Mục tiêu 1. Trình bày được định nghĩa, dịch tễ học và nguyên nhân của viêm cầu thận cấp. 2. Mô tả được cơ chế sinh bệnh viêm cầu thận cấp 3. Phát hiện được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm cầu thận cấp. 4. Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt của viêm cầu thận cấp. 5. Điều trị được viêm cầu thận cấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng nội khoa : THẬN TIẾT NIỆU part 2 280 VIÊM CẦU THẬN CẤPMục tiêu1. Trình bày được định nghĩa, dịch tễ học và nguyên nhân của viêm cầu thận cấp.2. Mô tả được cơ chế sinh bệnh viêm cầu thận cấp3. Phát hiện được các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng viêm cầu thận cấp.4. Chẩn đoán xác định, chẩn đoán phân biệt của viêm cầu thận cấp.5. Điều trị được viêm cầu thận cấp.Nội dungI. ĐẠI CƯƠNG VÀ DỊCH TỄ HỌC1. Đại cươngHội chứng viêm cầu thận cấp là biểu hiện lâm sàng của một thương tổn viêm cấpcủa những cầu thận, đặc trưng với sự xuất hiện đột ngột hồng cầu niệu, protein niệu,phù và tăng huyết áp.Hiện nay, nhờ những tiến bộ khoa học, nhất là kỹ thuật sinh thiết thận. Người ta đềuthống nhất rằng: Viêm cầu thận cấp (VCTC) không chỉ là một bệnh đơn thuần mà làmột hội chứng gọi là hội chứng cầu thận cấp. Lý do là vì bệnh cảnh lâm sàng thườnggiống nhau nhưng tổn thương mô bệnh học lại đa dạng, bệnh phát sinh không chỉ doliên cầu mà có thể sau nhiễm tụ cầu, phế cầu, virus.Hội chứng viêm cầu thận cấpcòn biểu hiện thứ phát sau các bệnh như lupus ban đỏ hệ thống, ban dạng thấp,viêm quanh động mạch dạng nút.Viêm cầu thận cấp ác tính hay viêm cầu thận bán cấp hiện nay được gọi là viêm cầuthận thể tiến triển nhanh. Tên gọi này đặc trưng cho bệnh là tiến triển nhanh, tử vongsớm do suy thận và ít khi người bệnh qua khỏi 6 tháng nếu không được điều trị .2. Dịch tễ học2.1. Tỷ lệ mắc bệnh: tỷ lệ mắc bệnh VCTC sau nhiễm liên cầu không được biết mộtcách chính xác vì nhiều trường hợp bệnh được giữ điều trị ngay tuyến trước. Tầnsuất bệnh giảm dần ở các nước công nghiệp hiện đại, nhưng vẫn còn thường gặp ởcác nước nhiệt đới, các nước đang phát triển. (Châu Phi, vùng Caribé, Châu Á, NamMỹ...).Bệnh xuất hiện dưới dạng tản phát, hoặc có thể thành từng vụ dịch, đặc biệt ởnhững nơi đời sống vệ sinh kém (những vụ dịch ở Trinidad, Maracaibo, Minnesota)2.2. Liên quan giới và tuổi: Bệnh rất hiếm trước hai tuổi, thường gặp ở trẻ con từ 3đến 8 tuổi, trẻ nam thường gặp hơn nữ (tỷ lệ nam/nữ = 2/1). Ở người lớn ít gặp hơnso với trẻ em.II. CĂN NGUYÊNViêm cầu thận cấp có thể do nguyên nhân nhiễm khuẩn hoặc không do nhiễmkhuẩn.1. Viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩn gồm1.1. Vi khuẩn thường gây bệnh nhất là liên cầu tan huyết béta nhóm A (group A)được coi là mẫu hình của viêm cầu thận cấp. Chủng thường gây bệnh nhất là chủng12, các chủng khác (1, 2, 4, 18, 24, 25, 49, 55, 57, 60) cũng có thể gây bệnh nhưng 281hiếm gặp hơn, Thường chủng 4, 12, 24 nếu là nhiễm khuẩn ở cổ họng, chủng 14,19, 50, 55, 57 nếu là nhiễm khuẩn ngoài da (khác với thấp khớp cấp vì trong thấpkhớp cấp chủng liên cầu nào cũng có thể gây bệnh).1.2. Một số vi khuẩn khác hiếm gặp hơn cũng có thể gây viêm cầu thận cấp như tụcầu, phế cầu, thương hàn, não mô cầu, Klebsiella Pneumoniae,...1.3. Một số siêu vi gây viêm họng cấp dịch tễ, quai bị, sởi, thủy đậu, Epstein Barr,viêm gan siêu vi B, Cyto megalo Virus (CMV)...1.4. Nguyên nhân do nhiễm nấm: Histoplasmose1.5. Nguyên nhân do nhiễm ký sinh trùng: Plasmodium falciparum và Malariae,Toxoplasma Gondii, sán máng,...2. Viêm cầu thận cấp không do nhiễm khuẩn2.1. Các bệnh tạo keo: đặc biệt là luput ban đỏ hệ thống, viêm quanh động mạchdạng nút, bũtuất huyết dạng thấp.2.2. Các bệnh biểu hiện quá mẫn cảm với một số thuốc như Penicilline, Sulfamide,Vaccine hay một số thức ăn như tôm, cua...III. SƠ ĐỒ TÓM TẮT CƠ CHẾ VIÊM CẦU THẬN CẤP DO LIÊN CẦUKHUẨN Kháng nguyên (KN) Kháng thể (KT) ↓ ↓ Liên cầu tan huyết bêta - AHL (antihyaluronidaza) - ASLO (antistreptolysin O) - ANDAZA (antidesoxyribo nucleaza) - ASK (antistreptokinaza) lưu hành ↓ Phức hợp KN - KT ↓ ↓ Ứ trệ lòng cầu thận Hoạt tác các bổ thểLắng đọng các phức hợp miễn Phản ứng viêm và tăng sinh những maodịch lên màng đáy của mao quản cầu thậnquản cầu thậnIV. DẤU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG1. Trong viêm cầu thận cấp do nhiễm khuẩnDưới đây là bệnh cảnh điển hình của viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khuẩn.1.1. Lâm sàngBệnh thường gặp ở trẻ em và xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn cổ họng hoặc ngoàida từ 7-15 ngày. Nhiễm khuẩn ở ngoài da thường ủ bệnh dài ngày hơn. 2821.1.1. Giai đoạn khởi phátThường là đột ngột nhưng có thể có dấu hiệu báo trước với:- Toàn thân mệt mỏi, sốt 38-390C hoặc nhẹ hơn.- Đau vùng thắt lưng hai bên, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đau bụng, buồn nôn.- Cũng có thể bệnh nhân đến viện vì còn viêm họng, viêm da.1.1.2. Giai đoạn toàn phát- Phù: Lúc đầu thường xuất hiện ở mặt, như nặng mí mắt, phù có thể khỏinhanh, nhưng cũng có thể lan xuống chi rồi phù toàn thân. Phù trong viêm cầu thậncấp có đặc điểm:+ Phù mềm, trắng, ấn lõm để lại dấu ngón tay.+ Phù quanh mắt cá, mặt trước xương chày, mu bàn chân.Có thể phù nặng với phù toàn thân như tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù phổicấp, phù não. Phù trong viêm cầu thận cấp phụ thuộc vào chế độ ăn uống.- Đái ít hoặc vô niệu: Xuất hiện sớm, nước tiểu chỉ được 500-600ml/24giờ. Khi cóthiểu niệu (nước tiểu dưới 500ml/24giờ) hoặc vô niệu (nước tiểu dưới 100ml/24giờ)là biểu hiện suy thận cấp.- Tăng huyết áp: Tăng huyết áp cả tối đa lẫn tối thiểu, thường rõ ở hai tuần đầu.Trên 60% VCTC có tăng huyếp áp. Phù phổi cấp trong VCTC là tai biến thường gặpdo tăng huyết áp, phù và suy tim trái.- Đái máu: Ít khi đái máu đại thể, nếu có thường xuất ...