 5.2.2. KHÁM LÂM SÀNG 5.2.1.1. QUAN SÁT HÌNH DÁNG NGƯỜI BỆNH Hều hết các bệnh nội tiết đều có ảnh hưởng tới hình dáng chung của người bệnh. Cần chú ý những điểm sau đây. ...

Tài liệu được xem nhiều: